ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - MÔN: SINH HỌC
BIÊN SOẠN: THẦY THỊNH NAM – ĐỀ SỐ: 01
(Đề thi bám sát ma trận và xu thế đề thi THPT Quốc gia năm)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:...................................................................................................
Số báo danh:................................................................
Câu 81: Cơ quan tương đồng là
A. Những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên một cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình
phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình
phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát
triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
D. Những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có các chức năng tươnu tự nhau cho nên
có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 82: Menđen tìm ra qui luật phân li trên cơ sở nghiên cứu phép lai
A. Hai cặp tính trạng.
B. Một cặp tính trạng.
C. Một hoặc nhiều cặp tính trạng.
D. Nhiều cặp trạng.
Câu 83: Tiến hoá nhỏ là
A. Là quá trình biến đổi vốn gen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
B. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu hình và kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mói.
C. Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
D. Là quá trình biến đổi thành phần hình và vốn gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
Câu 84: Ở một loài thực vật, các gen di truyền độc lập có gen A quy định cây cao, a quy định cây thấp; B
quy định cây quả đỏ, b quy định cây quả trắng. Trong một phép lai thu được kiểu hình cây thấp, quả trắng
chiếm tỉ lệ 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là A. AaBB x aaBb. B. Aabb x AaBB. C. AaBb x AaBb. D. AaBb x Aabb.
Câu 85: Gọi A, T, G, X các loại Nuclêôtit trong ADN (hoặc gen). Tương quan nào sau đây không đúng? A. (A + X)/(T + G) = 1. B. %(A + X) = %(T + G). C. A + T = G + X. D. A + G = T + X.
Câu 86: Khi lai các cây đậu thuần chủng hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ
phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Có thể kết luận phép lai trên tuân theo quy luật
A. Tương tác bổ sung.
B. Phân li độc lập. C. Phân li.
D. Trội lặn không hoàn toàn.
Câu 87: Môi trường là
A. Khoảng khu vực sinh vật di chuyển và hoạt động, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp
tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián
tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Trang 1/13
C. Khoảng không gian kiếm ăn, hoạt động và sinh sản của sinh vật, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi
trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng của sinh vật.
D. Khoảng không gian sống bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác
động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 88: Tiêu hóa là quá trình
A. Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.
B. Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. Làm thay đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
D. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.
Câu 89: Các nuclêotit trên mạch đơn của ADN được kí hiệu,: và Biểu
thức nào sau đây là đúng: A. B. C. D.
Câu 90: Kiểu hình được tạo thành là
A. Do bố truyền cho qua quá trình giảm phân và thụ tinh.
B. Kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
C. Do mẹ truyền cho qua quá trình giảm phân và thụ tinh.
D. Kết quả tổ hợp các tính trạng có chọn lọc của bố và mẹ.
Câu 91: Nhiễm sắc thể (NST) kép được cấu tạo từ:
A. Hai NST đơn dính nhau qua tâm động.
B. Hai crômatit dính nhau qua tâm động.
C. Hai sợi nhiễm sắc dính nhau qua tâm động.
D. Hai NST tương đồng.
Câu 92: Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành? A. Tế bào vỏ rễ.
B. Tế bào biểu bì.
C. Tế bào mạch gỗ ở rễ. D. Tế bào nội bì.
Câu 93: Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước có trình tự là
A. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào; cắt và nối 2 loại ADN bởi cùng một loại
enzim; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B. Tạo ADN tái tổ hợp; phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp ; đưa ADN tái tổ hợp và tế bào nhận.
C. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận; cắt và
nối 2 loại ADN bởi cùng một loại enzim.
D. Tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp và tế bào nhận; phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Câu 94: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng
khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Số loại kiểu gen khác nhau ở F2 là: A. 3n B. 2n C. (1:2:1)n B.(1:1)n. Câu 95: Vốn gen là
A. Tập hợp tất cả các gen có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.
B. Tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.
C. Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.
