Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… TUẦN 29:
BÀI 19: ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
Đọc: Đi hội Chùa Hương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Đi hội chùa Hương, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể
hiện vẻ đẹp của chùa Hương thơ mộng, thể hiện cảm xúc của người đi hội trước cảnh đẹp
và không khí lễ hội ở chùa Hương.
- Nhận biết được vẻ đẹp của chùa Hương qua cảnh vật thiên nhiên (có hoa lá, có hương
thơm, có âm thanh của tiếng nhạc, lời ca...), qua không khí lễ hội (đông vui, tấp nập....),
qua ý nghĩa của lễ hội (để lễ Phật, để ngắm cảnh đẹp đất nước, để trao gửi yêu thương....).
- Hiểu được những cảm xúc chân thực, niềm tự hào của tác giả đối với quê hương, đất nước.
- Thêm yêu quý, trân trọng cảnh đẹp, lễ hội ở quê hương; biết đồng cảm với niềm vui, niềm
tự hào của bạn bè và người xung quanh về cảnh đẹp quê hương. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực
tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm
nhận về câu văn hay trong bài đọc). 3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, cảnh đẹp quê hương.
- Bồi dưỡng sự đồng cảm với bạn bè và mọi người xung quanh về cảnh đẹp quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4, phiếu bài tập.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về các lễ hội trên các miền đất nước vào màu xuân.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh - SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học (các lễ hội dân gian trên các
miền đất nước, tiết mục biểu diễn trong lễ hội vào mùa xuân) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ÔN BÀI CŨ
- GV mời 1 - 2 HS đọc thuộc bài Bước màu xuân. - HS đọc bài.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc cho thấy thiên - HS lắng nghe GV nêu câu
nhiên đẹp như thế nào khi mùa xuân về? hỏi.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng - HS trả lời.
nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra ý chính cho đáp án: - HS lắng nghe, tiếp thu.
Thiên nhiên khi mùa xuân về hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:
+ Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo, cỏ xanh,
hoa cải vàng, hoa vải trắng.
+ Hương vị: gió thơm hương lá, hoa vải thơm lừng bên sông.
+ Âm thanh: dế mèn hãng giọng, chim ríu rít như trẻ con
cười, mùa xuân đang nói, xôn xao, thầm thì,...
+ Chuyển động: nụ xoè tay hứng nắng, gió gọi mầm cây
vươn lên, chim chuyển trong vòm lá, ong bay, chỗ nào
cũng gặp bước mùa xuân đi
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học. b. Cách tiến hành
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về lễ hội mùa - HS quan sát hình ảnh. xuân ở nước ta: Lễ hội Gò Đống Đa Lễ hội chợ Viềng Lễ hội Cầu ngư Lễ hội đua thuyền - HS làm việc nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 HS: Giới thiệu
một lễ hội mùa xuân mà em biết theo các ý sau: + Thời gian. + Địa điểm.
+ Các hoạt động trong lễ hội.
+ Ý nghĩa của lễ hội. - HS trình bày.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV đưa ra một số đáp án tham khảo:
+ Lễ hội Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh):
từ mùng 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài đến hết
tháng 3 âm lịch. Lễ hội Yên Tử có các hoạt động rước
kiệu, dâng lễ, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, múa lân sư
rồng, biểu diễn võ thuật cổ truyền chơi trò chơi dân
gian,... Lễ hội nhằm tôn vinh công đức của Phật Hoàng
Trần Nhân Tông – người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm.
+ Lễ hội Cầu Ngư (các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ): tổ
chức vào tháng Giêng hằng năm; thể hiện phong tục thờ
cúng Cá Ông với mong muốn cầu cho một năm mưa
thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang. Hoạt động trong lễ
hội: lễ rước kiệu, múa lân sư rồng, lễ cầu an, hát bội,...
+ Lễ hội núi Bà Đen (thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh): từ mùng 4 Tết và kéo dài suốt tháng Giêng. Vị thẩn
thờ chính trên núi là Bà Đen (còn gọi là Linh Sơn Thánh
Mẫu). Trong lễ hội, diễn ra hoạt động rất thiêng liêng là
tắm và thay áo cho tượng Bà. Cùng với đó là các hoạt
động hát bóng rối chầu mời, múa dâng bông, dâng mâm
ngũ sắc, múa đồ chơi (múa lu, múa lục bình, múa bông
huệ...). Du khách tới lễ hội để dâng hương, cầu bình an, may mắn,...). - HS quan sát tranh minh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.89, họa, lắng nghe và tiếp thu.
dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
Bài đọc Đi hội chùa Hương là bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của
chùa Hương, lễ hội chùa Hương và thể hiện tình cảm của
Giáo án Tuần 29 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
272
136 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Tiếng việt lớp 4 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Tiếng việt 4 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(272 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)