Giáo án Dòng điện. Cường độ dòng điện Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

259 130 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Vật Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 19 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Vật lí 11.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(259 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG IV: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
BÀI 16: DÒNG ĐIỆN. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Làm thí nghiệm để biết được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và tác dụng
mạnh, yếu của dòng điện.
- Hiểu được ý nghĩa của công thức tính cường độ dòng điện và ý nghĩa của đơn vị điện lượng.
- Hiểu được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và vận tốc của các hạt mang điện.
- Làm được các bài tập đơn giản liên quan đến các kiến thức được học trong bài. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho
các nhóm; tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư
xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; biết
khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Thảo luận và vận dụng được biểu thức I = Snve
cho dây dẫn có dòng điện.
Năng lực vật lí:


- Nêu được cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng chuyển qua tiết
diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
- Định nghĩa được đơn vị đo điện lượng culong là lượng điện tích chuyển qua tiết
diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi có cường độ dòng điện 1 A chạy qua dây dẫn.
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa vào tài liệu đa phương tiện), nêu được cường
độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện.
- Vận dụng được biểu thức I = Snve cho dây dẫn có dòng điện. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó
khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản
thân trong quá trình tìm hiểu ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống và thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án.
- Hình vẽ trong SGK: hình ảnh ánh sáng từ hai bóng đèn sợi đốt cùng loại nhưng
có độ sáng khác nhau, hình ảnh bộ dụng cụ thí nghiệm kiểm chứng tác dụng
mạnh yếu của dòng điện,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học
tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Thông qua ví dụ thực tế về bóng đèn khi bật công tắc, GV dẫn dắt HS
vào vấn đề cần tìm hiểu của bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và thảo luận về các câu hỏi liên
quan tới dòng điện chạy trong dây dẫn nối với bóng đèn.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về
nội dung liên quan đến dòng điện, cường độ dòng điện.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh ánh sáng từ hai bóng đèn sợi đốt cùng loại nhưng có độ sáng
khác nhau (hình 16.1) cho HS quan sát.
Khi bật công tắc, ta thấy bóng đèn sáng lên gần như lập tức.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Phải chăng các hạt tải điện trong dây dẫn nối
với bóng đèn đã di chuyển với vận tốc rất lớn? Có thể ước tính vận tốc này bằng cách
nào? Ngoài ra, khi so sánh độ sáng hai bóng đèn sợi đốt cùng loại nhưng được đặt
vào hai hiệu điện thế khác nhau ta thấy có sự khác biệt. Yếu tố nào của dòng điện đã
tạo nên sự khác biệt này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài
học ngày hôm nay: Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm dòng điện
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm dòng điện và quy ước chiều dòng điện.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận để nêu
được khái niệm dòng điện và quy ước chiều dòng điện.
c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu
được khái niệm dòng điện và quy ước chiều dòng điện.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
I. KHÁI NIỆM DÒNG ĐIỆN
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và - Dòng điện là dòng dịch chuyển
liên hệ lại kiến thức về khái niệm dòng điện đã có hướng của các điện tích.
được học ở môn Khoa học tự nhiên cấp - Chiều dòng điện được quy ước là THCS.
chiều dịch chuyển có hướng của
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, xem video các điện tích dương (ngược với
và nêu khái niệm dòng điện và quy ước chiều chiều dịch chuyển có hướng của dòng điện. các điện tích âm).
(link video) (từ 2:22 đến 3:03)
- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm
dòng điện và quy ước chiều dòng điện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức đã học, đọc thông tin
SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.


zalo Nhắn tin Zalo