UBND HUYỆN NINH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 1 Năm học: 2024 - 2025 Môn thi: NGỮ VĂN 9 (Đề gồm 2 trang)
Ngày khảo sát: 10/12/2024
Thời gian làm bài: 120 phút
(không tính thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau:
“Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt
Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm
Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi
Và trên cát lại thêm cồn cát mới
Cỏ mặt trời lăn như bánh xe
Cuộc đời tôi có cát chở che
Khi đánh giặc cát lại làm công sự
Máu đồng đội và máu tôi đã đổ
Trên cát này mà gió quạt vừa se
Cây tôi trồng chưa đủ bóng che
Bom giặc cắt lá cành tơi tả
Củ khoai ở đây nhỏ hơn củ khoai cánh đồng màu mỡ
Trái mãng cầu rám vỏ - gió đi qua
Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa
Bàn chân lún bàn chân thêm bỏng rát!
Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt
Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
Một rừng cây trĩu quả trên cành
Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái
Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại
Ánh ngói hồng những gương mặt mai sau.
Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
(Trích Gió Lào cát trắng - Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2011, tr.28-29) * Chú thích:
- Xuân Quỳnh (1942-1988) là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Bà sinh ra tại làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà
Nội). Những trang thơ luôn chứa đầy cảm xúc dịu dàng và sâu lắng nhưng ẩn chứa
sức sống dồi dào và khát khao mãnh liệt.
- Bài thơ “Gió Lào cát trắng”, viết năm 1969, trích từ tập thơ cùng tên đã trở
thành một thi phẩm xuất sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được khơi gợi từ hiện
thực cuộc sống miền đất Quảng Bình gió Lào rát mặt, cát trắng bỏng chân và bom đạn chiến tranh.
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1.(0,5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2.(0,5 điểm) Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai?
Câu 3.(1,0 điểm) Phép điệp trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?
Cuộc đời tôi có cát chở che
Khi đánh giặc cát lại làm công sự
Máu đồng đội và máu tôi đã đổ
Trên cát này mà gió quạt vừa se
Câu 4.(1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ?
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
Câu 5.(1,0 điểm) Từ nội dung của đoạn thơ, thế hệ trẻ hôm nay cần có trách nhiệm gì với quê hương?
PHẦN II: VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật
trữ tình dành cho quê hương qua khổ thơ thứ nhất trong ngữ liệu phần Đọc hiểu.
Câu 2.(4,0 điểm)
Benjamin Franklin từng nói: “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ.”
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:
“Tuổi trẻ và nghị lực sống.”
------------- Hết ------------
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2024 - 2025 HDC gồm 04 trang A. YÊU CẦU CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định
lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng, không chỉ đánh giá kiến
thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; chấp
nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp
lí, có sức thuyết phục.
- Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Thể thơ: Tự do 0,5 2
Nhân vật trữ tình là tôi (người con của quê hương) 0,5 - Phép tu từ: phép điệp
+ điệp từ “cát”, từ “máu” 0,25 3 - Tác dụng:
+ Làm cho lời thơ nhịp nhàng, hình ảnh, tăng sức gợi hình, 0,25 biểu cảm
+ Nhấn mạnh kỉ niệm của nhân vật tôi gắn bó với cát trong 0,25
những năm tháng chiến tranh khốc liệt
+ Thể hiện tình yêu, gắn bó với cát, yêu quê hương. 0,25 4
- Lời thơ chân thực gợi tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên 0,25
- Thể hiện sự gắn bó của nhân vật trữ tình với gió, với cát, 0,5
với cuộc sống khắc nghiệt của quê hương
- Bộc lộ tình yêu quê hương sâu nặng 0,25 5 0,25
*Trách nhiệm với quê hương:
- Gắn bó, trân trọng, tự hào về quê hương 0,25
- Hiểu được giá trị của cuộc sống hòa bình, trân trọng những
điều chúng ta đang được hưởng. 0,25
- Giữ gìn, tiếp nối truyền thống của quê hương, không chê quê nghèo khó 0,25
- Thế hệ trẻ ra sức học tập, rèn luyện tích lũy kiến thức, kĩ
năng, phẩm chất làm hành trang tương lai góp phần xây
dựng quê hương giàu đẹp. II VIẾT 6,0 1
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 2,0
tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê hương qua khổ
thơ thứ nhất trong ngữ liệu phần Đọc hiểu.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui
nạp hoặc tổng phân hợp...
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình cảm của nhân
vật trữ tình dành cho quê hương qua khổ thơ đầu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để
triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau, có thể
triển khai theo hướng sau:
- Thấu hiểu những gian lao, khó nhọc của quê hương khắc 0,25
nghiệt vì thời tiết, vì bom đạn ác liệt
- Tình cảm thủy chung, gắn bó son sắt với quê hương: nhân 0,75
vật trữ tình từ khi còn thơ bé đến khi trưởng thành luôn gắn bó với gió, cát
- Yêu thương, biết ơn, khâm phục những con người quê
hương vất vả, kiên cường vượt lên thiên nhiên khắc nghiệt, 0,25
chiến tranh khốc liệt,... HS dẫn thơ phân tích
- Đoạn thơ thành công nghệ thuật độc đáo:
+ Sử dụng thể thơ tự do tạo ra những cảm xúc dào dạt
+ Lời thơ giản dị, mộc mạc, những hình ảnh vừa cụ thể, gần
gũi vừa mang ý nghĩa biểu tượng 0,25
+ Giọng thơ dịu dàng, sâu lắng xen lẫn sự lạc quan, tin tưởng,...
+ Các biện pháp tu từ đặc sắc,...
-> Đoạn thơ đầu bộc lộ tình yêu và lòng tự hào về quê hương
yêu dấu của nhân vật trữ tình - của nhà thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo
Học sinh có những suy nghĩ, cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn
đề nghị luận, có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, lời văn sinh động, hấp dẫn. 2
Benjamin Franklin từng nói: “Nghị lực và bền bỉ có 4,0
thể chinh phục mọi thứ.”
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) nêu suy
nghĩ của em về vấn đề: “Tuổi trẻ và nghị lực sống.”
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận xã hội: có đầy
đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề
nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận điểm. 0,25
Kết bài khái quát được nội dung nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Tuổi trẻ và nghị lực sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
Đề thi thử vào 10 Ngữ Văn năm 2025 Phòng GD&ĐT Huyện Ninh Giang
186
93 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ đề ôn thi vào lớp 10 Văn năm 2025 của các trường, Sở theo cấu trúc mới nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn ôn vào 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(186 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)