Đề thi thử vào 10 Ngữ Văn năm 2025 Phòng GD&ĐT TP Bắc Giang (Lần 2)

27 14 lượt tải
Lớp: Ôn vào 10
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ đề ôn thi vào lớp 10 Văn năm 2025 của các trường, Sở theo cấu trúc mới nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn ôn vào 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(27 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI LẦN 2
THÀNH PHỐ BẮC GIANG NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Đề gồm 02 trang
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TỰU TRƯỜNG
Giờ náo nức của một thời trẻ dại!
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương!
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường,
Rương nhỏ nhỏ với linh hồn bằng ngọc.

Sắp hạnh phúc như chương trình lớp học,
Buổi chiều đầu họ tìm bạn kết duyên;
Trong sân trường hướng dạo giữa Đào viên;
Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ.

Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ;
Tim run run trăm tình cảm rụt rè;
Tuổi mười lăm gấp sách lại, đứng nghe
Lòng mới mở giữa tay đời ấm áp.

Tựu trường đó, lòng tôi vừa bắt gặp
Nỗi xôn xao thầm lặng ở trong rương
Của chàng trai mười lăm tuổi vào trường,
Mắt tin cậy và tóc vừa dưỡng rẻ.

Người bạn nhỏ! Cho lòng tôi theo ghé!
Không nỗi gì có thể vuốt ve hơn
Đêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn,
Tủ mới đánh, và lòng trai thơm ngát.

(Tập thơ Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940, tác giả Huy Cận1) 1 Ghi chú:
- Huy cận (1919 - 2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận; quê làng Ân Phú, huyện Dụ Quang, tỉnh
Hà Tĩnh. Nhà thơ Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng”. Ông
tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách
trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại
Việt Nam. Huy Cận được Nhà nước trao tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học nghệ thuật (1966).

- Bài thơ “Tựu trường” được nhà thơ Huy Cận sáng tác lúc 19 tuổi. Lúc đó, nhà thơ đang
học năm thứ hai bán trú tại Trường Quốc học Huế (1938); bài thơ là những ký ức ông hồi tưởng lại
tuổi mười lăm của mình trong ngày tựu trường.

Câu 1. (0,5 điểm): Ai là người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong bài thơ?
Câu 2. (0,5 điểm): Nêu chủ đề của bài thơ trên.
Câu 3. (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ:
Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ”.
Câu 4. (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật trong
bài thơ ở hai câu thơ sau
Đêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn,
Tủ mới đánh, và lòng trai thơm ngát.

Câu 5. (1,0 điểm): Từ những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ em hãy
rút ra những mong ước của mình khi đang chuẩn bị học xong trung học cơ sở, sắp
bước sang một môi trường giáo dục mới (Trình bày từ 3 – 5 câu văn). II. VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích khổ thơ thứ ba của bài thơ trên.
Câu 2. (4,0 điểm): Giới trẻ cần từ bỏ thói quen trì hoãn trong công việc. Viết bài văn
nghị luận đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề trên.
-----------Hết----------
Họ và tên học sinh: ...................................................... SBD: ..........................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
THÀNH PHỐ BẮC GIANG
RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Hướng dẫn chấm gồm 04 trang Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4.0 1
Chàng trai (cậu bé/cậu học trò) 15 tuổi 0.5
Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhau, có thể dựa trên các gợi 0.5 ý sau để cho điểm:
- Ghi lại cảm xúc hân hoan trong ngày khai giảng; 2
- Sự phản ánh tinh tế của tác giả về những đổi thay và sự trưởng
thành (thời kỳ cuộc sống và cảm xúc ở giai đoạn chuyển giao);
- Cuộc hành trình cảm xúc sâu lắng của tuổi trẻ;
- Khơi gợi người đọc chia sẻ cảm xúc này…
- Biện pháp tu từ so sánh: “quần áo trắng” được so sánh “đẹp như 0.25 lòng mới mẻ” - Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi 0.75 cảm. 3
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng làm nổi bật tâm trạng tươi
vuivà sự hứng khởi của các cậu học sinh trong buổi đầu tựu trường.
+ Tác giả thể hiện sự cảm nhận tinh tế tâm hồn tuổi học trò.
(Lưu ý: HS có thể diễn đạt bằng những cách tương đương, hợp lý vẫn cho điểm tối đa.)
HS lý giải được suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trong bài thơ thể
hiện qua 2 câu thơ, có thể theo gợi ý: 0.5
- Tâm trạng: Khắc hoạ, tái hiện cảm xúc mới lạ, ngập ngừng, ngọt
ngào của đêm đầu tiên nhập học trung học phổ thông. 0.5 4
- Suy nghĩ: Vừa non nớt, vừa trưởng thành; gắn với cuộc sống đời
thường, hiện tại, với ước mơ, cuộc sống trưởng thành mỗi người. ….
(Lưu ý: HS có thể diễn đạt hợp lí, quan điểm cá nhân phù hợp vẫn cho điểm tối đa.)
HS có thể nêu được một số mong muốn thể hiện ước mơ, hoài bão, 5
lý tưởng và mục đích đúng đắn của mình, như:
- Mong muốn tiếp tục học tập lên THPT hoặc học nghề, du học…;
- Rèn luyện thể chất, trí tuệ để sau này trở thành công dân tốt, lao 1.0
động, cống hiến, hội nhập… giúp đỡ gia đình và bạn bè…đền đáp công ơn bố mẹ…
(Lưu ý: HS có thể diễn đạt hợp lý vẫn cho điểm tối đa.) II VIẾT 6.0 1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích khổ thơ thứ ba của 2.0 bài thơ
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 0.25
chữ). Đoạn văn có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, phối
hợp, móc xích hoặc song song.
b. Xác định đúng vấn đề: khổ thơ thứ 3 0.25
c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: HS đề xuất được hệ
thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề, sau đây là một số gợi ý:
- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm; nêu ấn
tượng chung về bài thơ/đoạn thơ. 0.75 - Thân đoạn
+ Nội dung, chủ đề khổ thơ thứ 3 + Đặc sắc nghệ thuật
- Kết đoạn: Khái quát về vấn đề vừa phân tích.
d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên 0.5 kết đoạn văn.
e. Sáng tạo: Thể hiện được cảm xúc về bài thơ, có cách diễn đạt 0.25 mới mẻ, sáng tạo
Viết bài văn nghị luận vấn đề cần giải quyết: Giới trẻ từ bỏ thói 4.0 2
quen trì hoãn trong công việc
a. Xác định được cấu trúc một bài văn nghị luận: nghị luận về một
vấn đề cần giải quyết. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở 0.25
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề: Giới trẻ từ bỏ thói quen trì hoãn trong
công việc (vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ 0.5
thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung
nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng).
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng
phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.
Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề
xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.
Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng 2.5
để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp
xếp theo trình tự hợp lí.
Bố cục bài viết cần đảm bảo:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận
- Làm rõ vấn đề nghị luận: Giải thích
+ Trì hoãn công việc: là chần chừ, lề mề, rề rà, chưa muốn bắt tay


zalo Nhắn tin Zalo