BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG
GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến
người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ
đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
- Nhân biết và phân tích được nội dung của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng
chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản nghị luận; đánh giá được các lí lẽ và bằng
chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết; thể hiện được quan
điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính của văn bản và giải thích lí do.
- Biết được một số cách giải thích nghĩa của từ, qua đó, chủ động bồi đắp vốn từ và
sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội
họa, điêu khắc,…), nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
- Biết giới thiệu (dưới hình thức nói) một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân
(tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội họa,…). 2. Về năng lực a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.
- Năng lực ngôn ngữ: biết được một số cách giải thích nghĩa của từ, qua đó, chủ động
bồi đắp vốn từ và sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
- Năng lực tạo lập văn bản: viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
(điện ảnh, âm nhạc, hội họa, điêu khắc,…).
- Năng lực nói và nghe: biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá
nhân (tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội họa,…)’ 3. Về phẩm chất
- Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho
cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước ngoặt trong cuộc đời.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các chủ 1. Văn bản văn học có nhiều chủ đề đề của văn bản.
Thực tế văn học cho thấy, không hiếm - HS trả lời
văn bản cùng lúc thể hiện nhiều chủ
đề và các chủ đề này được phân loại
theo những tiêu chí khác nhau. Xét mức
độ biểu hiện đậm hay nhạt, mạnh hay
yếu của chủ đề thông qua toàn bộ thế
giới nghệ thuật được miêu tả, có thể nói
đến chủ đề chính và chủ đề phụ (việc
xác định đâu là chủ đề chính, là chủ đề
phụ nhiều khi phụ thuộc vào sự tiếp
nhận khác nhau của người đọc chứ
không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý
của tác giả). Xét tính chất của những
điều được biểu hiện, có thể nói đến chủ
đề đặc thù dân tộc hay chủ đề phổ quát nhân loại.
Chính sự đa dạng về chủ đề khiến văn
bản trở nên đa nghĩa, đáp ứng được sự
đón đợi của nhiều loại độc giả khác nhau
và mỗi người có thể tìm thấy ở văn bản
một điều tâm đắc riêng. Mặc dù thể hiện
nhiều chủ đề, tính thống nhất, trọn vẹn
của văn bản vẫn luôn được nhà văn xem
là đích cần hướng tới và điều này không
có gì mâu thuẫn, bởi tự các chủ đề soi
sáng, bổ sung cho nhau để cùng tạo nên
một tác động mạnh mẽ, mang tính tổng
hợp đối với người tiếp nhận.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về một số 2. Một số cách giải thích nghĩa của từ
cách giải thich nghĩa của từ.
Có nhiều cách giải thích nghĩa của - HS trả lời
từ tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc
điểm, tính chất của từ được giải thích (từ
vay mượn, từ địa phương, từ cổ,...). Sau
đây là một số cách cơ bản và thông dụng:
- Giải thích bằng hình thức trực quan:
chỉ vào sự vật hay hiện tượng tồn tại
trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ
đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại
diện của sự vật được ghi nhận bằng các
phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh,...).
- Giải thích bằng cách trình bày khái
niệm mà từ biểu thị. Theo cách này,
không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật,
hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa
của những từ biểu thị trạng thái tinh thần
hay kết quả hoạt động tư duy của con
người đều có thể được làm sáng tỏ.
- Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng
nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải
thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng
nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến.
- Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng
yếu tố trogn từ được giải thích (đối với
đa số từ ghép), sau đó nêu nghĩa chung của từ.
Giáo án Lựa chọn và hành động (2024) Kết nối tri thức
691
346 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 11.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(691 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 11
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG
GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến
người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ
đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
- Nhân biết và phân tích được nội dung của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng
chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản nghị luận; đánh giá được các lí lẽ và bằng
chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết; thể hiện được quan
điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính của văn bản và giải thích lí do.
- Biết được một số cách giải thích nghĩa của từ, qua đó, chủ động bồi đắp vốn từ và
sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội
họa, điêu khắc,…), nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
- Biết giới thiệu (dưới hình thức nói) một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân
(tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội họa,…).
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.
- Năng lực ngôn ngữ: biết được một số cách giải thích nghĩa của từ, qua đó, chủ động
bồi đắp vốn từ và sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
- Năng lực tạo lập văn bản: viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
(điện ảnh, âm nhạc, hội họa, điêu khắc,…).
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Năng lực nói và nghe: biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá
nhân (tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội họa,…)’
3. Về phẩm chất
- Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho
cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước
ngoặt trong cuộc đời.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các chủ
đề của văn bản.
- HS trả lời
1. Văn bản văn học có nhiều chủ đề
Thực tế văn học cho thấy, không hiếm
văn bản cùng lúc thể hiện nhiều chủ
đề và các chủ đề này được phân loại
theo những tiêu chí khác nhau. Xét mức
độ biểu hiện đậm hay nhạt, mạnh hay
yếu của chủ đề thông qua toàn bộ thế
giới nghệ thuật được miêu tả, có thể nói
đến chủ đề chính và chủ đề phụ (việc
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về một số
cách giải thich nghĩa của từ.
- HS trả lời
xác định đâu là chủ đề chính, là chủ đề
phụ nhiều khi phụ thuộc vào sự tiếp
nhận khác nhau của người đọc chứ
không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý
của tác giả). Xét tính chất của những
điều được biểu hiện, có thể nói đến chủ
đề đặc thù dân tộc hay chủ đề phổ quát
nhân loại.
Chính sự đa dạng về chủ đề khiến văn
bản trở nên đa nghĩa, đáp ứng được sự
đón đợi của nhiều loại độc giả khác nhau
và mỗi người có thể tìm thấy ở văn bản
một điều tâm đắc riêng. Mặc dù thể hiện
nhiều chủ đề, tính thống nhất, trọn vẹn
của văn bản vẫn luôn được nhà văn xem
là đích cần hướng tới và điều này không
có gì mâu thuẫn, bởi tự các chủ đề soi
sáng, bổ sung cho nhau để cùng tạo nên
một tác động mạnh mẽ, mang tính tổng
hợp đối với người tiếp nhận.
2. Một số cách giải thích nghĩa của từ
Có nhiều cách giải thích nghĩa của
từ tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc
điểm, tính chất của từ được giải thích (từ
vay mượn, từ địa phương, từ cổ,...). Sau
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đây là một số cách cơ bản và thông
dụng:
- Giải thích bằng hình thức trực quan:
chỉ vào sự vật hay hiện tượng tồn tại
trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ
đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại
diện của sự vật được ghi nhận bằng các
phương tiện phi ngôn ngữ như tranh,
ảnh,...).
- Giải thích bằng cách trình bày khái
niệm mà từ biểu thị. Theo cách này,
không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật,
hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa
của những từ biểu thị trạng thái tinh thần
hay kết quả hoạt động tư duy của con
người đều có thể được làm sáng tỏ.
- Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng
nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải
thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng
nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người
tiếp nhận biết đến.
- Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng
yếu tố trogn từ được giải thích (đối với
đa số từ ghép), sau đó nêu nghĩa chung
của từ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
VĂN BẢN 1: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
(Nguyễn Công Trứ)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến
người đọc.
- Phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Biết cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông qua thực hành giải
thích một số từ khó, từ đa nghĩa trong văn bản; qua đó chủ động bồi đắp vốn từ ngữ
và sử dụng từ ngữ chinh xác, có hiệu quả.
- Năng lực văn học: Nhận biết được cái cao cả, quan điểm sống của Nguyễn Công
Trứ.
3. Phầm chất
- Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho
cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước
ngoặt trong cuộc đời.
- Tôn trọng sự bình đẳng, cổ vũ cho cái mới, sự tiến bộ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu trên máy Ô chữ bí mật
GV gọi HS chọn bất kỳ ô câu hỏi, trả lời
câu hỏi để tìm ra từ trong các ô chữ
1. Đây là hoạt động nghệ thuật nào?
2. Tên một địa danh của tỉnh Thái Bình,
mang nghĩa Hán Việt là “Biển tiền”?
Ô chữ:
1. Hát ca trù
2. Tiền Hải
3. Hà Tĩnh
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
3. Tỉnh quê hương Đại thi hào Nguyễn Du?
4. Điền từ vào câu: “ Kiếp sau xin chớ làm
người/ Làm …đứng giữa trời mà reo”
5. Người Việt trẻ ngày nay muốn thể hiện
cá tính của mình thông qua điều gì?
6. Dòng họ có dân số đông nhất của Việt
Nam hiện nay?
7. Hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo
trong lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội,
nghệ thuật ….mà người hâm mộ muốn, học
hỏi, noi theo và tiếp nối được gọi là gì?
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ cá nhân.
- GV quan sát, gợi ý (nếu cần).
B3. Báo cáo thảo luận:
- GV gọi HS lựa chọn, trả lời
- Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
GV nhận xét, dẫn vào bài
4. cây thông
5. Cái tôi
6. Nguyễn
7. Thần tượng
Nhắc đến Nguyễn Công Trứ, nhà thơ
Tố Hữu từng vái lạy và bày tỏ: “Thật
là một người có một không hai. Tài
đến rứa là cùng, khí phách đến rứa
là cùng, đức độ làm quan đến rứa là
cùng mà chơi nhởi cũng hay đến
rứa là cùng…”. Tài năng, cá tính,
chất ngông của NCT thể hiện trong
cả đời thường và văn học. Hôm nay,
chúng ta tìm hiểu tp Bài ca ngất
ngưởng để khám phá đánh giá chủ
đề, tư tưởng, thông điệp của ông….
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng
dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến .
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả và
văn bản dựa vào nội dung đã đọc ở nhà,
trả lời câu hỏi sau:
+ Qua tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu về
Nguyễn Công Trứ, hãy khái quát một số
thông tin cơ bản về tác giả.
+ Hãy xác định hoàn cảnh sáng tác, thể
loại và vị trí của bài thơ ?
+ HS kể một số tác phẩm thuộc thể loại
hát nói.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
1. Tác giả
- Nhà nho tài tử
- Có tài năng và nhiệt huyết ở nhiều lĩnh
vực, có nhiều đóng góp cho dân cho
nước.
- Con đường làm quan không bằng
phẳng, thăng giáng nhiều lần
- Sự nghiệp sáng tác: Hầu hết bằng chữ
Nôm và góp phần quan trọng vào việc
phát triển của thể loại hát nói trong
VHVN
2. Văn bản
– HCRĐ: được làm sau năm 1848 khi
nhà thơ đã cáo quan về hưu.
– Thể loại: hát nói – một thể thơ tự do,
phóng khoáng.
- Vị trí:
+ Trực tiếp bộc lộ quan điểm sống khác
người, cái tôi cá nhân “ngất ngưởng”
khác biệt với xã hội phong kiến.
+ Là bức chân dung tự hoạ về thân thế,
sự nghiệp, lối sống với một cá tính độc
đáo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức.
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
a. Mục tiêu: Phân tích và đánh giá được nội dung, nghệ thuật, cảm hứng của tác
giả được thể hiện trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi:
+ Trừ nhan đề, bao nhiêu lần tác giả
nhắc đến tứ “Ngất ngưởng” trong bài
thơ?
+ Theo anh (chị) “Ngất ngưởng” diễn
tả một tư thế nào của con người, và sự
vật?
+ Nếu hiểu “Ngất ngưởng” là một
Phẩm chất sống thì em hiểu phẩm chất
đó là như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
- Từ “Ngất ngưởng” xuất hiện 4 lần
trong bài thơ ở các câu: 4, 8, 12 và câu
cuối.
- “Ngất ngưởng” diễn tả một con người,
sự vật có chiều cao hơn so với con người
và sự vật khác nhưng ngả nghiêng, chực
đổ mà không đổ.
-> Đây là trạng thái gây cảm giác rất khó
chịu cho người xung quanh, như trêu
trọc, trêu ngươi.
- Là khác người, xem mình cao hơn
người khác.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm, trả lời từng câu
hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi:
+ Trong thời gian làm quan, Nguyễn
Công Trứ đã thể hiên phẩm chất “ngất
ngưởng” của mình như thế nào?
+ Tại sao ông coi việc làm quan là mất
tự do vậy mà vẫn ra làm quan?
+ Câu 3, 4, 5, 6 NCT nói đến điều gì?
- Là thoải mái tự do, phóng túng, không
theo một khuôn khổ nào hết.
*Từ “Ngất ngưởng” thứ nhất gắn liền
với những năm ra làm quan. Đó là cái
“Ngất ngưởng” ở chốn quan trường. (6
câu đầu)
*Từ “Ngất ngưởng” thứ hai, ba gắn liền
với những năm cáo quan về hưu. Đó là
cái “Ngất ngưởng ở chốn hành lạc. (12
câu tiếp).
* Từ “Ngất ngưởng” thứ tư trở lại quãng
đời làm quan. Nhưng đây là cái “Ngất
ngưởng” ở chốn triều chung. (Câu cuối).
=> Phẩm chất sống tự do, phóng
khoáng, vượt lên trên những trói buộc
của cuộc sống đời thường ở nhà thơ.
2. Lời tự thuật về cuộc đời
a. Khi làm quan (6 câu đầu)
- Câu 1:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Mọi việc trong trời đất đều là phận sự
của ta: Phẩm chất tự tin, ý thức sâu sắc
về vai trò, trách nhiệm và tài năng của
bản thân.
- Câu 2:
“Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng”
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ 6 câu đầu là bức chân dung tự họa
của nhà thơ khi còn đương chức. Vậy
lúc đã cáo quan rồi NCT có còn
“Ngông” nữa không?
+ NCT đã làm gì kể từ lúc về hưu? (về
hưu thế nào, ăn chơi ra sao). Em có
nhận xét gì về những hành động đó? Từ
đó cái “Ngất ngưởng” của nhà thơ ở
đây như thế nào?
