Giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo Học kì 2

457 229 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 5 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo Học kì 2 năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(457 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo – Bài 6 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6. TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ)
TIẾT…… : GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ,
hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ,…
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến
người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ; phân tích sự phù hợp giữa
chủ đềm tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm thơ.
- Nhận biết được một số biểu hiện của việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.
- Biết thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước;
nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình; nhận xét, đánh giá được nội
dung và cách thức thuyết trình.
- Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân. II. CHUẨN BỊ 1. Tri thức ngữ văn
Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình
Siêu thực thường được hiểu là sự kì lạ, khác thường, phá vỡ những quy luật thông
thường của thế giới thực tại, gợi nhắc đến sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ và của những ám ảnh vô thức.
Yếu tố siêu thực: Ngoài việc tái hiện thế giới tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của chủ thể
trữ tình, một số tác phẩm thơ trữ tình có thể xây dựng một thế giới khác lạ bằng việc sử
dụng các kết hợp từ ngữ, những hình ảnh rất xa nhau, thông thường khó liên kết với
nhau. Việc kết hợp này nhằm phá vỡ trật tự thông thường của tư duy lí tính, gợi nhắc sự
bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, ẩn ức sâu trong vô thức. Chẳng hạn, sự kết hợp giữa
hình ảnh “mặt nhật” (mặt trời) và “máu”, “khối” và “lòng tôi”, “cứng” và “si” trong thơ của Hàn Mặc Tử:
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tợ si
(Hàn Mặc Tử, Những giọt lệ)
Hình tượng và biểu tượng
Hình tượng là những hình ảnh, nhân vật được xây dựng một cách sống động, sáng tạo
trong tác phẩm, vừa phản ánh đời sống vừa thể hiện quan niệm, tư tưởng và ý đồ, tài
năng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Chẳng hạn như hình tượng Mô-na Li-sa (Mona Lisa)
trong bức tranh cùng tên của Lê-ô-na-đô đờ Vanh-xi (Leonardo da Vinci), hình tượng
nàng Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hình tượng người mẹ anh hùng trong thơ Tố Hữu,…
Biểu tượng là một loại hình ảnh đặc biệt, thông qua hình thức cụ thể, trực quan để gợi
lên những tư tưởng, triết lí có ý nghĩa sâu xa. Chẳn hạn, hình ảnh cây tre trong đời sống
và nhiều tác phẩm nghệ thuật đã trở thành biểu tượng cho những đức tính, phẩm chất
cao đẹp, cho vẻ đẹp tâm hồn của con người, dân tộc Việt Nam.
Giữ gìn và phát triển tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu nhạc tính, giàu chất tạo hình; có khả năng diễn đạt đầy đủ
và chính xác tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
Các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc đều được phản ánh trong ngôn ngữ của dân
tộc. Tiếng Việt là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt. Giữ gìn và phát triển tiếng
Việt cũng chính là giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc.
Để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, khi giao tiếp, chúng ta cần phải tuân theo những
chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, từ vựng,
ngữ pháp,… Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ
ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ) để có thể diễn tả chính xác những khái niệm mới đồng
thời làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc. Lưu ý:
1. Tiếp nhận những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ) không đồng nghĩa với
việc dùng ngôn ngữ lai căng, pha tạp; đánh mất vẻ đẹp của tiếng Việt.
2. Tuân theo những chuẩn mực và quy tắc chung của ngôn ngữ dân tộc không có nghĩa
phủ nhận hoàn toàn cho những cách diễn đạt mới, những cách diễn đạt với mục đích tạo
ra hiệu quả tu từ cho văn bản.
2. Phương tiện dạy học
- Một số tranh, ảnh có liên quan đến bài học, ví dụ: hình ảnh thôn Vĩ Dạ, bức tranh Sự dai dẳng của kí ức.
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh (nếu có).
- Giấy A1 hoặc bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Phiếu học tập, bảng biểu sơ đồ tóm tắt đặc điểm của thơ có yếu tố siêu thực.
- Bảng kiểm bài viết, bài nói – nghe của HS.
TIẾT…… : ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ. 2. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ,
hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ,. .
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến
người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ; phân tích sự phù hợp giữa
chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm thơ. 3. Về phẩm chất
- Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri
thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS nghe một ca khúc về xứ Huế và yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc, hiểu biết của
mình về xứ Huế mộng mơ.
https://www.youtube.com/watch?v=FoLTmhG_reQ (Bài hát: “Ai ra xứ Huế” – chuẩn
giọng Huế - Quang Lê và Ngọc Hạ)
https://www.youtube.com/watch?v=aRjg6oSrY7U (Bài hát: “Nàng thơ xứ Huế” – Hình
ảnh con người, giọng điệu, con gái Huế - Thùy Chi)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận


zalo Nhắn tin Zalo