I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 1
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
... Ngày nay, sức mạnh của một dân tộc, của một đất nước không chỉ dựa vào tài nguyên được
đào lên để bán mà sức mạnh phải tạo ra từ trí tuệ mỗi người.
Thầy mong rằng các em sẽ giữ vững niềm tin.
Giữa những tác động của thời cuộc, giữa những thực tại với nhiều trăn trở, lo toan; giữa
những nốt trầm đang vang xa trong tâm tưởng mỗi người, có cả những âm vang của bi quan, chán
nản ... Tất cả sẽ dội vào tâm tư các em, có thể nó bào mòn niềm tin trong sáng của các em. Nhưng
thử hỏi chỉ ngồi kêu ca, ngồi làm anh hùng bàn phím thì sẽ được gì hơn; có bớt đi đói nghèo được
chút nào không? Sao không nghĩ và làm một việc tốt hơn, chí ít cũng có ích cho chính mình? Tuổi
mười tám, đôi mươi mà chỉ ngồi ủ dột, chỉ ngồi than nghèo, than khó thì chán quá chừng. Sự mục
ruỗng trong tâm hồn không phải chỉ sự xâm thực của ngoại cảnh mà chính là do bản lĩnh mỗi
người. Đừng đánh mất niềm tin, mất niềm tin là tiêu tan động lực.
Ai cũng biết còn không ít điều bất cập. Điều đáng nói là từ bất cập rồi nhìn mọi cái trở thành
ảm đạm; từ cái góc nhìn bé nhỏ của mình chưa nghĩ thêm được gì mà chỉ ngồi phê phán, chưa tìm
thêm một giải pháp tốt hơn mà ngồi sầu não. Ngồi mà phán thì dễ lắm, sao không nghĩ cách làm?
Rồi không chỉ có vậy, đem cái u uất, bi quan đó đi gieo vào trong lòng người khác, khiến hộ thêm vơi bớt niềm tin.
Thầy mong rằng, mỗt em, trước hết tạo cho chỉnh mình niềm tin chân chính.
Để làm cho nụ cười chớm nở trên môi trẻ thơ, trên môi chúng ta không thể là nụ cười gượng
gạo. Để giữ cho sự trong vắt, thánh thiện trong tâm hồn và ánh mắt trẻ thơ, trong lòng chúng ta
không thể chứa chất những điều sầu muộn, u uất và đầy tràn bão tố. Đừng để những tổn thương làm
rạn nứt những tâm hồn. Đừng để cái thái cực đói nghèo níu kéo, cái ảo tưởng giàu có trong mơ che
lấp và ngồi than vãn với cuộc đời, không làm gì cả thì liệu có ích gì không?
Không thể chối bỏ thực tại, nhưng cũng đừng ngồi để chờ bã điều ước trong chuyện cổ tích,
hãy nghĩ cách làm thông minh và hành động. Thầy kỳ vọng vào các em.
Niềm tin chân chính luôn đồng hành với bản lĩnh với sự chính trực. Sự cám dỗ luôn bên cạnh
ta và ngay cả trong ta, sự ngọt ngào và du dương sẽ dễ làm lòng ta dao động, sự thô ráp của cuộc
đời có thể làm ta dễ phải rụt tay. Sự giằng xé giữa cái phải chịu mất và cái an toàn của lợi ích,
không phải dễ dàng để chiến thắng chính mình. Với những người đầy tình yêu thương, thông thái và
giàu đức hi sinh như các em, thầy tin rằng, các em sẽ đủ minh mẫn để lựa chọn và quyết định, xác
đinh được cái đúng, cái sai cái nên làm và cái không nên làm.
(Bài phát biểu khai giảng năm học 2023-2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội - Nguyễn Văn Minh)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, niềm tin chân chính luôn đồng hành với điều gì?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng các câu hỏi trong văn bản
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để
tạo cho mình niềm tin chân chính. Câu 2 (5,0 điểm)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2016)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét về tinh thần
bi tráng được thể hiện trong tác phẩm. 3
MA TRẬN
Mức độ nhận thức Vận dụng Tổng % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Tổng TT Kĩ năng Thời Thời Thời Thời Số Thời điểm Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian câu gian (%) (%) (%) (%) (phút) (phút) (phút)
(phút) hỏi (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 Viết đoạn 2 văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 luận xã hội Viết bài 3 nghị luận 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,75
Hướng dẫn chấm: 1
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh không trả lời đúng: 0 điểm 2
Theo tác giả, niềm tin chân chính luôn đồng hành với bản lĩnh, với sự 0,75 chính trực. Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý trong đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý trong đáp án: 0,5 điểm
- Câu hỏi được sử dụng trong đoạn: Nhưng thử hỏi chỉ ngồi kêu ca, ngồi 1,0
làm anh hùng bàn phím thì sẽ được gì hơn; có bớt đi đói nghèo được
chút nào không? Sao không nghĩ và làm một việc tốt hơn, chí ít cũng có
ích cho chính mình? Ngồi mà phán thì dễ lắm, sao không nghĩ cách làm?... - Tác dụng: 3
+ Làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục cho lời văn.
+ Nhấn mạnh mong muốn các bạn trẻ nhận thức lại về cách ứng xử của
bản thân trước cuộc sống và thay thế những cách làm tiêu cực bằng các
hành động thông minh, tích cực. Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh không trả lời đúng: 0 điểm
HS nêu được thông điệp và lí giải phù hợp. 0,5
Hướng dẫn chấm: 4
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân 2,0
về điều cần làm để tạo cho mình niềm tin chân chính.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Điều bản thân cần làm để tạo cho mình niềm tin chân chính.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0.75
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản
thân về ý kiến được nêu. Có thể theo hướng:
- Niềm tin chân chính là niềm tin có trí tuệ cân nhắc, soi sáng để từ đó
hướng con người tới những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống.
- Để tạo cho bản thân niềm tin chân chính cần:
Đề Tốt nghiệp Ngữ Văn 2024 theo đề tham khảo (Đề 1)
265
133 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 theo đề tham khảo.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(265 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)