+ Quan niệm sống của Nguyễn Công
Trứ thể hiện như thế nào trong các câu
từ 13 – 15?
+ Nguyễn Công Trứ đã quan niệm như
thế nào về phận sự của kẻ làm trai ở câu
17, 18? Ông đã hiện thực được quan
niệm ấy chưa?
+ Câu 17, 18: Cá tính và bản lĩnh của
nhà thơ được ông diễn tả như thế nào?
+ Trong câu cuối, nhà thơ đã khẳng
định những gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm, trả lời từng câu
hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
-> Tuy cho việc làm quan là mất tự do,
là “vào lồng” song vẫn ra làm quan vì
đó là phương tiện để ông thể hiện tài
năng và hoài bão của mình, một sự dấn
thân tự nguyện.
- Câu 3, 4, 5, 6: Liệt kê tài năng hơn
người:
+ Giỏi văn chương (khi thủ khoa)
+ Tài dùng binh (thao lược)
-> Tài năng lỗi lạc xuất chúng: văn võ
song toàn
- Khoe danh vị hơn người:
+ Tham tán
+ Tổng đốc
+ Đại tướng (bình định Trấn Tây)
+ Phủ doãn Thừa Thiên
- Thực tế đã cho thấy ông là người có tài
năng xuất chúng, tận tâm với sự nghiệp
và lập nhiều công trạng, thể hiện tài
“kinh bang tế thế”.
- Đường công danh khi thăng lúc giáng,
nhưng khi nhìn lại ông không hề che
giấu niềm tự hào, kiêu hãnh về tài năng
và vì đã cống hiến hết mình.
- Nghệ thuật
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu
sắc trang trọng.
+ Thủ pháp NT: điệp từ kết hợp liệt kê
vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn
mạnh các chức danh đã từng trải qua ->
Thể hiện một ý thức rõ nét, trang trọng
về tài năng và địa vị của bản thân.
+ Giọng điệu: lúc khoe khoang, phô
trương; lúc tự cao tự đại, khinh đời.
=> "Ngất ngưởng" trên hành trình hoạn
lộ: người quân t sống bản lĩnh, đầy tự
tin, kiên trì lí tưởng.
b. Lúc về hưu (12 câu tiếp)
* Sự kiện về hưu:
- Mở ra bằng câu thơ nguyên văn chữ
Hán → sự kiện quan trọng.
“Đô môn giải tổ chi niên”
-> Nhắc lại một sự kiện quan trọng trong
cuộc đời (về hưu), điều kiện để ông thực
hiện lối sống ngất ngưởng.
* Những hành động ngất ngưởng:
- “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
-> Dạo chơi bằng cách cưỡi con bò
vàng, đeo nhạc ngựa trước ngực nó, đeo
mo cau sau đuôi, bảo rằng để che miệng
thế gian.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”
->Thưởng thức cảnh đẹp, ngao du sơn
thủy.
+ “Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi”
-> Cười mình là tay kiếm cung (một ông
tướng có quyền sinh quyền sát) dạng từ
bi: dáng vẻ tu hành, trái hẳn với trước.
+ “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”
-> Dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, đi
hát ả đào.
+ Chứng kiến cảnh ấy
“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
-> Một cá tính nghệ sĩ: Sống phóng
túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo
cách của mình, nhanh chóng thích nghi
hoàn cảnh.
- Quan niệm sống:
+ Câu 13: Vượt qua dư luận xã hội,
không quan tâm được mất.
+ Câu 14: không bận lòng trước những
lời khen chê.
+ Câu 15, 16: Sống tự do, phóng túng,
tận hưởng mọi thú vui, không vướng
tục.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
⭢ Một nhân cách, một bản lĩnh ngất
ngưởng: sống không giống ai, không
nhập tục cũng không thoát tục.
- Câu 17, 18: Cá tính và bản lĩnh
+ So sánh mình với các bậc anh tài
+ Tự khẳng định mình là bề tôi trung
thành
+ Ý thức về bản lĩnh, tài năng và phẩm
chất.
- Nghệ thuật
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu
sắc trang trọng.
+ Hình ảnh: đối lập-> trái khoái, ngược
đời
+ Thủ pháp NT: liệt kê
+ Giọng điệu: hài hước, hóm hỉnh.
+ Nhịp điệu: khoan thai, không gò bó về
niêm luật, số câu, số chữ.
-> Thể hiện lối sống tự do, tự tại, phóng
túng, hào hoa.
=> "Ngất ngưởng" khi cáo quan về hưu:
bậc tài t phong lưu, không ngần ngại
khẳng định cá tính của mình.
c. Ngất ngưởng ở chốn triều cung:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi:
+ Bài thơ đã khẳng định phong cách
sống của NCT như thế nào?
+ Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất
ngưởng còn có chủ đề nào khác
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm, trả lời từng câu
hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- Câu cuối: vừa hỏi vừa khẳng định:
mình là một đại thần trong triều, không
có ai sống ngất ngưởng như ông cả.
- Nêu bật sự khác biệt của mình so với
đám quan lại khác: cống hiến, nhiệt
huyết.
- Ý thức muốn vượt ra khỏi quan niệm
“đạo đức” của nhà nho.
- Thể hiện tấm lòng sắt son, trước sau
như một đối với dân, với nước.
-> Ngất ngưởng nhưng phải có thực tài,
thực danh.
3. Khẳng định phong cách sống
- Khi làm quan, ông không chấp nhận sự
khom lưng uốn gối hay thói quỵ lụy.
- Khẳng định tấm lòng trung quân, ái
quốc bằng tài năng và sự cống hiến hết
mình cho xã hội, cho triều đại.
- Không chấp nhận uốn mình theo lễ
giáo Nho giáo, mà thuận theo sự tôn
trọng cá tính, sự trung thực và cũng là
dám sống cho mình.
=> Vẻ đẹp nhân cách của NCT: Một con
người giàu năng lực, dám sống cho
mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong
kiến, theo đuổi cái tâm tự nhiên.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
III. TỔNG KẾT
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS tổng kết lại nội dung,
nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung chính của văn bản.
+ Nhận xét về nghệ thuật của văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
1. Nội dung
Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện
trong hình ảnh “ngất ngưởng”: từng làm
nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng
khoáng, bản lĩnh sống mạnh, ít nhiều có
sự phá cách về quan niệm sống, vượt
qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo
phong kiến.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ: chữ Nôm được sử dụng linh
hoạt.
- Nhịp thơ linh hoạt giàu nhạc tính.
- Xây dựng hình tượng ý vị, trào phúng
nhưng ẩn sau đó là thái độ, quan niệm
nhân sinh quan mang màu sắc hiện đại.
Hoạt động 2: Viết kết nối và đọc
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
a. Mục tiêu: Viết được đoạn văn phân tích ý nghĩa các chi tiết trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành viết đoạn văn.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng x trước sự được
mất, khen chê, may rủi,… mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS viết đoạn văn, GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần).
Bước 3: Trao đổi, báo cáo sản phẩm
- HS đọc đoạn văn, những HS khác theo dõi, nhận xét,…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
- Chiếu (đọc) đoạn văn mẫu.
