Lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều (cả năm)

699 350 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Lý thuyết
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 21 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi lý thuyết Lịch sử lớp 7 mới nhất năm 2022 - 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Lịch sử lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(699 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Từ thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc phương Bắc từng bước tràn xuống xâm
nhập La Mã, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở đế quốc này => Tới năm 476, đế quốc La Mã sụp đổ.
- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã:
* Về chính trị:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
+ Lập ra nhiều vương quốc mới, như: Phơ-răng, Đông Gốt, Tây Gốt…
Lược đồ các vương quốc ở Tây Âu (thế kỉ V – VI)
* Về kinh tế: chiếm đoạt ruộng đất của quý tộc, chủ nô Rô-ma rồi phân phong cho các
thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
* Về văn hóa:
+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy.
+ Tiếp thu Thiên Chúa giáo, xây dựng nhà thờ.


- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình
thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ.
Nhà vua phân phong ruộng đất cho quý tộc, quý tộc trở thành lãnh chúa
+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.
- Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu
- Đến thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành.
- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.


Tranh minh họa về lãnh địa phong kiến
- Đặc điểm về kinh tế:
+ Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
+ Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như: dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí…
+ Nền kinh tế mang tính chất: tự cấp, tự túc; nông nô chỉ mua muối và sắt; ít có sự trao
đổi, buôn bán với bên ngoài.
- Đặc điểm về xã hội:
+ Cư dân trong lãnh địa gồm gia đình lãnh chúa và nông nô.
+ Các lãnh chúa không tham gia vào sản xuất; sống xa hoa trong lâu đài, dinh thự và có
quyền cai trị như một ông vua trong lãnh địa của mình.


+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính tạo ra mọi của cải vật chất; họ nhận ruộng đất của
lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô và đóng nhiều loại thuế, như: thuế đường, thuế cầu, thuế cưới xin…
Nông nô làm việc trong lãnh địa
3. Thành thị Tây Âu thời trung đại


zalo Nhắn tin Zalo