Giáo án Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận) 2024 Chân trời sáng tạo

27 14 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 79 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo Học kì 2 năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(27 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo – Bài 8
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8. HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ
(Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận)
TIẾT…… : GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Hồ Chí Minh để đọc hiểu một số tác phẩm của Người.
- Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu
biểu, độc đáo trong một văn bản nghị luận; chỉ ra mối liên hệ của chúng.
- Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận trong văn
bản để đạt được mục đích.
- Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản
nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này; nhận biết và phân
tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Viết được bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
- Biết thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.
- Biết trân trọng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; phát huy trách nhiệm của
công dân trẻ đối với cộng đồng. II. CHUẨN BỊ
1. Tri thức ngữ văn I. Về tác giả
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1890 – 1969)
1. Vài nét về tiểu sử
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 trong một gia đình nhà nho nghèo
yêu nước, quê tại làng Sen (tức làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên), huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An. Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt
Nam, đồng thời là nhà văn, nhà thơ kết tinh những phẩm chất nghệ sĩ và tâm hồn, cốt cách Việt Nam.
Suốt đời mình, Người đã hi sinh, phấn đấu cho độc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Sau thời gian học tập ở Trường Quốc học Huế, năm 1910, thầy giáo Nguyễn Tất Thành
dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết (nay
thuộc tỉnh Bình Thuận), ít lâu sau, vào Sài Gòn, rồi từ đó ra nước ngoài tìm đường cứu
nước vào năm 1911. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội
những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam ở
Pháp gửi tới Hội nghị hòa bình họp ở Véc-xây (Versailles) (Pháp) bản yêu sách Quyền
các dân tộc, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp và trong thời gian ở Pháp, Người tích cực viết báo, viết sách tuyên
truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến
năm 1941, Người chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 03 tháng
02 năm 1930, Người chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước và
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng. Đầu năm 1941, lấy tên là Hồ Chí
Minh, Người về nước thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đón thời cơ
giành độc lập dân tộc. Tháng 8 năm 1942, trong chuyến đi sang Trung Quốc nhằm tranh
thủ sự viện trợ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam, Người bị chính quyền Tưởng Giới
Thạch bắt giữ, giam cầm suốt 14 tháng ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Ra tù,
Người về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thắng lợi,
ngày 02 tháng 9 năm 1945, trong cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoa
(nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Tiếp đến, Người đã lãnh đạo hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ của dân tộc.
Với những đóng góp lón lao cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, sự phát triển
của đất nước và hạnh phúc của nhân dân, cùng những tư tưởng, đạo đức, phong cách cao
đẹp kết tinh trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
được tôn vinh là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
2. Quan điểm sáng tác văn học
Là người am hiểu quy luật và đặc trưng của hoạt động văn học, Hồ Chí Minh luôn coi
trọng vai trò của văn chương đối với sự nghiệp cách mạng và đời sống con người. Người
quan niệm văn học nghệ thuật là vũ khí đấu tranh cách mạng, văn chương nghệ thuật
trong thời đại cách mạng cần đề cao tính chiến đấu, chất “thép” và tinh thần “xung
phong” trên tuyến đầu của “mặt trận” văn hóa nghệ thuật; làm thơ, viết văn cũng là hành động cách mạng.
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Hồ Chí Minh, Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
Với nhận thức và quan niệm như vậy, khi đặt bút viết, bao giờ Người cũng tự hỏi: “Viết
cho ai?” (xác định đối tượng người đọc), “Viết để làm gì?” (xác định mục đích sáng tác);
sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (lựa chọn nội dung) và “Viết như thế nào?” (lựa
chọn sử dụng hình thức nghệ thuật). Mặt khác, Người cũng luôn tự đòi hỏi: “viết cho
hay, cho chân thật, cho hùng hồn”, tính chiến đấu không tách rời tình cảm, cảm xúc sâu
lắng, thiết tha. Quan niệm sáng tác đó giúp cho văn thơ của Người luôn mang những vẻ đẹp hài hòa:
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
(Hoàng Trung Thông, Đọc thơ Bác) 3. Di sản văn học
Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, với tâm hồn nghệ sĩ mang cốt cách Việt Nam, Hồ
Chí Minh còn để lại một di sản văn học có giá trị lớn lao về nội dung tư tưởng lẫn hình
thức nghệ thuật. Sự nghiệp văn học của Người bao gồm nhiều thể loại, trong đó các thể
loại chính gồm: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.
a. Văn chính luận: Tiêu biểu cho văn chính luận của Hồ Chí Minh là các tác phẩm
được viết ở những chặng đường, những thời điểm quan trọng có tính lịch sử của cách
mạng Việt Nam. Sau 16 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Người viết Đường
Kách mệnh (1927). Cách mạng tháng Tám thành công, để khai sinh nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Ngưòi viết Tuyên ngôn Độc lập (1945). Nhằm tập hợp, kêu gọi và phát
huy sức mạnh “toàn dân, toàn diện” trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người
viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946). Để cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân đấu
tranh thống nhất nước nhà trong những năm đầu chống đế quốc Mỹ cứu nước, Người
viết Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966). Chuẩn bị cho những ngày đi xa (1969),
Người viết bản Di chúc và ước mong “để lại muôn vàn tình thân yêu” cho toàn thể đồng bào Việt Nam.
b. Truyện và kí: Đáng chú ý là những truyện ngắn viết băng tiếng Pháp khi tác giả còn
hoạt động ở Pháp như Lời than vẫn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-
ren (Varenne) và Phan Bội Châu, Con người biết mùi hun khói ,... Bản án chế độ
thực dân Pháp - một thiên phóng sự điều tra giàu tính chính luận. Về nội dung, đây là
những tác phẩm tập trung phê phán bản chất tàn bạo, xảo trá của chế độ thực dân và
phong kiến đối với nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, đồng thời ngợi ca những
tấm gương yêu nước và cách mạng. Về hình thức nghệ thuật, đây là các truyện, kí cho
thấy một nghệ thuật tự sự linh hoạt, độc đáo, một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy
tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh. Tính tư liệu phong phú và đầy sức thuyết phục
cũng là một nét đặc sắc của những tác phẩm này, đặc biệt là thể phóng sự.
c. Thơ ca: Trước hết phải nói đến Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí). Tập thơ này ra
đời trong thời gian tác giả bị giam giữ tại các nhà tù của chính quyền Quốc dân Đảng ở
tính Quảng Tây (Trung Quốc) từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Đây là một
tập nhật kí bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài. Với tính chất “nhật kí”, Nhật kí trong tù đã
tái hiện một cách chân thực và sinh động bộ mặt của nhà tù và xã hội Trung Hoa dưới
thời Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch. Với tính chất của một tập thơ trữ tình, tác phẩm


zalo Nhắn tin Zalo