Đoạn văn mẫu
Qua bài “Bài ca ngất ngưởng”, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông
đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng
chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác
lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất
ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng
chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ. Ông đã từng
nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải
nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông
đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình
Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như:
khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với
tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang
rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là
người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan
niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình
nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của
bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia. Nhà nho
chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý.
Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng
vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ
lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về
các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không
phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng
trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc
tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức
quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng.
Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa hình thành về tác giả và tác phẩm.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, thảo luận
c. Sản phẩm: Bài thuyết trình ngắn
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đăt câu hỏi: Lí giải vì sao Nguyễn Công Trứ có thể ngất ngưởng được như thế?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS suy nghĩ, thảo luận, phát biểu
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV gọi 1-2 bài HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Tạo mối liên hệ giữa những thông tin trong văn bản với đời sống và
với những văn bản khác.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, làm bài tập.
c. Sản phẩm: Bài viết của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ: Tuổi trẻ ngày nay cần làm gì để thể hiện được phong cách sống
ngất ngưởng tích cực.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HS có thể thực hiện ở nhà
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá vào tiết học tiếp theo
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
VĂN BẢN 2: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
(Nguyễn Đình Chiểu)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức/ yêu cầu cần đạt
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà tác giả bài Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc muốn gửi đến người đọc.
- Luyện tập tra cứu, tập giải thích nghĩa của từ, đặc biệt là những từ có từ địa phương,
từ vay mượn thông qua cách phiên âm tiếng nước ngoài.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Biết cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông qua thực hành giải
thích một số từ khó, từ đa nghĩa trong văn bản; qua đó chủ động bồi đắp vốn từ ngữ
và sử dụng từ ngữ chinh xác, có hiệu quả.
- Năng lực văn học: Nhận biết được cái cao cả, quan điểm sống của Nguyễn Đình
Chiểu.
3. Phầm chất
- Kính trọng và biết ơn những con người bình dị nhưng đã anh dũng dẫn thân, hi
sinh cho Tổ quốc; đồng thời luôn nuôi dưỡng lòng quả cảm, khát vọng đóng góp cho
cộng đồng.
- Tôn trọng sự bình đẳng, cổ vũ cho cái mới, sự tiến bộ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan; HS trả lời cá nhân.
c. Sản phẩm: Lời chia sẻ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hãy kể ngắn gọn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh
vì nền độc lập tự chủ của đất nước ta trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- GV dẫn dắt: Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết: “Trên đời có
những ngôi sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú thì
mới thấy được, và càng nhìn càng thấy sáng”. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
vậy, có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Lục Vân Tiên mà còn rất ít biết
về thơ văn yêu nước của ông - khúc ca hùng tráng của phong trào chống bọn xâm
lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây hơn một trăm năm…và “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác, là bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn
học Việt Nam trung đại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng
dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến .
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ:
+ Trình bày những thông tin cơ bản về
tác giả theo các từ khóa đã cho: 1943,
1949, 1959, thể loại chính, tác phẩm nổi
tiếng.
+ Vị trí bài văn tế trong sáng tác
Nguyễn Đình Chiểu và trong lịch s văn
học Việt Nam?
+ Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
1. Tác giả
- 1843, đỗ tú tài.
- 1849, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì
hay tin mẹ mất bỏ thi, về quê bị
mù.
Về Gia Định mở trường dạy học, bốc
thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.
- 1959: Pháp chiếm Gia Định, chúng dụ
dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ trọn
tấm lòng thủy chung son sắt với đất
nước và nhân dân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Em hiểu như thế nào về thể loại văn
tế? (mục đích, nội dung, hình thức)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến
thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
- Thể loại sáng tác chính: Truyện thơ,
Thơ Đường luật, văn tế.
- Tác phẩm nổi tiếng: Lục Vân Tiên,
Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật
vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
2. Văn bản
- Bài văn tế nằm trong giai đoạn thứ 2
thuộc bộ phận văn thơ yêu nước của
NĐC. Là tác phẩm có giá trị đặc biệt và
độc đáo trong văn học dân tộc.
- Văn tế là một thể văn dùng trong đời
sống, có chức năng cơ bản là tế vong
hồn, ca và ghi nhớ công đức người đã
khuất.
- Cấu trúc nội dung nói chung gồm ba
phần: Tán (thể hiện nhận định, đánh giá,
thường là ca ngợi công đức người được
tế); Thán (khái quát về sự nghiệp, công
lao, tài năng, đức độ,... của người được
tế); Ai (bày tỏ niềm đau đớn, thương
xót, sự kính trọng, ghi nhớ công ơn,...
với người được tế)....
- Ngôn ngữ: trang nghiêm, giản dị, dễ
hiểu để thể hiện sự chân thành, kính
trọng,... với người được tế.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bút pháp: phối hợp đa dạng các yếu tố
như nghị luận, tự sự, trữ tình, biểu cảm.
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
a. Mục tiêu: Khám phá văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở tất cả các khía cạnh,
về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV đọc mẫu đoạn đầu văn bản, hướng
dẫn HS cách đọc văn biền ngẫu (chú ý
nhịp, tiết tấu, cấu trúc đối).
- Hướng dẫn HS chia bố cục: HS thảo
luận theo nhóm, thực hiện yêu cầu: Căn
cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội
dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và
nêu nội dung chính của mỗi phần trong
văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng
kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
1. Đọc – chia bố cục
- Hướng dẫn đọc:
Đoạn 1: giọng trang trọng
Đoạn 2: từ trầm lắng khi hồi tưởng
chuyển sang hào hứng, sảng khoái khi
kể lại chiến công.
Đoạn 3: trầm buồn, sâu lắng, xót xa,đau
đớn.
Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm.
Chú ý các chú thích.
a. Thể loại
- Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể
văn thường dùng để đọc khi tế, cúng
người chết, nó có hình thức tế – tưởng.
- Bài văn tế thường có các phần:
+ Lung khởi (cảm tưởng khái quát về
người chết).
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần
thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình
bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận
xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu
có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV bổ sung và chuyển sang nội dung
mới.
NV2:
+ Thích thực (hồi tưởng công đức của
người chết).
+ Ai vãn (than tiếc người chết).
+ Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của
người đứng tế đối với linh hồn người
chết).
b. Bố cục văn bản:
+ Đoạn 1 (gồm 9 câu đầu, ứng với phần
Tán trong cấu trúc nội dung bài văn tế):
ca ngợi tấm lòng vì nghĩa lớn của người
nông dân nghèo khổ.
+ Đoạn 2 (6 câu tiếp theo, ứng với nửa
trước của phần Thán trong cấu trúc nội
dung bài văn tế): tinh thần dũng cảm
kiên cường của người nghĩa sĩ nông dân
trước sức mạnh súng đạn của kẻ thù xâm
lược.
+ Đoạn 3 (10 câu tiếp theo, ứng với nửa
sau của phần Thán trong cấu trúc nội
dung bài văn tế): lí giải nguyên nhân, cơ
sở của hành động hi sinh vì nghĩa của
người nghĩa sĩ nông dân.
