SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 LIÊN TRƯỜNG THPT Môn thi: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút
(Đề thi có 04 trang)
(không kể thời gian phát đề) Đề gốc
Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... (mã đề lẻ)
PHẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu
hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide? A. Glucose. B. Saccharose. C. Fructose. D. Cellulose.
Câu 2. Trong số các ion kim loại gồm: Fe2+, Cu2+, Ag+ và Ni2+, ion có tính oxi hóa yếu nhất (ở điều kiện chuẩn) là A. Fe2+. B. Ag+. C. Ni2+. D. Cu2
Câu 3. Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau: Cặp oxi hoá – Cu2+/Cu Ag+/Ag Zn2+/Zn Ni2+/Ni khử Thế điện cực +0,340 +0,799 –0,763 –0,257 chuẩn (V)
Sức điện động chuẩn lớn nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là A. 1,239 V. B. 1,560 V. C. 1,783 V. D. 1,562V.
Câu 4: Trong thí nghiệm pin điện hóa chuẩn Zn-Cu.
Để chỉ số của volt kế giảm ta có thể thực hiện như sau:
A. Thay Cu bằng Ag và thay dung dịch Cu2+ bằng dung dịch Ag+.
B. Thay Zn bằng Fe và thay dung dịch Zn2+ bằng dung dịch Fe2+.
C. Thay Zn bằng Mg và thay dung dịch Zn2+ bằng dung dịch Mg2+
D. Thay Cu bằng Pt và thay dung dịch Cu2+ bằng dung dịch Pt2+
Câu 5. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2? A. Propene. B. Methane. C. Ethyne. D. Ethene.
Câu 6. PE là một polymer thông dụng, dùng làm chất dẻo (chất dẻo chứa PE chiếm gần 1/3 tổng lượng
chất dẻo được sản xuất hàng năm). Trong đời sống, PE được dùng làm màng bọc thực phẩm, túi nylon,
bao gói, chai lọ đựng hoá mĩ phẩm,... PE được điều chế từ monomer nào sau đây? A. Ethylene. B. Propylene. C. Styrene. D. Vinyl chloride.
Câu 7. Có 4 ống nghiệm đựng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Nhỏ từ từ vào từng ống nghiệm và khuấy
đều dung dịch đựng các chất riêng rẽ sau: lòng trắng trứng, methylamine, aniline, glycine. Có bao nhiêu
ống nghiệm chứa chất hoà tan được Cu(OH)2? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4
Câu 8. Amphetamine (còn được gọi là hồng phiến) là một dạng chất ma tuý có tác dụng gây kích thích
thần kinh, tăng cường sức chịu đựng, tăng cảm giác hưng phấn, nếu sử dụng quá liều sẽ gây nghiện, dẫn
đến lạm dụng; ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh; gây rối loạn nhịp tim, tăng hoặc giảm huyết áp; gây rối
loạn nhịp thở, co giật; suy nhược cơ thể... Amphetamine có cấu tạo như sau:
Cho các phát biểu sau đây:
(a) 1 mol amphetamine tác dụng tối đa với 1 mol HCl.
(b) Amphetamine là amine bậc 2.
(c) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol amphetamine mol thu được 0,1 mol N2.
(d) Công thức phân tử của amphetamine C9H12N.
(e) Ở điều kiện thích hợp, amphetamine có thể tham gia phản ứng cộng H2 theo tỷ lệ mol 1:3. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3 C. 5. D. 4.
Câu 9. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một đơn vị uống chuẩn (ly tiêu chuẩn) chứa 10 gam cồn
(ethanol). Ở người có cơ chế chuyển hoá bình thường, sau một giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hoá hết
một đơn vị cồn trong 1 ly tiêu chuẩn. Anh Tuấn đi chơi Pickleball về có ghé qua 1 quán bia gần nhà và
uống hết 5 lon bia giống nhau có nồng độ cồn là 50. Tính thời gian tối thiểu để anh Tuấn chuyển hoá hết
lượng cồn nằm trong bia mà anh đã uống vào cơ thể. Biết rằng: 1 lon bia có thể tích 330mL và khối lượng
riêng của ethanol là 0,8g/mL. A. 6,60 giờ. B. 9,90 giờ. C. 5,84 giờ. D. 8,25 giờ.
Câu 10. Poly(ethylene terephthalate) (viết tắt là PET) được điều chế theo sơ đồ phản ứng sau:
nHO–CH2–CH2–OH + nHOOC–C6H4–COOH ⃗ t o + 2nH2O
PET có mã số kí hiệu trên sản phẩm là số 1 (như hình) và thuộc loại polymer nhiệt dẻo phổ
biến nhất, có thể tái chế và được sử dụng chế tạo dệt sợi may quần áo, thảm, đồ hộp đựng
chất lỏng và thực phẩm…Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng oxygen là A. 33,33%. B. 53,09%. C. 61,85%. D. 62,50%.
Câu 11. Benzyl acetate là ester có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl acetate (C6H5: gốc phenyl) là A. C2H5COOC6H5. B. CH3COOC6H5. C. C6H5COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5
Câu 12. Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là A. C2H3COONa. B. HCOONa. C. C17H33COONa. D. C17H35COONa
Câu 13. Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl acetate (có mùi chuối chín) theo thứ tự các bước sau đây:
Bước 1: Cho 3 mL isoamyl alcohol, 4 mL acetic acid và 5 mL H2SO4 đặc vào bình cầu, lắc đều và đun
nhẹ trong khoảng 7-8 phút.
