Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức (Đề 10)

5.1 K 2.6 K lượt tải
Lớp: Lớp 3
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Cuối kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 3.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(5146 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 10
PHÒNG GD & ĐT ……………….…..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: ……………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối
Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) – Thời gian làm bài 30 phút
Đọc thầm bài văn sau: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
Tết trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ
nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín,
để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy
thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên
hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ
của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái
đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ trong
suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên
đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt
không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm
một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh...”
(Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú )


* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào? (0,5 điểm)
A. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi
chín, một nải chuối ngự và bó mía tím.
B. Một nải chuối, một lồng đèn, một hộp bánh.
C. Một quả bưởi, một quả ổi, một nải chuối ngự.
D. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, một nải chuối, một lồng đèn, một hộp bánh.
Câu 2: Tâm thích nhất cái gì? (0,5 điểm) A. Mâm cỗ của mẹ.
B. Đèn ông sao của bạn Hà. C. Đồ chơi của mình. D. Ba lá cờ con
Câu 3: Chiếc đèn ông sao của bạn Hà có đặc điểm gì? (0,5 điểm)
A. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt
B. Ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc.
C. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.


Câu 4: Chi tiết nào cho thấy cuộc rước đèn trung thu rất vui? (0,5 điểm)
A. Trẻ con bập bùng trống ếch rước đèn.
B. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt.
C. Tâm và Hà cùng cầm chung cái đèn, reo : “Tùng tùng tùng, dinh dinh...”
D. Trẻ con reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh!...”
Câu 5: Em thích hoạt động nào nhất trong ngày Tết Trung thu? Vì sao? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… …………
Câu 6: Xếp các từ ngữ sau vào các nhóm thích hợp: (1 điểm)
cao lớn, mềm mại, hiền lành, độc ác, dẻo dai, bụ bẫm, vị tha, vuông vắn
Từ chỉ đặc điểm
Từ chỉ đặc điểm
Từ chỉ đặc điểm tính cách hình dáng tính chất
….………………………. ….……………………… ….……………………….
….………………………. ….……………………… ….……………………….
….………………………
….……………………… ….………………………..
Câu 7: Hãy nối vế câu ở cột A với ý thích hợp ở cột B phù hợp với nội dung
bài đọc. (0,5 điểm) A B 1. Mẹ Tâm rất bận
a. bập bùng trống ếch rước đèn.
2. Tâm đem mấy thứ đồ chơi
b. nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ. 3. Trẻ con bên hàng xóm c. bày xung quanh mâm cỗ.
Câu 8: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1.5 điểm) Cây răng sư tử


Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với
những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó
là cây răng sư tử. Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa
trút bỏ cái trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo màu nắng được thay bằng cái áo trắng
muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh.
a. Viết một câu văn nêu đặc điểm về hoa hoặc lá của cây răng sư tử.
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… …………
b. Viết lại câu có hình ảnh so sánh có trong bài đọc “Cây răng sư tử”
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… …………
c. Hình ảnh so sánh giúp em cảm nhận được điều gì?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… …………
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15 phút)
Hành trình của hạt mầm
Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy,
tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh
khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của
cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát.
II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút)
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật quê hương em.


zalo Nhắn tin Zalo