+ Đoạn 4 (5 câu còn lại, ứng với phần
Ai trong cấu trúc nội dung bài văn tế); ý
nghĩa cao cả của sự hi sinh và tình cảm
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV chia lớp làm 4 nhóm, tìm hiểu theo
bố cục đã chia ở trên:
- Nhóm 1:
+ Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền;
Lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa như thế
nào trong việc thể hiện tư tưởng chung
của bài văn tế?
+ Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ
nông dân Cần Giuộc được tác giả thể
hiện trong tác phẩm như thế nào?
- Nhóm 2:
+ Tìm và liệt kê các động từ mà tác giả
đã s dụng để thể hiện tinh thần chiến
đấu dũng cảm của các nghĩa sĩ Cần
Giuộc.
+ Tinh thần chiến đấu anh dũng của
người nghĩa sĩ nông dân trong trận
quyết chiến tấn công đồn giặc được tác
giả thể hiện như thế nào?
- Nhóm 3:
+ Từ câu 16 -> 25, tác giả đã nhìn nhận
ra sao về hành động xả thân vì nghĩa
của người nghĩa sĩ nông dân Cần
Giuộc?
xót thương của nhân dân đối với những
người vì nước quên thân.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Phần Tán (9 câu đầu)
* Câu văn mở đầu có chức năng khái
quát nội dung tư tưởng chung của bài
văn. Câu văn nhấn mạnh cuộc đối đầu
giữa lòng dân và súng đạn kẻ thù.
- Tình thế đất nước nguy cấp, tiếng súng
quân giặc làm rung chuyển non sông,
vận mệnh dân tộc là điều thiêng liêng
nên mỗi công dân phải đặt lên trên hết.
- Lúc đất nước nguy nan mới hiểu hết
lòng dân. Xuất phát từ quan điểm của
thời trung đại và sự chiêm nghiệm về
vận nước, tác giả nhấn mạnh: chỉ trời
cao mới thấu tỏ phẩm đức trung trinh
của người dân vốn lặng lẽ bình thường;
chỉ có sức mạnh lòng dân mới xoay
chuyển được vận mệnh quốc gia.
- Hai vế câu cô đúc đặt trong thế đối
ngẫu “súng giặc” – “lòng dân” đã nhấn
mạnh vẻ đẹp sáng ngời của hình tượng
chính
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Nhóm 4:
+ Ý nghĩa của sự hi sinh và tình cảm của
nhân dân dành cho người nghĩa sĩ được
tác giả thể hiện trong phần cuối bài văn
(từ “Ôi thôi thôi!” đến hết gợi cho em
những suy nghĩ gì về lẽ sống?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng
kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần
thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình
bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận
xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu
có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV bổ sung và chuyển sang nội dung
mới.
-> Câu mở đầu đã khái quát bối cảnh
thời đại và chân dung tinh thần của
người nghĩa binh Cần Giuộc.
* Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ
nông dân Cần Giuộc:
- Người nông dân nghèo khó cơ cực
nhưng lại là những con người có ý thức
sâu sắc về tự chủ quốc gia dân tộc. Ý
thức tự chủ quốc gia của họ không gắn
với tư tưởng có tính lí luận cao siêu mà
gắn với nỗi bất bình, căm phẫn khi cuộc
sống bình dị an phận bỗng dưng bị tàn
phá. Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến hành động khẳng khái nghĩa hiệp,
quyết không đội trời chung với kẻ thù
cướp nước.
- Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ
nông dân Cần Giuộc có sự chuyển biến:
+ Ban đầu, họ đã hồi hộp lo lắng với tâm
lí thụ động, trông đợi vào hành động của
triều đình: “Tiếng phong hạc phập
phồng hơn mươi tháng, trông tin quan
như trời hạn trông mưa;”
+ Về sau, thái độ căm ghét của nhân dân
lao động hết sức mãnh liệt: “Mùi tinh
chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
như nhà nông ghét cỏ.”. Nỗi oán hận
quân cướp nước được thể hiện bằng
nhiều từ ngữ, hình ảnh có sắc thái biểu
cảm mạnh mẽ: “Bữa thấy bòng bong che
trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem
ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.
+ Lòng căm thù giặc sâu sắc của người
nghĩa sĩ nông dân được chuyển hoá
thành ý thức sống cao thượng, lựa chọn
dứt khoát, hành động xả thân đầy trượng
nghĩa. Trước tình thế nước mất nhà tan,
họ đã hoàn toàn tự nguyện gánh trên vai
trách nhiệm với quê hương, đất nước:
“Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém
rắn đuổi hươu; Hai vầng nhật nguyệt
chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức
đoạn kình; Chẳng thèm trốn ngược trốn
xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
+ Một loạt từ ngữ, điển cố thể hiện ý
thức về vận mệnh dân tộc và chân lí
chính nghĩa cao cả mang tầm quốc gia
(một mối xa thư đồ sộ, hai vầng nhật
nguyệt chói loà) đặt trong cấu trúc câu
văn biền ngẫu mang hàm ý lựa chọn và
quan hệ tăng tiến (há để... đâu dung...,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nào đợi... phen này xin, chẳng thèm...
chuyến này dốc..,) đã thể hiện chân lí:
lòng căm thù sẽ biến thành sức mạnh
chiến đấu. Mỗi cá nhân đều gắn số phận
của bản thân với sự tồn vong của núi
sông; trong mỗi con người bình thường
đều sẵn có ý niệm thường trực hướng về
Tổ quốc thiêng liêng.
-> Từ tình yêu cuộc sống, khát vọng gìn
giữ quê hương, thái độ căm ghét sự tàn
ác xấu xa đến ý thức tự nguyện giữ nước
và cuối cùng là hành động quên mình
trong đánh giặc là một logic tất yếu, có
tính biện luận sâu sắc.
2.2. Phần Thán
a. Đầu phần Thán (câu 10 -> 15)
* Một số động từ được tác giả s dụng,
thể hiện rõ nét lòng quả cảm của các
nghĩa sĩ Cần Giuộc. Các động từ này tập
trung ở đoạn văn thứ hai, khái quát tinh
thần chiến đấu của nghĩa binh trong sự
kiện công đồn: đánh, đốt, chém, đạp,
lướt, xô, xông, đâm, hè, ....
- Các động từ trên được kết hợp với các
từ chi phương thức (bằng), chi ý hoàn
thành (xong, rớt,...), ý nối tiếp (tới,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
vào,...) hoặc phương vị (ngang, ngược,
trước, sau,...) đã diễn tả dồn dập sức
mạnh chiến đấu kiên cường, như nước
vỡ bờ, với tinh thần không nao núng
trước sức mạnh giặc Tây. Về mặt hình
thức, các động từ trên được sử dụng
thành từng cặp trong cấu trúc đối, thể
hiện sự tăng tiến về cấp độ và không khí
dồn dập khẩn trương của chiến trận.
– Đây đều là các động từ đơn âm tiết,
nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại
là những từ thuần Việt, thường được
dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng
ngày của người nông dân, thể hiện rõ
tính tương phản với điều kiện thiếu
thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi
nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc
cảm mạnh trong lòng người đọc.
* Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc bước
vào trận đánh với tư cách người lính bất
đắc dĩ:
- Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vốn chỉ biết
việc cày việc cuốc chứ không thuộc bất
kì lực lượng chuyên nghiệp nào trong
các cuộc chiến đấu. Họ bước vào trận
đánh mà không có bất kì sự chuẩn bị
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nào: chưa từng học binh thư, chưa từng
được luyện tập sử dụng vũ khí; thậm chí
việc tập rèn võ nghệ của quân đội cũng
“mắt chưa từng ngó”. Tuy nhiên, vì mến
nghĩa mà “làm quân chiêu mộ”.
– Nghĩa sĩ nông dân chỉ có: “ngoài cật
có một manh áo vải”, họ tự trang bị cho
mình vũ khí xung trận là những công cụ
lao động, những vật dụng thô sơ quen
thuộc với nghề nông: ngọn tầm vông,
rơm con cúi, lưỡi dao phay...
– Người nghĩa sĩ nông dân có lòng nghĩa
hiệp và tinh thần tự nguyện, tự giác cao
độ. Họ hiểu rõ về tương quan lực lượng
trong cuộc đối đầu nhưng nhất quyết xả
thân vì nghĩa, “nào sợ thằng Tây bắn
đạn nhỏ đạn to”; “trối kệ tàu sắt tàu đồng
súng nổ”; họ chẳng cần đến cờ dong
trống giục mà vẫn “đạp rào lướt tới, coi
giặc cũng như không”;... + Hành động
xả thân vì nghĩa, ý thức đem thân hứa
quốc của người nghĩa binh được thể
hiện trong tác phẩm với giọng văn trầm
hùng và âm hưởng bi tráng. Hình ảnh
những con người chân chất bình dị đã
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
hoá thân thành biểu tượng anh hùng bất
tử.
* Lý giải nguyên nhân, cơ sở của hành
động xả thân vì nghĩa của nghĩa binh
Cần Giuộc:
- Nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì nghĩa
đúng như cốt cách, phẩm chất, lẽ sống
bình dị của họ. Biết rằng bước vào trận
chiến sinh tử thì mấy ai trở về nhưng họ
vẫn tự nguyện xung trận. Họ đâu cần lưu
danh sử sách như người theo nghiệp
binh đao, có lẽ sống “da ngựa bọc thây”,
“gươm hùm treo mộ” mà vì họ chiến
đấu vì tình yêu quê hương, đất nước và
lòng căm thù giặc ngút trời.
– Người nghĩa sĩ chấp nhận sự hi sinh
mà lẽ ra sự hi sinh đó không thuộc chức
trách của họ. Họ không phải lực lượng
quân đội của triều đình; cũng chẳng phải
vì phạm tội mắc lỗi mà bị đày vào chỗ
chết, chẳng phải vì ai đòi ai bắt.... Sự hi
sinh của họ để lại niềm đau thương khôn
nguôi, khiến cả thiên nhiên và con người
xúc động: “Đoái sông Cần Giuộc, cỏ
cây mấy dặm sầu giăng...lụy nhỏ”
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
– Người nghĩa sĩ Cần Giuộc xả thân vì
nước trước hết xuất phát từ sự lựa chọn
một cuộc sống “có nghĩa”: ơn vua ơn
nước (“tấc đất ngọn rau ơn chúa tài bồi
cho nước nhà ta”); không chấp nhận
việc “quăng vùa hương, xô bàn độc",
vứt bỏ tổ tiên nguồn cội. Tuy cả đời cui
cút khó nhọc nhưng họ là những người
giàu lòng tự trọng, thấu hiểu đạo lí làm
người.
- Hành động xả thân vì nghĩa còn xuất
phát từ nhận thức về kẻ thù của người
nông dân nghĩa binh: vô cớ xâm lăng
một đất nước có chủ quyền, chẳng “mắc
mớ chi” mà giày xéo quê hương, làm tan
nát cả “bát cơm manh áo” người dân;
những kẻ “man di” ấy đã khinh nhờn
văn hoá, tín ngưỡng ngàn đời của truyền
thống ông cha,...
– Thà chết vinh còn hơn sống nhục là
một lựa chọn khẳng khái, dứt
khoát:”Thà thác mà đặng câu địch khái,
về theo tổ phụ cũng vinh”...; họ không
chấp nhận cuộc sống đớn hèn, hổ thẹn,
“thà thác” chứ không chịu ”đầu Tây".
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
-> Sự lựa chọn cách sống, hay đúng hơn
là chấp nhận chết để bảo toàn khí tiết,
danh dự, một cách tự nhiên của người
nghĩa sĩ Cần Giuộc đã được Nguyễn
Đình Chiều nâng lên ngang tầm cách
ứng xử của một mẫu anh hùng lí tưởng.
2.3. Phần Ai
* Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và bày
tỏ tình cảm xót thương của nhân dân đối
với những người vì nước quên thân:
- Sự xót thương dành cho người nghĩa sĩ
được tác giả thể hiện trong niềm xúc
động mạnh mẽ. Nỗi đau thương trùm lên
đời sống và số phận của “mẹ già ngồi
khóc trẻ”, của “vợ yếu chạy tìm chồng”
– Thương đau mất mát không khiến
nhân dân gục ngã, mà biến thành sức
mạnh. Cái chết của nghĩa binh đánh
động người còn sống ý thức hơn về số
phận của đồng bào, nhắc nhớ rằng binh
tướng giặc còn đó đã làm cho “bốn phía
mây đen”, phải tiếp tục vùng lên để cứu
nước.
– Sự hi sinh của người nghĩa sĩ đã hoá
thân vào trời đất núi sông, sống mãi với
thời gian: “Ôi! Một trận khói tan, nghìn
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
năm tiết rỡ”; “tấm lòng son" và gương
hi sinh của họ vằng vặc như “bóng trăng
rằm”.
– Sống một đời bình dị nhưng biết xả
thân vì nghĩa, sự hi sinh của nghĩa sĩ
khiến họ được tôn vinh, tiếng thơm lưu
truyền; nhân dân kính ngưỡng thờ
phụng: “Thác mà trả nước non rồi nợ,
… muôn đời ai cũng mộ”.
- Chết mà linh hồn nghĩa binh vẫn cùng
nhân dân đánh giặc. Ước nguyện đã trở
thành lời thề thiêng liêng vang vọng núi
sông: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh
giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn
kiếp nguyện được trả thù kia; Sống thờ
vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã
rành rành, một chữ ẩm đủ đền công
đó”;... Cái chết hoá thân vào núi sông,
cái chết hoá thành bất tử.
- Lẽ sống: Mỗi người cần có lẽ sống cao
đẹp, xuất phát từ tình yêu, khát vọng
chân chính, biết phụng sự cho cộng
đồng...Cần tránh lối sống hẹp hòi, ích kỉ,
...
III. TỔNG KẾT
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS tổng kết lại nội dung,
nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung chính của văn bản.