Bước 2: Để nguội chất lỏng ở bình hứng, thêm 10 mL dung dịch NaCl bão hoà và cho sang phễu chiết
để tách sản phẩm thu được. Cho các phát biểu sau:
(1) Việc thêm dung dịch NaCl bão hoà giúp tách isoamyl acetate dễ dàng hơn.
(2) Trong phễu chiết, lớp chất lỏng phía dưới có thành phần chính là isoamyl acetate.
(3) Phản ứng điều chế isoamyl acetate trong thí nghiệm trên là phản ứng xà phòng hoá.
(4) Vai trò của H2SO4 đặc là chất xúc tác và hút nước để tăng hiệu suất phản ứng thuận và phản ứng xảy ra nhanh hơn. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2 C. 3. D. 4.
Câu 14. Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Au. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 15. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. K. B. Na. C. Ba. D. Fe.
Câu 16. Phân urea cung cấp lượng đạm giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn. Công thức hoá học của urea là A. (NH4)2SO4. B. (NH2)2CO. C. NH4NO3. D. NH4Cl.
Câu 17. Cho các kim loại sau: Mg, Zn, Al, Fe, Cu. Số kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4
Câu 18: Hiện tượng nổ nào sau đây là nổ hóa học?
A. Nổ lốp xe khi đang di chuyển trên đường.
B. Bong bóng bay bị nổ do bơm quá căng.
C. Pháo hoa được bắn trong các dịp lễ hội
D. Nổ nồi hơi khi đang sử dụng.
PHẦN 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Methyl cinnmate là một ester có công thức cấu tạo dưới đây và có mùi thơm của dâu tây
(strawberry) được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và nước hoa. Để điều chế 16,2 gam ester
methyl cinnmate người ta cho 29,6 gam cinnamic acid (C6H5CH=CH-COOH) phản ứng với lượng dư methyl alcohol (CH3OH).
a) Methyl cinnmate có công thức phân tử là C10H10O2
b) Methyl cinnmate phản ứng với dung dịch NaOH, khi đun nóng theo tỉ lệ mol 1 : 1.
c) Methyl cinnmate có đồng phân hình học.
d) Hiệu suất phản ứng ester hóa theo cinnamic acid trong trường hợp này là 60%.
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm 0,5 mL dung dịch CuSO45% vào, lắc nhẹ.
Bước 2: Cho 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều.
a) Sau bước 2, kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.
b) Thí nghiệm trên chứng minh saccharose có tính chất của aldehyde.
c) Ở bước 2, nếu thay saccharose bằng maltose thì hiện tượng ở bước 2 xảy ra tương tự.
d) Sau bước 2, nếu đun nóng thu được kết tủa Cu2O màu đỏ gạch.
Câu 3: Công đoạn chính của công nghiệp chlorine – kiềm là điện phân dung dịch sodium chloride bão
hòa trong bể điện phân có màng ngăn xốp. Phương trình hóa học của phản ứng điện phân dung dịch NaCl
bão hòa trong bể điện phân có màng ngăn như sau:
2NaCl (aq) + 2H2O (l)
2NaOH (aq) + H2 (g) + Cl2 (g)
a) Khí thoát ra ở anode là Cl2. Khí thoát ra ở cathode là H2.
b) Sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm là sodium hydroxide, chlorine và hydrogen.
c) Nếu không có màng ngăn xốp, nước Javel được hình thành trong bể điện phân.
d) Trong trường hợp không có màng ngăn, khi điện phân hoàn toàn dung dịch chứa 300 kg NaCl bão hòa
ở 250C thì thu được dung dịch chứa NaClO có nồng độ 16,997%. (Biết độ tan của NaCl ở nhiệt độ này là 36,2%).
Câu 4: Thực hiện thí nghiệm sau:
Bước 1: Rót vào cốc thuỷ tinh thứ nhất, cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba khoảng 20 mL nước (khoảng 1/2
cốc), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào mỗi ống nghiệm và đặt vào giá ống nghiệm.
Bước 2: Bỏ vào cốc thuỷ tinh thứ nhất một mẫu sodium (Na) nhỏ bằng hạt gạo; cốc thuỷ tinh thứ hai một
mẩu kim loại magnesium (Mg) và cốc thuỷ tinh thứ ba một mẩu kim loại aluminium (Al) vừa cạo sạch lớp vỏ oxide.
Bước 3: Đun nóng cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba.
a) Ở bước 2, mẫu sodium trong cốc thuỷ tinh thứ nhất nổi trên mặt nước và tan dần, dung dịch chuyển sang màu hồng.
b) Sau bước 2, các mẫu magnesium và aluminium trong các cốc thuỷ tinh thứ hai và ba đều nổi trên mặt
nước và tan dần, dung dịch chuyển sang màu hồng.
c) Sau bước 3, cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba đều có màu hồng.
d) Các thí nghiệm trên chứng tỏ khả năng phản ứng của sodium, magnesium và aluminium là như nhau.
PHẦN 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Hóa học Liên trường Nghệ An năm 2025
15
8 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2025 từ các Trường/sở trên cả nước.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(15 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)