Đề Tốt nghiệp Ngữ Văn 2024 theo đề tham khảo (Đề 9)

54 27 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 10 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ đề Tốt nghiệp Ngữ văn 2024 theo đề tham khảo

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    889 445 lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 theo đề tham khảo.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(54 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 9
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:
TRĂNG LÊN NƠI ĐẢO XA
Tháng tư, mùa biển lặng...
Những hạt mưa hiếm hoi cũng đủ ru những ngọn muống biển âm thầm vươn ra mép nước. Cái
khát khao của đất trời như phần nào thấu hiểu tâm trạng của mỗi người lính đảo. Trăng thượng
tuần nhô ra từ vũ trụ bao la tươi mới như vồng ngực nàng thiếu nữ. Đêm nay khẩu đội chúng tôi tổ
chức sinh nhật tuổi 19 cho Lương, cậu em út mới ra đảo được tròn ba tháng. Dẫu không có những
ngọn nến lung linh, chỉ có hạt lạc đồng quê với ẩm trà ngon và những lời chúc thân tình sao mà
thân thương đến thế. Trăng đêm tỏa sáng, rắc muôn ngàn ánh bạc giữa đại dương mênh mông
khiến lòng người man mác.

Trăng trên đảo dường như xuống thấp hơn, sáng hơn bởi ánh sáng không có sự choáng ngợp
sắc màu của những ánh đèn phố thị. Tôi liên tưởng ánh trăng ngoài đảo xa cũng giống những đêm
trăng trên đồng lúa quê hương. Đảo nhỏ về đêm mênh mang, trải một thứ ánh sáng kì ảo. Nhìn
những vạt mồng tơi, muống, cải và những rặng bàng vuông dưới ánh trăng đêm bỗng nõn nhà, hớn
hở rung lên trong hơi sương. Những gương mặt của người lính càng ngời lên rạng rỡ, chúng tôi
thỏa thê ngả mặt hứng trăng non. Đêm nay chúng tôi được cảm nhận những mầm sống đang cựa
mình bên chiến hào công sự bê tông và những mái tôn nói rang hầm hập. Ánh trăng đêm hồn hậu
khoan dung như lòng mẹ. Những chú dế nhảy ra từ những hốc cỏ đón trăng và vuốt râu ca hát.

Đêm về khuya ở Trường Sa sao mà thiêng liêng đến thế, vầng trăng treo chênh chếch phía đầu
ngọn hải đăng. Ánh sáng nơi con mắt biển lung linh sắc màu huyền diệu thêm ấm lòng những con
tàu giữa trùng khơi. Nhìn những khuôn mặt rạng ngời trẻ trung, tôi càng hiểu và tin yêu hơn về sức
sống mạnh mẽ của mảnh đất nơi đầu sóng.

(Theo Duy Hoàn, https://vannghedanang.org.vn/trang-len-noi-dao-xa-duy-hoan-5823.html)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Văn ản đã đề cập đến sự kiện nào được tổ chức trên đào Trường Sa?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn sau: Ánh
trăng đêm hồn hậu khoan dung như lòng mẹ. Những chú dế nhảy ra từ những hốc cỏ đón trăng và vuốt râu ca hát.



Câu 4. Nhận xét về hình tượng người lính đảo được thể hiện trong văn bản.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của niềm tự hào dân tộc.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng viết:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sóng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ội Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc và chất họa trong thơ Quang Dũng

MA TRẬN
Mức độ nhận thức Vận dụng Tổng % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Tổng TT Kĩ năng Thời Thời Thời Thời Số Thời điểm Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian câu gian (%) (%) (%) (%) (phút) (phút) (phút)
(phút) hỏi (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 Viết đoạn 2 văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 luận xã hội Viết bài 3 nghị luận 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả 0,75
Văn bản đã đề cập đến sự kiện được tổ chức trên đảo Trường Sa: “Đêm 0,75 2
nay khẩu đội chúng tôi tổ chức sinh nhật tuổi 19 cho Lương, cậu em út
mới ra đảo được tròn ba tháng"
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: “Ánh trăng đêm hồn hậu 1,0
khoan dung như lòng mẹ. Những chú dế nhảy ra từ những hốc cỏ đón
trăng và vuốt râu ca hát"
+ Nhân hóa: “ánh trăng hồn hậu, khoan dung; những chú dế vuốt râu ca hát"
+ So sánh: “Ánh trăng đêm hồn hậu khoan dung như lòng mẹ" 3 - Tác dụng
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, khiến lời văn thêm sinh động, hấp dẫn
+ Thể hiện khung cảnh thiên nhiên yên bình, thân thuộc trên đảo Trường Sa.
+ Thể hiện tinh yêu, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với đảo Trường Sa và cuộc sống nơi đây.
- Hình tượng người lính được thể hiện trong văn bản: 0,5 + Trẻ trung, yêu đời
+ Cuộc sống phải đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ
+ Đoàn kết, gắn bó, chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. 4
+ Yêu thiên nhiên, gắn bó với đảo như quê hương. - Nhận xét:
+ Hình tượng đẹp, đáng khâm phục, tự hào.
+ Hình tượng được xây dựng chân thực, sống động. II LÀM VĂN 7,0
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về sức mạnh của 2,0 1
niềm tự hào dân tộc.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.


zalo Nhắn tin Zalo