+ Nhận xét về nghệ thuật của văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
1. Nghệ thuật:
- Chất trữ tình
- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của
thể văn biền ngẫu.
- Ngôn ngữ vừa trân trọng vừa dân dã,
mang đậm sắc thái Nam Bộ.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Vẻ đẹp bi tráng của người nông dân
nghĩa sĩ.
- Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam,
người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm
và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của
họ.
Hoạt động 2: Viết kết nối và đọc
a. Mục tiêu: Viết được đoạn văn về những vấn đề xung quanh văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành viết đoạn văn.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về “lựa
chọn và hành động” của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS viết đoạn văn, GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần).
Bước 3: Trao đổi, báo cáo sản phẩm
- HS đọc đoạn văn, những HS khác theo dõi, nhận xét,…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
- Chiếu (đọc) đoạn văn mẫu.
Đoạn văn mẫu
Hình ảnh những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện lên như một bức tượng
đài bất tử tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam. Khi Tổ quốc bị xâm lăng,
bản thân họ thực sự có hai lựa chọn: thứ nhất là tiếp tục cuộc sống làm nông, mặc
cho kẻ thù đàn áp nô dịch mà vẫn sống sót; hai là đứng lên chống lại kẻ thù, đánh
đuổi chúng và có thể sẽ hy sinh tính mạng. Họ đã chọn phương án hai, lựa chọn
đứng lên chống Pháp bằng những gì mình đang có. Lòng yêu nước của họ đã thôi
thúc họ phải hành động bởi người dân đều đang bị lầm than, cơ cực, họ không chịu
được cảnh đất nước bị giày xéo, và họ đã hành động. Và chính hành động ấy đã
thể hiện tinh thần quả cảm, anh dũng của họ với đất nước. Thế hệ sau và mai sau
đều sẽ biết ơn, trân trọng sự hy sinh của họ và họ sẽ cùng nhìn vào đó mà thêm
yêu quý hòa bình và độc lập của đất nước, để từ đó, ý thức được trách nhiệm giữ
gìn và bảo vệ nó của mình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
Lai lịch và hoàn
cảnh sinh sống
Thái độ hành động
khi quân giặc tới
Vẻ đẹp hào hùng
khi xông trận
Nghệ thuật
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm bài tập.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Văn bản đã bồi đắp cho người đọc lòng yêu nước như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm bài tập.
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
VĂN BẢN 3: CỘNG ĐỒNG VÀ CÁ THỂ
(Trích Thế giới như tôi thấy, An-be Anh-xtanh)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề cộng đồng và cá thể được tác giả
đề cập trong văn bản.
- Nhận biết và phân tích được hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng đã được tác
giả triển khai và sử dụng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Học sinh vận dụng năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận để đọc hiểu văn bản theo
thể loại.
- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết được văn bản nghị luận.
- Biết xử lí hài hòa mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể trong các tình huống cụ
thể của đời sống.
3. Phẩm chất
HS biết chủ động trong việc tiếp nhận và đánh giá quan điểm của người viết được
trình bày trong văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh tham gia trò chơi “Bức tranh bí mật”, chia sẻ suy
nghĩ sau khi tìm ra bức tranh.
GV thông qua luật chơi với HS:
- Câu hỏi trong 4 mảnh ghép
Mỗi học sinh sẽ lần lượt trả lời câu hỏi ở những mảnh ghép để tìm ra bức tranh bí
mật của tiết học hôm nay, sau đó HS sẽ có 1 phút để chia sẻ suy nghĩ của mình về
bức tranh tìm được.
Câu 1: Có thể phân loại chủ đề trong một văn bản có nhiều chủ đề theo những tiêu
chí nào?
Trả lời: 2 tiêu chí: Mức độ biểu hiện của chủ đề (chủ đề chính + chủ đề phụ); Tính
chất những điều được biểu hiện (Chủ đề đặc thù dân tộc, chủ đề phổ quát nhân loại)
Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
....là vấn đề, tư tưởng, quan điểm, quan niệm được tập trung bàn luận trong văn
bản (Luận đề)
Câu 3: Ý kiến khái quát thể hiện tư tưởng, quan điểm, quan niệm của tác giả về luận
đề, được gọi là? (Luận điểm)
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
....là những căn cứ cụ thể, sinh động được khai thác từ thực tiễn hoặc các tài liệu
sách báo nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp lí của lí lẽ. (Bằng chứng).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS tham gia trò chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS suy nghĩ trả lời và chia sẻ
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- Bức tranh tìm được
- Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng
dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến .
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả và
văn bản dựa vào nội dung đã đọc ở nhà,
trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu hiểu biết về tác giả ( vị trí, ảnh
hưởng...)
1. Tác giả: An-be Anh-Xtanh
- 1879-1955
- Nhà vật lí lí thuyết người Đức
- Là một trong những nhà bác học vĩ đại
nhất mọi thời đại, có tầm ảnh hưởng lớn
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Nêu hiểu biết về tác phẩm,
+ Xác định bố cục của văn bản bằng
phiếu học tập số 1 GV đã giao nhiệm vụ
từ tiết học trước.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức.
lao trong nhiều lĩnh vực từ khoa học, tư
tưởng, tôn giáo đến chính trị.
- Ông được trao giải thưởng Noben Vật
lí năm 1921.
2. Tác phẩm Cộng đồng và cá thể
- Tiểu luận trích từ Thế giới như tôi thấy
– một cuốn sách quan trọng thể hiện tư
tưởng của An-be Anh-xtanh về nhiều
vấn đề lớn của khoa học và đời sống.
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng
đã được tác giả triển khai và sử dụng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: HS hoạt động nhóm với các câu
hỏi 1,2,3,4,5 trong SGK
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ:
1. Sự chi phối tự nhiên của cộng đồng
đến cá thể
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV chia lớp thành 4 nhóm: HS thảo
luận nhóm 5 phút để hoàn thành phiếu
học tập số 2A và 2B
+Nhóm 1: Phần 1
+Nhóm 2: Phần 2
+ Nhóm 3: Phần 3
+ Nhóm 4: Trả lời câu hỏi số 5 sgk/110
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm, trả lời từng câu
hỏi.
Câu hỏi
Trả lời
Câu hỏi 5/sgk/110 (Nhóm 4)
Phía cá thể
Phía cộng đồng
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
- LĐ 1: Căn cước và ý nghĩa tồn tại của
mỗi cá thể trước hết do cộng đồng quy
định Đ1
+ LC1: Ăn thức ăn người khác trồng,
mặc quần áo người khác may, sống
trong nhà người khác xây.
+ LC2: Những gì ta hiểu biết và tin
tưởng đều do người khác bày cho ta..
