Đề Tốt nghiệp Ngữ Văn 2024 theo đề tham khảo (Đề 7)

35 18 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ đề Tốt nghiệp Ngữ văn 2024 theo đề tham khảo

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    867 434 lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 theo đề tham khảo.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(35 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 7
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:
Chúng ta luôn mong muốn trở thành người thân thiện, cảm thông và sẵn sàng chia sẻ với mọi
người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được điều này. Một nghiên cứu về tâm lý đã cho
thấy rằng: có hai con người đang sống trong mỗi chúng ta. Một con người tốt: thông minh, thân
thiện, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Và một con người xấu: tâm trạng không ổn định, mất cân bằng,
vướng nhiều sai lầm, suy nghĩ tiêu cực và hay cường điệu hóa lỗi lầm của người khác. Yếu tố quyết
định chúng ta đang tồn tại bằng con người nào thể hiện ở phần trội của con người ấy đang lấn át
trong suy nghĩ của mỗi chúng ta vào một thời khắc cụ thể nào đó.

Khi cách cư xử của một người không làm bạn hài lòng thì đừng vội phán xét anh ta, vì biết
đâu đó là lúc anh ta đang gặp những biến cố và cảm thấy bất an. Hãy đến với mọi người bằng sự
cảm thông, chia sẻ thân tình, bạn không những có thể giúp họ lấy lại cảm xúc cân bằng, mà niềm tin
họ đặt vào họ cũng tăng lên. Một mối quan hệ sâu sắc chắc chắn được nảy nở trên mảnh đất được
nuôi dưỡng bằng tình yêu thương và sự thấu hiểu.
[...]
Với các cư xử tế nhị, chân thành, chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn những gì chúng ta mong

đợi: sự yêu thương, trân trọng của người xung quanh và của chính chúng ta. Mọi người sẽ tôn trọng
và tin tưởng vào những người hiểu được tâm trạng của họ (nhất là những lúc họ cảm thấy chán
nản, thất vọng), họ biết ơn những người đã giữ được cảm xúc tốt đẹp dành cho họ trong khi những
người khác thì không. Bạn thích ở gần ai hơn – một người hay bực bội và hốt hoảng hay một người
luôn bình yinhx và chủ động tìm cách giải quyết những tình huống khó khăn?

(Trích Hạt giống hạnh phúc – Richard Carlson, Hoài Giang và Thế Lâm dịch, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2011, tr. 87-88)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, có hai con người như thế nào đang sống trong mỗi chúng ta?
Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
Mọi người sẽ tôn trọng và tin tưởng vào những người hiểu được tâm trạng của họ (nhất là
những lúc họ cảm thấy chán nản, thất vọng), họ biết ơn những người đã giữ được cảm xúc tốt đẹp
dành cho họ trong khi những người khác thì không.
Câu 4. Hãy cho biết: Bạn thích ở gần ai hơn – một người hay bực bội và hốt hoảng hay một người
luôn bình tĩnh và chủ động tìm cách giải quyết những tình huống khó khăn? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)



Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ
của anh/ chị về ý nghĩa của việc tạo nên những cảm xúc tích cực trong một mỗi quan hệ.
Câu 2 (5,0 điểm)
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhở chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thưở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tình nghĩa thủy chung của người dân
Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng.

MA TRẬN
Mức độ nhận thức Vận dụng Tổng % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Tổng TT Kĩ năng Thời Thời Thời Thời Số Thời điểm Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian câu gian (%) (%) (%) (%) (phút) (phút) (phút)
(phút) hỏi (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 Viết đoạn 2 văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 luận xã hội Viết bài 3 nghị luận 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. 0,75
Theo đoạn trích có hai con người đang sống trong mỗi chúng ta: “Một 0,75
con người tốt: thông minh, thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Và 2
một con người xấu: tâm trạng không ổn định, mất cân bằng, vướng
nhiều sai lầm, suy nghĩ tiêu cực và hay cường điệu hóa lỗi lầm của người khác".
- Biện pháp tu từ chêm xen: “nhất là những lúc họ cảm thấy chán nản, 1,0 thất vọng”.
- Tác dụng: Bổ sung thông tin chú thích cho cụm từ “tâm trạng của họ”
ở phía trước. Đồng thời làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục, giúp sự diễn
đạt trở nên sinh động hơn. 3 Hoặc:
- Biện pháp tu từ điệp từ “họ”
- Tác dụng: Nhấn mạng và làm nổi bật, cảm xúc, thái độ của chủ thể
được để cập đến. Đồng thời làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục, giúp sự
diễn đạt trở nên sinh động hơn.
HS có cách trả lời và lý giải sao cho phù hợp và thuyết phục. 0,5 Gợi ý:
- Không ai muốn ở gần một người hay bực bội và hốt hoảng trừ khi họ
không có sự lựa chọn nào khác. Bản thân tôi nghĩ mình thích ở cạnh một
người luôn bình tĩnh và chủ động tìm cách giải quyết những tình huống
khó khăn. Bởi vì họ , những người có bản lĩnh, có thái độ tích cực, lạc
quan họ không những có thể giúp bản thân họ giải quyết vấn đề còn có thể 4
giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi cần thiết. Hoặc:
Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, nếu người đó là bạn bè hay người thân của tôi
thì tôi sẽ không suy nghĩ đến việc thích hay không thích “một người hay
bực bội và hốt hoảng” hay “một người luôn bình tĩnh và chủ động tìm
cách giải quyết những tình huống khó khăn”. Hơn thế nữa nếu tôi là một
người có bản lĩnh, có khả năng giữ bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc của
chính bản thân mình thì tôi sẽ sẵn sàng đối diện và bên cạnh tất cả. II LÀM VĂN 7,0
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc 2,0 1
tạo nên những cảm xúc tích cực trong một mối quan hệ.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25


zalo Nhắn tin Zalo