Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: ...........................
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ: ................................ ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9
LIPIT - CARBOHYDRATE - PROTEIN - POLYMER
Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
‒ Hệ thống hóa được kiến thức về chủ đề 9
‒ Luyện tập các bài tập trắc nghiệm và tự luận theo yêu cầu cần đạt của chủ đè 2. Về năng lực a) Năng lực chung
‒ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác hoàn thành các nội dung ôn tập
về chất béo, lipid, carbohydrate, protein và polymer.
‒ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trao đổi với các bạn trong
lớp về các nội dung ôn tập chủ đề.
‒ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
‒ Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức trọng tâm
của chủ đề bằng các sơ đồ, bảng biểu; Tổng kết mối liên hệ các kiến thức trong chủ đề.
‒ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng các thông tin, dữ liệu khoa học về chất béo,
carbohydrate, protein và polymer để ôn tập kiến thức chủ đề.
‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ
năng cơ bản vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề. 3. Về phẩm chất
‒ Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
‒ Tích cực, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội
dung ôn tập về chủ đề lipip, chất béo, carbohydrate, protein và polymer.
‒ Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học
tập, vận dụng mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh, video, máy chiếu. - Bảng A,B,C,D - Bảng nhóm - Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 1 Trắc nghiệm
Câu 1. Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân? A. Tinh bột. B. Cellulose. C. Saccharose. D. Glucose.
Câu 2. Thuỷ phân tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức A. C17H35COONa. B. C2H5COONa. C. CH3COONa. D. C15H31COONa.
Câu 3. Nhai cơm chậm trong miệng thấy có vị ngọt vì:
A. Trong cơm có đường saccharose.
B. Cơm là tinh bột, do xúc tác của enzyme trong nước bọt nên tinh bột bị thủy phân thành glucose.
C. Trong cơm có đường glucose.
D. Trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt.
Câu 4. Tính chất của polymer là
A. Polymer thường là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.
B. Polymer chỉ được tạo ra từ con người và không có trong tự nhiên.
C. Polymer là những chất dễ tan trong nước.
D. Polymer là chất dễ bay hơi.
Câu 5. Tại sao người bị tiểu đường phải hạn chế ăn trái cây chín ngọt?
A. Trong trái cây chín ngọt có nhiều chất kháng ilsulin.
B. Trong trái cây chín ngọt chứa nhiều đường glucose.
C. Trái cây chín ngọt có chứa chất gây hạ đường huyết.
D. Trái cây chín ngọt có chứa chất gây béo phì.
Câu 6. Monomer nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra PE? A. methane. B. ethylene. C. acethylene. D. Vinyl chloride.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid giống nhau tạo nên.
C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.
D. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử acid amin tạo nên.
Câu 8. Chất dẻo là
A. Vật liệu tạo nên từ cao su lưu hóa.
B. Vật liệu được tạo ra từ polymer có tính dẻo gọi là chất dẻo.
C. Vật liệu làm từ cellulose có tính dẻo dai gọi là chất dẻo.
D. Vật liệu được tạo ra polymer có chứa lưu huỳnh gọi là chất dẻo.
Câu 9. Để phân biệt các dung dịch: ethylic alcohol, acetic acid và glucose. Người ta dùng
A. Giấy quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3.
B. Giấy quỳ tím và Na.
C. Na và dung dịch AgNO3/NH3.
D. Na và dung dịch HCl.
Câu 10. Một polymer (Y) có cấu tạo mạch như sau: … –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– CH2– …
Công thức 1 mắt xích của polymer (Y) là
A. –CH2 –CH2 –CH2 –.
B. –CH2 –CH2 – CH2 –CH2 –. C. –CH2 –. D. –CH2 –CH2 –.
PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 2
Câu 1. Khi để một đoạn mía lâu ngày trong không khí, thấy đầu đoạn mía thường có
mùi của ethylic alcohol. Giải thích hiện tượng trên.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 2. Có ba chất rắn: tinh bột, cellulose, saccharose. Nêu cách phân biệt ba chất trên.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 3. Quá trình sản xuất ethylic alcohol từ tinh bột có thể biểu diễn theo sơ đồ:
Biết hiệu suất chung của quá trình trên là 50%. Viết phương trình hóa học của các phản
ứng theo sơ đồ trên. Tính khối lượng ethylic alcohol thu được từ 1 tấn tinh bột.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 4. Khi cho chanh hoặc giấm vào sữa tươi và sữa đậu nành thấy có kết tủa xuất hiện. Giải thích.
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 5. Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp để điều chế
polystyrene và trùng hợp CF2 = CF2 để điều chế poly(tetrafloroethylene)
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi-đáp
- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, trò chơi học tập, sơ đồ tư duy.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho HS, hệ thống sơ lược nội dung liên quan bài học.
b) Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn?”
Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn?”
Cho HS quan sát các hình: Cho biết tên bài/chất nào đang được đề cấp trong chủ đề 9
- Lần lượt từng HS lên bảng viết câu trả lời
Giáo án Ôn tập chủ đề 9 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
154
77 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 9 Cánh diều.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(154 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)