UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG - LẦN 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút
(không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 02 trang)
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích:
“Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con khi con về với mẹ
con lại ngồi vào chiếc chõng tre xưa
nơi mẹ vẫn ngồi khâu cha thường chẻ lạt
bao xa cách lấp bằng trong chốc lát
trăm cánh rừng về dưới giọt ranh thưa
xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nước
gánh bao nhiêu trong mát để dành
xin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà không cần giấu khói
để con được cảm ơn ngọn lửa nhà ta
ngọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ
vẫn chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo
vẫn ở đó giờ cao hơn với mẹ
con phơi áo nghe hai đầu dây kể
thương quá những khi mưa con trai mẹ vắng nhà”
(Trích "Ngôi nhà của mẹ" - Hữu Thỉnh - 100 bài thơ hay thế kỉ XX- NXB Giáo dục, 2007)
* Chú thích: Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Tam Đảo (Tam
Dương), Vĩnh Phúc; trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học. Hữu
Thỉnh là người từng trải, viết nhiều, thường viết về con người và cuộc sống của người
nông dân. Thơ ông giản dị, tinh tế, giàu chất triết luận, sâu lắng.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra những hình ảnh gần gũi, thân thuộc nơi “ngôi nhà
của mẹ” mà người con bắt gặp trong những ngày trở lại ở khổ thơ:
“con lại ngồi vào chiếc chõng tre xưa
nơi mẹ vẫn ngồi khâu cha thường chẻ
lạt bao xa cách lấp bằng trong chốc lát
trăm cánh rừng về dưới giọt ranh thưa” 2
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ
sau: “xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nước
gánh bao nhiêu trong mát để dành
xin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà không cần giấu khói
để con được cảm ơn ngọn lửa nhà ta
ngọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ”
Câu 4 (1,0 điểm). Cảm nhận của em về tâm trạng của người con khi về thăm mẹ.
Câu 5 (1,0 điểm). Em hãy chia sẻ bài học ý nghĩa đối với bản thân từ nội dung của đoạn trích.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của
em về hình ảnh ngôi nhà của mẹ trong ngữ liệu ở phần Đọc - hiểu. Câu 2 (4,0 điểm).
Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của những thành viên trong gia đình là
vô cùng quan trọng nhưng thực tế hiện nay một bộ phận giới trẻ lại thờ ơ, vô cảm,
thiếu sự kết nối với gia đình.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề làm thế nào để người
trẻ góp phần xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình? HẾT 3
UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỂ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG - LẦN 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
Thời gian: 120 phút không kể thời gian phát đề
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Thể thơ tự do 0,5 2
Học sinh tìm được những hình ảnh gần gũi, thân thuộc nơi “ngôi 0,5 nhà của mẹ”: + chiếc chõng tre xưa + mẹ ngồi khâu + cha ngồi chẻ lạt + giọt ranh thưa 3
- Điệp ngữ (điệp cấu trúc ngữ pháp): “xin mẹ lại cho con…” 0,25 - Tác dụng: 0,75
+ Tạo nhịp điệu cho lời thơ, giọng thơ thiết tha, trìu mến
+ Nhấn mạnh khát khao được về lại những kí ức tuổi thơ, những tháng năm bên mẹ;
+ Bày tỏ tình yêu sâu nặng, nỗi nhớ, lòng biết ơn của con dành cho mẹ, cho gia đình… 4
Tâm trạng của người con khi về thăm mẹ: 1,0
- Hồi hộp, vui sướng, hạnh phúc khi được về thăm mẹ (hồi hộp,
mong chờ giây phút được về với mẹ)
- Bồi hồi, xúc động khi được sống trong không gian quen thuộc
với những hình ảnh thân thương gắn bó với mẹ, với gia đình.
- Niềm khát khao được trở về những kí ức tuổi thơ, được chia với
nỗi vất vả của mẹ khi con vắng nhà.
- Niềm xót thương khi nghĩ đến tuổi già và sự vất vả, cô đơn của mẹ khi con vắng nhà. - … 5
Bài học rút ra cho bản thân: 1,0
- Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, tình cảm gia
đình và kỉ niệm tuổi thơ.
- Yêu thương, trân trọng, gắn bó với ngôi nhà của mẹ, với gia đình
- nơi con khôn lớn trưởng thành.
- Sống biết ơn, hiếu thảo, hướng về cội nguồn bằng những hành
động cụ thể, thiết thực. - … 4
* Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng của mình
nhưng phải phù hợp với văn bản, chuẩn mực đạo đức và pháp luật. II. PHẦN VIẾT 6,0 1.
a. Yêu cầu về hình thức: 0,5
- Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn;
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ), vận
dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
- Biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về nội dung: 1,5
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Học sinh có thể trình bày suy nghĩ đưa ra lí lẽ riêng nhưng phải
hợp lí, có tính thuyết phục và đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
- Ngôi nhà thân thuộc với những hình ảnh: chiếc chõng tre xưa mẹ
ngồi khâu cha chẻ lạt, chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo; … không
gian ăm ắp kỉ niệm khi nhớ những năm tháng tuổi thơ bên mẹ
“con bắt đầu đi gánh nước”, “nấu bữa cơm không cần giấu
khói”…Nơi ấy là những kí ức con mãi không quên.
- Ngôi nhà có tình yêu thương của mẹ cha, của gia đình, con đi xa
vẫn luôn nhớ về “có bao nhiêu trong mát để dành”, có “bữa
cơm”, có “ngọn lửa” thắp bởi thương yêu… nơi ấy con được nuôi
dưỡng, chăm sóc, lớn khôn, trưởng thành
- Nghệ thuật: thể thơ tự do, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi; sử dụng
thành công các biện pháp nhân hóa, điệp ngữ, …
Ngôi nhà của mẹ chính là điểm xuất phát cũng là nơi trở về trong
hành trình của những đứa con; qua đó, tác giả thể hiện sự trân quý
và biết ơn gia đình, biết ơn người mẹ tần tảo,… 2.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề làm thế nào
để người trẻ góp phần xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương
giữa các thành viên trong gia đình.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ)
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0,25
khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cách xây dựng mối quan hệ gắn 0,25
kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo 3,0 những yêu cầu sau: 1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài
Đề thi thử vào 10 Ngữ Văn năm 2025 Phòng GD&ĐT TP Hải Dương (Lần 1)
34
17 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ đề ôn thi vào lớp 10 Văn năm 2025 của các trường, Sở theo cấu trúc mới nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn ôn vào 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(34 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)