D. Tập hợp tất cả các alen cùng quy định một tính trạng ở một thời điểm nhất định.
Câu 96: Hiệu suất sinh thái là Trang 2/13
A. Tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá giữa các bậc dinh dưõng trong hệ sinh thái.
B. Tỉ lệ phần trăm lượng chất khô chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C. Tỉ lệ phần trăm lượng thức ăn chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
D. Tỉ lệ phần trăm năng lượng bị thất thoát giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu 97: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số liên kết hiđro là 3900. Có hiệu số giữa nuclêôtit loại G
và nuclêôtit loại khác là 300. Tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen trên là: A. 0,67. B. 0,60. C. 1,50. D. 0,50.
Câu 98: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây
thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây cao so với tổng số cây cao ở F1 là A. B. C. D.
Câu 99: Theo quan niệm hiện đại. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. Sự phân hoá khả năng ngụy trang của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Sự phân hoá khả năng kiếm mồi của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Sự phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Sự phân hoá khả năng tự vệ của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 100: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20-30°C, khi nhiệt độ xuống dưới
0°C và cao hơn 40°C, cây ngừng quang hợp. Kết luận đúng là khoảng nhiệt độ
1. 20 - 30°C được gọi là giới hạn sinh thái
2. 20 - 30°C được gọi là khoảng thuận lợi
3. 0- 40°C được gọi là giới hạn sinh thái
4. 0- 40°C được gọi là khoảng chống chịu
5. 0°C gọi là giói hạn dưới, 40°C gọi là giới hạn trên. A. 1,2,3. B. 2,3,5. C. 1,4,5. D. 3,4,5.
Câu 101: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:
I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi
tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.
II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác
nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn
IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và
được hấp thụ vào máu. A. II, III, IV. B. I, II, III. C. I, III, IV. D. I, II, IV.
Câu 102: Ý có nội dung sai khi nói về chu trình cacbon là
A. CO2 tham gia vào chu trình cacbon qua quá trình quang hợp.
B. CO2 tham gia vào chu trình cacbon qua quá trình hô hấp.
C. CO2 được tạo ra qua quá trình hô hấp, sản xuất, giao thông vận tải.
D. Trong bầu khí quyển, CO2 khá ổn định hàng triệu năm nay.
Câu 103: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
I. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải. Trang 3/13
II. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
III. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
IV. Không cần tiêu tốn năng lượng. Số đặc điểm đúng là A 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 104: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc điểm của điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân thực?
I. Cơ chế điều hoà phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
II. Có nhiều mức điều hoà, qua nhiều giai đoạn: từ NST tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
III. Điều hoà dịch mã là điều hoà lượng mARN được tạo ra.
IV. Điều hoà sau dịch mã là quá trình làm biến đổi prôtêin để có thể thực hiện được chức năng nhất
định. Những prôtêin không cần thiết, dư thừa sẽ được phân giải tạo axit amin dự trữ hoặc làm ổn định độ pH của huyết tương. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 105: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ
thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được Fl toàn cây hoa đỏ. Fl tự thụ phấn, thu
được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của
gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
II. Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.
III. Nếu cho các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với các cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
IV. Màu sắc hoa là kết quả sự tương tác giữa các gen không alen. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 106: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quần thể sinh vật?
I. Tỉ lệ giới tính đặc trưng cho từng loài và không thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cá thể.
II. Mật độ cá thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng không ảnh hưởng đến khả năng tử vong của cá thể.
III. Mật độ cá thể đặc trưng cho từng loài sinh vật và không thay đổi theo mùa.
IV. Kích thước quần thể thưòng tỉ lệ nghịch với kích thước của cơ thể sinh vật. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1
Câu 107: Các phát biểu sau đây về thể đa bội:
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường.
II. Đa số các loài thực vật là thể dị đa bội.
III. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
IV. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n được gọi là thể dị đa bội.
Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 108: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây: Trang 4/13
Bộ 45 đề thi Sinh Học THPT Quốc gia năm 2023 - Thịnh Nam
467
234 lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ 45 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh Học năm 2022-2023 có lời giải chi tiết được thầy Thịnh Nam biên soạn công phu bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(467 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)