Đề thi thử tốt nghiệp THPT Hóa học Sở Thái Nguyên năm 2025

5 3 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Hóa Học
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 12 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Hóa học (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2025. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    736 368 lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2025 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(5 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Tốt nghiệp THPT

Xem thêm

Mô tả nội dung:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 (LẦN 1) TỈNH THÁI NGUYÊN Môn thi: HÓA HỌC. ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Mã đề thi 0301
Họ, tên thí sinh: .........................................................................................
Số báo danh: ..............................................................................................
Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; Cl = 35,5; O = 16; S = 32; Al = 27; N = 14; P = 31; Na = 23;
Mg = 24; Ba = 137; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Cd = 112; Pb = 207.
Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Sodium carbonate là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm,
giấy, sợi. Công thức của sodium carbonate là A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. MgCO3. D. CaCO3.
Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide? A. Saccharose. B. Cellulose. C. Tinh bột. D. Fructose.
Câu 3: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? A. Cu. B. Mg. C. Ca. D. K.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Để khử chua đất bằng vôi sống (thành phần chính là CaO) và bón phân đạm ammonium cho lúa,
cần bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm ammonium.
(b) Ca(H2PO4)2 là thành phần chính của phân lân vì cung cấp nguyên tố dinh dưỡng phosphorus cho cây trồng.
(c) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố K để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
Số phát biểu đúngA. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 5: Ion nào sau đây có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn? A. Cu2+. B. Fe2+. C. Ag+. D. Al3+.
Câu 6: Cho các pin điện hoá và sức điện động chuẩn tương ứng: Pin điện hóa Cu − X Y − Cu Z − Cu
Sức điện động chuẩn (V) 0,459 2,016 2,696 (X, Y, Z là ba kim loại)
Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là A. X, Cu, Z, Y. B. Y, Z, Cu, X. C. Z, Y, Cu, X. D. X, Cu, Y, Z.
Câu 7: Ester X được tạo bởi ethyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là A. HCOOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 8: Phương trình hoá học của phản ứng khi cho ethylene tác dụng với dung dịch Br2 là
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br−CH2Br
Cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau:
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong giai đoạn đầu của phản ứng có sự hình thành liên kết σ.
B. Trong phân tử ethylene có 2 liên kết π.
C. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng.
D. Trong giai đoạn đầu của phản ứng có sự phân cắt liên kết π.
Câu 9: Công thức phân tử của ethylamine là A. C3H9N. B. C2H7N. C. CH5N. D. C4H11N.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính điện di của amino acid?
A. Trong dung dịch, dạng tồn tại chủ yếu của amino acid chỉ phụ thuộc vào pH của dung dịch.
B. Ở pH thấp, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion (tích điện âm), di chuyển về điện cực
dương trong điện trường.
C. Ở pH cao, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện dương), di chuyển về điện cực âm trong điện trường.
D. Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc vào pH của môi trường.
Câu 11: Hiện nay, khí CO2 là một trong những chất chữa cháy có thể dập tắt được nhiều loại đám
cháy. Khí CO2 trong bình chữa cháy được nén ở thể lỏng và nhiệt độ thấp (−70 oC), khi phun ra sẽ làm
loãng nồng độ oxygen và thu nhiệt xung quanh làm giảm nhiệt độ trong vùng cháy. Cho các phát biểu sau:
(a) Khí CO2 được sử dụng chủ yếu trong bình chữa cháy để dập tắt các đám cháy chất lỏng, các đám
cháy kim loại (Al, Mg), các đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, các khoang tàu, hầm tàu,...
(b) Dùng bình khí CO2 chữa cháy các đám cháy than hồng có thể tạo ra khí độc hại và nguy hiểm.
(c) Do sau khi chữa cháy, khí CO2 không để lại dấu vết, không gây hư hỏng thiết bị nên bình chữa
cháy bằng khí CO2 được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm hóa học và dược học.
(d) Khi nồng độ khí CO2 đủ để dập tắt đám cháy trong phòng kín thì có thể gây nguy hiểm cho sức
khỏe và tính mạng nếu con người còn ở trong phòng bị cháy.
Số phát biểu đúngA. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 12: Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu
cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng chất X cho kết quả như hình dưới đây: Chất X có thể là A. CH3COOH B. C2H5COOH C. CH3COOC2H5 D. HCOOC3H5
Câu 13: Tên gọi của polymer có công thức (−CH2−CH2)n là
A. poly(vinyl chloride). B. polyethylene.
C. poly(methyl methacrylate). D. polystyrene.
Câu 14: Tên gọi của ester CH3COOC2H5 là A. ethyl formate. B. methyl acetate. C. methyl formate. D. ethyl acetate.
Câu 15: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của ion Na+ là ls22s22p6. Số hạt mang điện trong nguyên tử Na là A. 18. B. 11. C. 9. D. 22.
Câu 16: Số nhóm carboxyl (−COOH) trong phân tử alanine là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 17: Nguyên tố calcium đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, góp phần duy trì hoạt
động của cơ bắp, truyền dẫn thần kinh, tăng cường khả năng miễn dịch. Trong cơ thể người, phần lớn calcium tập trung ở A. xương. B. răng. C. cơ. D. móng.
Câu 18: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất? A. Fe. B. Li. C. Pb. D. W.
Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Saccharose được sử dụng như một chất làm ngọt phổ biến trong sản xuất thực phẩm, có
trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung
dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.
Bước 2: Cho khoảng 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều, thu được dung dịch X.
Bước 3: Đun nóng dung dịch X.
a) Công thức cấu tạo của saccharose là
b) Bước 1 xuất hiện kết tủa màu xanh, bước 2 thu được dung dịch X có màu vàng.
c) Do trong phân tử saccharose không còn nhóm –OH hemiacetal và nhóm –OH hemiketal nên ở bước
3 không thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
d) Nếu bước 1 thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì hiện tượng ở bước 2 vẫn tương tự.
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm (như hình vẽ): Rót dung dịch NaCl bão hoà vào cốc 1, cốc 2, cốc 3; cho
dầu nhờn vào cốc 4. Cho vào cốc 1 và cốc 4 một đinh sắt sạch, cho vào cốc 2 đinh sắt sạch được quấn
bởi dây kẽm, cho vào cốc 3 đinh sắt sạch được quấn bởi dây đồng. Để 4 cốc trong không khí khoảng 5 ngày.
a) Ở cốc 4, đinh sắt không bị gỉ. Do đó các đồ vật bằng sắt có thể bảo vệ bằng cách tra dầu mỡ.
b) Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm lên vỏ tàu (phần chìm dưới nước).
c) Ở cốc 1, đinh sắt bị gỉ và dung dịch có màu vàng của FeCl2. Ở cốc 2, đinh sắt không bị gỉ, dây Zn bị ăn mòn.
d) Ở cốc 3, đinh sắt bị gỉ nhiều nhất và dây đồng không bị ăn mòn.
Câu 3: β−carotene có rất nhiều trong rau quả xanh và vàng đặc biệt là ở quả gấc, cà rốt… β−carotene
được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A rất cần thiết cho cơ thể. Công thức cấu tạo của β−carotene là
Thực hiện thí nghiệm tách β−carotene từ nước ép cà rốt như sau:
− Chuẩn bị: nước ép cà rốt, hexane; cốc thuỷ tinh 100 mL, bình tam giác 100 mL, phễu chiết 60 mL, giá thí nghiệm. − Tiến hành:
Bước 1: Cho khoảng 20 mL nước ép cà rốt vào phễu chiết. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.
Bước 2: Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp.
Bước 3: Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β−carotene hoà tan trong hexane.
a) Trước khi chiết lớp hexane trong phễu không có màu, sau khi chiết lớp hexane trong phễu có màu vàng cam.
b) Thí nghiệm tách β−carotene từ nước cà rốt dựa theo nguyên tắc chiết lỏng – lỏng.
c) Phân tử carotene có công thức phân tử là C40H56 và có 11 liên kết π.
d) β−carotene được tách ra khỏi nước dựa trên tính chất tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Câu 4: Cho các bán phản ứng sau: Zn2+ + 2e Zn ; = −0,762V; Fe2+ + 2e Fe; = −0,440V Cu2+ + 2e Cu; = +0,340V; Fe3+ + 1e Fe2+; = +0,771V


zalo Nhắn tin Zalo