BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 5
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(...) Chúng ta thương những ngày ít gió nhiều mây
những ngày chỉ nói với nhau bằng ánh mắt
những ngày chỉ cần tựa vai đã thấy lòng thanh thản
những ngày mà nỗi cô đơn cũng cần như hạt muối mặn nêm vào những bình yên...
Nhưng cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ chờ đặt tên
để người định nghĩa lại hạnh phúc
để so đo thiệt hơn những mất mát
để lần đầu tiên trong lòng nghi ngờ tình yêu không phải là thứ duy nhất
biết cách làm tổn thương...
(...) Chúng ta đã đi qua thương nhớ mà không hề phải vay
nên nợ nần chỉ đong bằng cảm giác
nên sợ cuộc đời về sau sẽ chẳng thể nào ôm được ai đó trong tay thật chặt
nên lo lắng những giọt nước mắt sẽ quên từng bỏng rát dù đau đến xanh xao...
có bao nhiêu người đã đi qua thương nhớ mà quên được nhau?
(Trích: Đi qua thương nhớ, Nguyễn Phong Việt, NXB Văn học, 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Chúng ta thương những ngày ít gió nhiều mây
những ngày chỉ nói với nhau bằng ánh mắt
những ngày chỉ cần tựa vai đã thấy lòng thanh thản
những ngày mà nỗi cô đơn cũng cần như hạt muối mặn nêm vào những bình yên...
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ:
“Nhưng cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ chờ đặt tên
để người định nghĩa lại hạnh phúc
để so đo thiệt hơn những mất mát”
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị từ đoạn trích trên là gì? Hãy lý giải.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của
những niềm vui bình dị trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài viết:
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi
gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái có ngựa, dệt vải, chẻ
củi hay đi công nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường
nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bản, giàu lắm, nhà có
nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái
khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là
vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.
Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ.
Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí.
Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra
bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà
cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.
Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị: - Cho tao
đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.
Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại
thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:
- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng
bán con cho nhà giàu.
Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi.
Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà
người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẫn cả chân vách đầu buồng Mị.
Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ
quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị
thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước
ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019, Tr.4-5)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị ở đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách giới
thiệu nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
MA TRẬN
Mức độ nhận thức Vận dụng Tổng % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Tổng TT Kĩ năng Thời Thời Thời Thời Số Thời điểm Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian câu gian (%) (%) (%) (%) (phút) (phút) (phút)
(phút) hỏi (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 Viết đoạn 2 văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 luận xã hội Viết bài 3 nghị luận 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Tự do 0,75
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: 0,75
- Điệp ngữ: những ngày
- Liệt kê: những ngày ít gió nhiều mây; những ngày chỉ nói với nhau
bằng ánh mắt; những ngày chỉ cần tựa vai đã thấy lòng thanh thản; 2
những ngày mà nỗi cô đơn cũng cần như hạt muối mặn nêm vào những bình yên
- So sánh: nỗi cô đơn cũng cần như hạt muối mặn nêm vào những bình yên
Ý nghĩa của những câu thơ: 1,0
- Cuộc sống có nhiều lựa chọn, nhiều con đường và ngã rẽ, tự mỗi người
sẽ biết đâu là lựa chọn phù hợp với bản thân mình. 3
- Qua mỗi ngã rẽ của cuộc đời, con người có thể nhìn lại những giá trị
của hạnh phúc và cả những khổ đau mất mát. Khi tất cả đã qua thì
không cần phải so đo thiệt hơn, thắng bại. Tất cả những điều đó mới làm
nên cuộc sống của chúng ta.
HS trình bày thông điệp ý nghĩa nhất, có lý giải hợp lý. Có thể tham khảo: 0,5
Đoạn thơ đã gợi cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc về những điều
cảm nhận được trong cuộc sống. Có nhiều khi những giá trị của cuộc sống 4
mang đến cho chúng ta lại bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi và chân
thực nhất. Nhưng tất cả những điều đó rồi sẽ phải qua đi. Vì vậy, mỗi con
người hãy trân trọng những giá trị sống mà mình đã và đang có, vươn tới
những giá trị sống tích cực hơn mỗi ngày... II LÀM VĂN 7,0
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của 2,0 1
những niềm vui bình dị trong cuộc sống
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Ý nghĩa của những niềm vui bình dị trong cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sức mạnh của hi vọng trong cuộc sống
Đề Tốt nghiệp Ngữ Văn 2024 theo đề tham khảo (Đề 5)
230
115 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 theo đề tham khảo.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(230 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)