Đề thi thử tốt nghiệp THPT Hóa học Sở Bắc Ninh năm 2025

7 4 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Hóa Học
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 15 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Hóa học (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2025. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    736 368 lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2025 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Tốt nghiệp THPT

Xem thêm

Mô tả nội dung:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ TẬP HUẤN BẮC NINH
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HÓA HỌC (Đề có 06 trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh:. …………………………………..…..…Số báo danh:……………... Mã đề 0301
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Al=27; S=32;
Cl=35,5; Cu=64; Zn=65; Ag=108.
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X
là chất lỏng. Kim loại X là A. Hg. B. Pb. C. Cr. D. W.
Câu 2. Ở điều kiện thường, halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ, gây bỏng sâu nếu rơi vào da? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 3. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng tổng hợp NH3 như sau: 3H2(g) + N2(g) → 2NH3(g) = -105 kJ
Cho biết năng lượng liên kết của một số liên hết hóa học Liên kết H–H N≡N E (kJ/mol hay kJ. mol-1) 432 945
Năng lượng liên kết của liên kết N–H là A. -391 kJ/mol. B. 782 kJ/mol. C. 391 kJ/mol. D. -782 kJ/mol.
Câu 4. Trong xà phòng có chứa chủ yếu chất nào sau đây? A. CH3[CH2]14COONa. B. CH3[CH2]10CH2OSO3Na.
C. CH3[CH2]10CH2C6H4SO3Na. D. C3H5(OH)3.
Câu 5. Thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.
B. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Nhúng thanh Ag vào dung dịch Cu(NO3)2.
D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ? A. H2SO4. B. KOH. C. NaCl. D. C2H5OH.
Câu 7. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm đựng sẵn 2 mL dung dịch hồ tinh bột 2%, quan
sát và ghi nhận hiện tượng trong vài phút ở nhiệt độ thường.
Bước 2: Đun nóng nhẹ dung dịch trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 2 phút.
Bước 3: Để dung dịch nguội dần ở nhiệt độ thường, ghi nhận hiện tượng quan sát được. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được dung dịch có màu xanh tím.
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm mất màu xanh tím.
(c) Sau bước 3, ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng.
(d) Từ kết quả của thí nghiệm trên, có thể dùng iodine để nhận biết hồ tinh bột. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 8. "Nguyên tố hóa học là tập hợp các …(1)… có cùng số hạt …(2)…". Nội dung phù hợp trong
các ô trống (1), (2) lần lượt là
A. nguyên tử, proton. B. ion, điện tích. C. ion, electron.
D. nguyên tử, neutron.
Câu 9. Hemoglobin là thành phần cấu tạo nên hồng cầu trong các mạch máu. Mỗi phân tử hemoglobin
chứa 4 heme B. Mỗi heme B là phức chất với nguyên tử trung tâm là sắt (iron). Heme B kết hợp thêm
một phân tử oxygen thông qua đường hô hấp để vận chuyển dưỡng khí đến mô. Mỗi lần đến mô, một
phân tử hemoglobin có thể đem đến cho mô tối đa bao nhiêu nguyên tử oxygen? A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.
Câu 10. Ethane và bromine có thể phản ứng với nhau theo phương trình hóa học sau:
Phản ứng trên thuộc loại A. phản ứng thế. B. phản ứng tách.
C. phản ứng acid-base. D. phản ứng cộng.
Câu 11. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch ethylamine làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
(b) Ester isopropyl formate ít tan trong nước.
(c) Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ tự nhiên.
(d) Trong y học glucose được dùng làm thuốc tăng lực (huyết thanh glucose) cho người bệnh. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 12. Nguồn điện nào sau đây không dựa vào năng lượng từ các phản ứng hoá học? A. Pin nhiên liệu. B. Pin Galvani. C. Pin mặt trời. D. Acquy.
Câu 13. Điểm chớp cháy được áp dụng trong các quy định an toàn về vận chuyển. Cục Hàng không
