Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo (Đề 5)

1.4 K 677 lượt tải
Lớp: Lớp 2
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 2.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1354 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 5
PHÒNG GD & ĐT ……………….…..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: ……………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối
Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
VẺ ĐẸP HOA BAN TÂY BẮC
Hoa ban nở rộ vào dịp tháng hai, tháng ba dương lịch. Những cơn mưa xuân
như đánh thức cả rừng hoa ban sau một giấc ngủ dài. Cây ban như loại cây sim
sống bền bỉ. Trên đồi cằn cỗi, cỏ tranh khô héo nhưng cây ban vẫn xanh tươi. Hoa
ban năm cánh trắng, phơn phớt hồng tím, nhụy ban rất ngọt, các loài ong rất ưa
thích. Cánh hoa ban vừa ngọt, vừa bùi, người Thái thường lấy về đồ chín trộn với
giấm, vừng thành một món nộm, ăn rất lạ.
Lá ban hình móng bò, người Thái bảo hình “đôi trái tim ghép lại”. Quả ban
giống như quả bồ kết, hạt già đồ chín ăn ngon như hạt đậu. Người Thái rất yêu hoa
ban, nên ngày Tết trên bàn thờ luôn có cành hoa ban để dâng cúng, tỏ lòng thành
kính với tổ tiên. Với tuổi trẻ, hoa ban là ước mơ trẻ mãi không già, nhiều nghị lực và tình yêu bền vững. (Theo: Ngọc Anh)


* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Bài văn nói về loài hoa nào của Tây Bắc? (0,5 điểm) A. Hoa lan B. Hoa đào C. Hoa ban
Câu 2: Vẻ đẹp của hoa ban được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)
A. Hoa ban năm cánh hồng phơn phớt, cánh hoa ban vừa ngọt vừa bùi.
B. Hoa ban năm cánh tím, phơn phớt trắng hồng, nhụy ban bùi và ngọt.
C. Hoa ban năm cánh trắng, phơn phớt hồng tím, nhụy ban rất ngọt.
Câu 3: Câu nào nêu lên sức sống mãnh liệt của cây hoa ban? (0,5 điểm)
A. Hoa ban nở rộ vào dịp tháng hai, tháng ba dương lịch.
B. Sống bền bỉ, trên đất đồi cằn cỗi, cây ban vẫn xanh tươi.
C. Hoa ban là ước mơ trẻ mãi không già.
Câu 4: Hoa ban tượng trưng cho điều gì? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….


Câu 5: Gạch chân một từ không thuộc nhóm trong dãy từ sau: (0,5 điểm)
Trắng, hồng tím, tươi tốt, xanh biếc, đỏ thắm
Câu 6: Đặt một dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: (1 điểm)
Hàng nghìn đời nay hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc.
Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm sau: (1 điểm)
Khi mùa xuân đến, hoa ban nở rộ khắp núi rừng Tây Bắc. ………………….
…………………………………………………………………………. …………………….
……………………………………………………………………….
Câu 8: Em yêu quý loài hoa nào? Vì sao? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết Sự tích hoa đào
Ngày xửa ngày xưa, có một cây hoa đào đã mọc trên núi Sóc Sơn – Bắc Việt
rất lâu rồi. Cành lá của cây đào vô cùng to lớn, hoàn toàn khác với những cây đào
khác, bóng cây rộng đến mức đủ che kín cả một vùng.
(Theo Truyện cổ tích Việt Nam)
II. Tập làm văn (6 điểm):


Đề bài: Em hãy viết 4 – 5 câu về tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường. Gợi ý: 1. Tên ngày hội 2. Hoạt động
3. Âm thanh, hình ảnh, người 4. Cảm xúc GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) Câu 1 2 3 Đáp án C C B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
Câu 4. (1 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo