UBND HUYỆN HIỆP HOÀ
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HOÀ THPT NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...
Và cháu đi, không kịp nghĩ chi nhiều
Đến những ngày bà bắt đầu đau yếu...
Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo,
Tháng Mười hai, dồn dập B.52! * … Mười năm
Cháu dần lớn, nên người.
Rất nhiều điều phải đi đến tận cùng, Chỉ có lòng bà thương
Đi bao giờ hết được?
(Trích “Đôi dòng tiễn đưa bà nội”, Bằng Việt, nguồn https://www.thivien.net)
Câu 1. Đoạn thơ được tác giả viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Người bà trong đoạn thơ được tác giả miêu tả qua những hình ảnh từ ngữ nào?
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ ở cuối đoạn thơ có tác dụng như thế nào?
Câu 4. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ?
Câu 5. Từ nội dung đọc hiểu, em hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản
thân và lí giải thông điệp đó.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ
tình ở đoạn thơ trích trong bài “Đôi dòng tiễn đưa bà nội” dẫn ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm)
Hiện nay, tình trạng học sinh lơ là, chán nản việc học ngày càng nhiều. Em
hãy viết bài văn nghị luận suy nghĩ về vấn đề trên và đề xuất những giải pháp để khắc phục. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1
Thể thơ của bài thơ: Tự do 0,5
Người bà hiện lên trong đoạn thơ: dáng xiêu xiêu, cành 2 0,75
xoan mảnh trên tay làm gậy chống, tóc phơ phơ.
Biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ “Đi bao giờ hết
được?” có tác dụng tạo ra sự độc đáo cho cách diễn đạt;
khẳng định tình yêu thương của bà dành cho cháu không 3 1,0
bao giờ hết được trong cả hành trình dài của cuộc đời.
Qua đó thể hiện lòng trân trọng, biết ơn vô hạn của
người cháu - tác giả với người bà đáng kính. 4
Đoạn thơ có giọng điệu tâm tình, tha thiết, xót đau. 0,75 5
– HS có thể rút ra một trong các thông điệp sau: 1,0
+ Yêu thương, quý trọng, biết ơn bà.
+ Yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình.
+ Trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng. + …
– HS lí giải được thông điệp. II VIẾT 6,0
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm, 1
cảm xúc của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ trích trong 2,0
bài “Đôi dòng tiễn đưa bà nội” dẫn ở phần Đọc hiểu.
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
– Hình thức: Một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày 0,25
đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, hỗn hợp, móc xích hoặc song hành.
– Dung lượng: Khoảng 200 chữ.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích tình
cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ trích 0,25
trong bài “Đôi dòng tiễn đưa bà nội” (Bằng Việt) dẫn ở phần Đọc hiểu.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề 0,5 nghị luận:
– Đoạn thơ trong bài “Đôi dòng tiễn đưa bà nội” đã thể
hiện những tình cảm sâu sắc của nhân vật trữ tình -
người cháu với người bà đáng kính của mình.
+ Người cháu đồng cảm, xót thương khi hình dung
người bà già nua với dáng vẻ “xiêu xiêu”, mái tóc “phơ
phơ” bên chiếc “gậy chống” giữa không gian bao la của
“bãi cỏ lau già”.
+ Người cháu càng xót thương hơn trước những vất vả
hi sinh của bà: những ngày “bà đau yếu”, những khi bị
lụt lội “Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo” hay bà
phải đối mặt với bom đạn chiến tranh “Tháng Mười hai, dồn dập B.52!”
+ Suy ngẫm về bà, người cháu càng thêm trân trọng,
biết ơn bà “Chỉ có lòng bà thương/ Đi bao giờ hết được?”
– Nhà thơ khéo léo sử dụng thể thơ tự do; ngôn ngữ
hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, giàu chất tạo hình; giọng
thơ thiết tha, tâm tình, xót đau; biện pháp tu từ câu hỏi
tu từ… đã diễn tả chân thật cảm động những tình cảm
của nhân vật trữ tình - người cháu với bà.
– Những tình cảm ấy đã góp phần ca ngợi tình bà cháu
đầy ấm áp, yêu thương…
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức
biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Phân
tích tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ
trích trong bài “Đôi dòng tiễn đưa bà nội” (Bằng Việt) 0,5
dẫn ở phần Đọc hiểu.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng
chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, 0,25
liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo: 0,25
Đề thi thử vào 10 Ngữ Văn năm 2025 Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa
33
17 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ đề ôn thi vào lớp 10 Văn năm 2025 của các trường, Sở theo cấu trúc mới nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn ôn vào 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(33 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)