Việt Nam đã có quy định: Tinh dầu là hàng hóa nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60 0C.
Quan sát bảng số liệu sau, hãy cho biết các hãng hàng không có thể từ chối vận chuyển các loại tinh dầu nào? Tinh dầu Điểm chớp cháy (0C) Tinh dầu Điểm chớp cháy (0C) Thân cây đinh hương 104 Nhựa thông 38 Trà 53,5 Cam 55 Dứa 52 Sả chanh 50
A. Trà, nhựa thông, sả chanh, cam, dứa.
B. Trà, dứa, nhựa thông, sả chanh, thân cây đinh hương.
C. Thân cây đinh hương, nhựa thông, sả chanh, cam.
D. Thân cây đinh hương, trà, sả chanh, cam, dứa.
Câu 14. Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau: Cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe Cu2+/Cu Ni2+/Ni Ag+/Ag
Thế điện cực chuẩn (V) -0,440 +0,340 -0,260 +0,799
Ở điều kiện chuẩn kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Ni.
Câu 15. Glutamic acid có các dạng tồn tại và giá trị pH mà dạng tồn tại đó là chủ yếu (≈ 100%) như sau:
Cho các phát biểu sau đây về quá trình điện di của glutamic acid:
(a) Với môi trường pH = 1,50 thì dạng (I) di chuyển về cực dương.
(b) Với môi trường pH = 3,22 thì dạng (II) hầu như không di chuyển.
(c) Với môi trường pH = 6,96 thì dạng (III) hầu như không di chuyển.
(d) Với môi trường pH = 11,50 thì dạng (IV) di chuyển về cực dương. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Cho cấu trúc phân tử của một carbohydrate như sau:
Liên kết glycoside là liên kết nào? A. Liên kết (t). B. Liên kết (y). C. Liên kết (x). D. Liên kết (z).
Câu 17. Linoleic acid (có cấu tạo như hình dưới) là một trong những acid béo có lợi cho sức khỏe tim
mạch ngăn ngừa các bệnh về tim, động mạch vành.
Nhận xét nào sau đây không đúng về linoleic acid?
A. Trong phân tử linoleic acid có ba liên kết pi ( ).
B. Công thức phân tử của linoleic acid là C18H34O2.
C. Linoleic acid thuộc loại omega-6.
D. Linoleic acid có 18 nguyên tử cacbon trong phân tử.
Câu 18. Một chai rượu gạo có thể tích 750 mL và có độ rượu là 400. Số mL ethanol nguyên chất
(khan) có trong chai rượu đó là A. 750 mL. B. 400 mL. C. 300 mL. D. 150 mL.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Aspirin được sử dụng làm thuốc giảm đau, hạ sốt. Sau khi uống, aspirin bị thủy phân trong cơ
thể (môi trường acid) tạo thành chất X (hợp chất hữu cơ tạp chức). Chất X ức chế quá trình sinh tổng
hợp protaglandin (chất gây đau, sốt và viêm khi nồng độ trong máu cao hơn bình thường). Aspirin có
công thức cấu tạo như sau:
a) Phân tử khối của aspirin là 180.
b) Aspirin được điều chế từ carboxylic acid và alcohol tương ứng. c) X là acetic acid.
d) Mỗi viên thuốc nén chứa 500 mg aspirin. Để sản xuất 200 000 viên nén từ nguyên liệu ban đầu là
chất X với hiệu suất của cả quá trình là 80% thì khối lượng của X cần dùng là 95,83 kg (chỉ làm tròn ở
phép tính cuối cùng, làm tròn kết quả đến hàng phần trăm
).
Câu 2. X là một disaccharide có công thức cấu tạo sau:
a) Phần trăm khối lượng của carbon trong X là 42,11% (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
b) Dung dịch của X hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.
c) Trong phân tử X có chứa liên kết α-1,4-glycoside.
d) Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol chất X và 0,02 mol maltose trong môi trường acid, với hiệu
suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A thu được dung dịch B,
sau đó cho toàn bộ B tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam
Ag. Giá trị của m là 9,504.
Câu 3. Một nhóm học sinh muốn mạ đồng (copper) cho chiếc chìa khóa làm từ thép (hợp kim Fe - C)
bằng phương pháp điện phân. Nhóm học sinh đã lấy một đồng xu bằng hợp kim Cu - Zn chứa khoảng
95% đồng về khối lượng.
- Cân để xác định khối lượng ban đầu của chìa khóa (35,12 gam) và đồng xu (5,30 gam).
- Nối chìa khóa với một điện cực và đồng xu với điện cực còn lại của nguồn điện một chiều, rồi nhúng
trong dung dịch copper (II) sulfate.
- Điện phân ở hiệu điện thế phù hợp.
- Sau một thời gian điện phân, làm khô, rồi cân để xác định lại khối lượng của chìa khóa và đồng xu,
thấy khối lượng chìa khóa là 36,72 gam và khối lượng đồng xu là m1 gam.


zalo Nhắn tin Zalo