ĐỀ 6
MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Mức độ nhận thức Nội dung Vận Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu dụng cao - Hiểu được - Nhận ra nội dung, mà
phương thức văn bản muốn
biểu đạt gửi tới người Đọc - hiểu chính của bài đọc. văn bản thơ. - Xác định và
- Xác định nêu vai trò của
mục đích nói yếu tố nghị và kiểu câu. luận trong câu văn. - Số câu: 2 2 4 - Số điểm: 1 2 3 - Tỉ lệ: 10% 20% 30% Viết đoạn Tạo lập văn Tạo lập văn với bản nghị luận văn bản chủ đề về một tác cho sẵn. phẩm truyện. - Số câu: 1 1 2 - Số điểm: 2 5 7 - Tỉ lệ: 20% 50% 70% Tổng số câu: 2 2 1 1 6
Tổng số điểm: 1 2 2 5 10 Tỉ lệ: 10% 20% 20% 50% 100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT …….. Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy
ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng
lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chi viết lên cát:
“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc
nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh.
Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt
nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?"
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời
gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và
khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.160)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Xét theo mục đích nói, câu văn Tại sao khi tôi xúc phạm anh,
anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá? thuộc kiểu câu gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Trong đoạn trích, người bạn được cứu khỏi chìm xuống nước,
khi lên bờ, anh ta đã làm gì? Vì sao anh ta làm như vậy?
Câu 4 (1,0 điểm). Xác định một câu văn trong đoạn trích có yếu tố nghị luận. Chỉ
ra vai trò của yếu tố ấy trong đoạn trích.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống.
Câu 6 (5,0 điểm). Phân tích hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), từ đó
làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1
Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, nghị (0,5 điểm) luận. Câu 2
Thuộc kiểu câu nghi vấn. (0,5 điểm) Câu 3
- Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm (1,0 điểm)
nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
- Vì anh muốn khắc ghi những điều tốt đẹp, những điều ấy khắc
lên đá sẽ tồn tại lâu hơn. Câu 4
“Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, (1,0 điểm)
nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi
tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận
lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 5
- Giới thiệu vấn đề: giới thiệu lòng bao dung trong cuộc sống (2,0 điểm)
Là một trong những đạo lí tốt đẹp của dân tộc chúng ta đó là lòng khoang dung. - Bàn luận vấn đề:
+ Giải thích thế nào là lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống:
+ Bao dung và vị tha là rộng lòng tha thứ cho người phạm lỗi lầm
+ Không chỉ thế bao dung còn cảm thông với khuyết điểm và
nhược điểm của người khác
+ Những biểu hiện của lòng bao dung trong cuộ sống:
+ Bao dung là tha thứ cho người khác
+ Biết nhường nhịn và chia sẻ, thậm chí có thể hi sinh
+ Bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hay cho xã hội
+ Bao dung khác với ích kỉ, căm ghét,….
+ Ý nghĩa của lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống:
+ Bao dung là một cách cư xử cao quý
+ Là một phẩm chất đạo lí tốt đẹp
+ Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
+ Phê phán những người không có lòng bao dung:
+ Những thái độ ganh gét, đố kị là không tốt
+ Bao dung không có nghĩa là bao che, che giấu tội ác
+ Hãy sống và thực hiện bao dung theo chuẩn mực xã hội.
- Kết thúc vấn đề nêu cảm nghĩ của em vê lòng bao dung trong cuộc sống
+ Đây là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc
Document Outline
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……..
- KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT