3. Vì sao con đường làng vào mùa
thu bỗng "như quen, như lạ"?
Mùa thu
Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động,
trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá
cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những
hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.
Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh
trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi
trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến
giữa mùa thu.
Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường
làng bỗng như quen, như lạ. Mỗi sớm đến trường,
bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những
bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban
mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ
xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay
vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.
Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên
đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng,
lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì
tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng
bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài
ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến những chú
chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong
kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai
như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung
linh những ước mơ.
Theo Huỳnh Thị Thu Hương
Con đường làng vào mùa thu
bỗng “như quen, như lạ” bởi
đây là con đường quen thuộc,
hằng ngày tác giả vẫn đi,
nhưng hôm nay, con đường ấy
trở nên lạ hơn, đẹp hơn bởi sự
thay đổi của tiết trời và cảnh vật
vào mùa thu.