2. Vai trò tích cực của cá thể đối với
việc xây dựng cộng đồng
- LĐ2: Cái làm nên giá trị của một cá
thể phụ thuộc trước hết vào việc cá thể
đó giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn
tại của người khác (Đoạn 2)
+ LC1: Phụ thuộc vào những tình cảm,
suy nghĩ, hành động của anh ta
+ LC2: Tùy theo thái độ mà đánh giá
anh ta tốt hay xấu
- LĐ3: Một cá thể đơn lẻ không thể
thiếu “mảnh đất dinh dưỡng” của cộng
đồng, nhưng ngược lại cộng đồng sẽ
không phát triển nếu thiếu hoạt động của
những cá thể sáng tạo (Đoạn 3,4)
+ LC1: Tất cả tài sản, vật chất, tinh thần
và đạo đức mà chúng ta nhận được từ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
cộng đồng đã được tạo dựng bởi những
cá thể đơn lẻ...
+ LC2: Chỉ cá thể mới có thể tư duy và
qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã
hội
- LĐ4: Cộng đồng lành mạnh là cộng
đồng khuyến khích tính độc lập của
những cá thể đồng thời đảm bảo sự liên
kết bên trong của những cá thể để làm
nên xã hội (đoạn 5)
+ LC1: Nền văn hóa Hy – Âu- Mỹ nói
chung và đặc biệt là cao trào văn hóa
thời Phục Hưng [...] đã đặt nền tảng trên
sự giải phóng cá nhân.
3. Chiều hướng phát triển của mối
quan hệ giữa cộng đồng với cá nhân
trong “thời đại chúng ta đang sống”
- LĐ5: Trong thời đại ngày nay, cộng
đồng đang bị yếu đi vì vai trò sáng tạo,
dẫn dắt của các cá thể phần nào bị lu mờ,
trong khi đó các chế độ độc tài “xuất
hiện và được dụng dưỡng” Đ6,7
+ LC1: So với thời trước, [ ....] giảm sút
+ LC2: Chỉ có một số ít người.... như
một nhân cách
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ LC3: Hội họa, âm nhạc.... trong công
chúng.
+ LC4: Trong chính trị....
- Tác giả thể hiện cách tư duy khác biệt
về vấn đề bởi cách lật đi lật lại vấn đề
của tác giả vô cùng khéo léo và tinh tế.
Bởi nó không chỉ liền mạch mà nó còn
không làm gián đoạn mạch cảm xúc của
toàn bài, ví dụ như:
+ Tác giả là người có những đóng góp
to lớn cho sự phát triển của khoa học
trên thế giới nhưng lại nghĩ đến sự mang
ơn…..
+ Nhà khoa học thương là người mải mê
nghiên cứu……….
- LĐ6: Cộng đồng sẽ khỏe mạnh trở lại
với việc phân công lao động có kế
hoạch, tạo điều kiện cho sự phát triển
của các cá thể, cũng là điều kiện cho
cộng đồng có được bước phát triển mới.
(đoạn 8)
+ LC1: Theo ý kiến.... nặng nề
+ LC2: Mặt khác, kĩ thuật phát triển....
nhu cầu chung
+ LC3: Việc phân công lao động.... phát
triển nhân cách
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
4. Những đòi hỏi đối với mỗi cá nhân
và đối với cả cộng đồng
Phía cá thể
Phía cộng đồng
- Mỗi người là một
thành viên của
cộng đồng
- Mỗi cá thể phải
biết cống hiến và
hi sinh vì lợi ích
của cộng đồng
- Mỗi cá thể phải
không ngừng sáng
tạo, suy nghĩ, phải
thể hiện cá tính và
sự độc lập về tinh
thần của mình.
- Sức mạnh của
cộng đồng là nhờ
sự gắn kết với sự
sáng tạo của từng
cá thể
- Coi trọng việc
giải phóng sức
snags tạo của cá
nhân.
- Thực hiện phân
công lao động có
kế hoạch.
5. Niềm tin vào một tương lai tốt đẹp
- Là tư duy tích cực mà Anhxtanh muốn
gửi gắm tới người đọc, mang lại sự lạc
quan, định hướng những điều tốt đẹp
trong nhận thức và hành động của cộng
đồng và cá thể.
- Tư duy tích cực của tác giả được biểu
hiện qua sự phát triển kinh tế, kĩ
thuật, qua việc đưa ra những lý do của
vấn đề, đó là xuất phát từ cuộc sống phát
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Nhiệm vụ 2: HS làm việc cá nhân với
câu hỏi 6, 7 SGK.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập:
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp trả lời
câu hỏi 6,7 SGK.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc
cá nhân
B3: Báo cáo thảo luận
HS trả lời câu hỏi theo cá nhân với sự
gợi dẫn của GV
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét,
đánh giá.
triển, từ sự phát triển vượt bậc của xã
hội. Con người vẫn đang cố gắng để
thích nghi được với cuộc sống này và
trong quá trình đó, những vấn đề kia cơ
bản chỉ là sự sai sót trong quá trình thích
nghi của con người. Chúng ta hoàn toàn
có thể khắc phục nó trong tương lai.
6. Thông điệp có ý nghĩa thời sự cho
đến ngày nay
- Những nhận định khái quát của tác giả
về “thời đại mà chúng ta đang sống”,
đến ngày nay nó còn phù hợp với thực
tế một phần. Bởi dường như những vấn
đề mà con người đã từng gặp ở thế kỉ
XX vẫn đang lặp lại với chúng ta – tại
thế kỷ này.
- Tư duy của con người vẫn không
ngừng được phát triển và ngày càng đưa
cuộc sống của chúng ta thêm hiện đại và
văn minh hơn bằng sự phát triển của
công nghệ và máy móc. Hay những vấn
đề nổi cộm về chính trị vẫn đang hiện
hữu tại đâu đó… Tất cả đều vẫn diễn ra
như một phần của tạo hóa với những vấn
đề như nhau. Đó dường như là quy luật
chung của cuộc sống.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
III. TỔNG KẾT
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS tổng kết lại nội dung,
nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung chính của văn bản.
+ Nhận xét về nghệ thuật của văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo
sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
1. Nội dung:
- Văn bản đã trình bày quan điểm của
tác giả về mối quan hệ chặt chẽ giữa cá
thể và cộng đồng; những biến động tiêu
cực của mối quan hệ đó trong xã hội
hiện đại; một số nhân tố tích cực đảm
bảo cho sự phát triển hài hòa của mối
quan hệ giữa cộng đồng và cá thể trong
tương lai.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn
chứng thuyết phục, yếu tố miêu tả biểu
cảm kết hợp.
- Ngôn ngữ chính xác mà giàu hình ảnh,
biểu cảm, hấp dẫn nhờ sử dụng linh
hoạt, hiệu quả các biện pháp tu từ so
sánh, điệp cấu trúc, liệt kê và các yếu tố
miêu tả, biểu cảm.
- Qua văn bản, tác giả thể hiện tư duy
sắc bén của một nhà bác học.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 2: Viết kết nối và đọc
a. Mục tiêu: Viết được đoạn văn về văn bản liên quan đến chủ đề
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành viết đoạn văn.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu những điều bạn thấy cần nghĩ
tiếp với An-be Anh-xtanh về vấn đề “Cộng đồng và cá thể”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS viết đoạn văn, GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần).
Bước 3: Trao đổi, báo cáo sản phẩm
- HS đọc đoạn văn, những HS khác theo dõi, nhận xét,…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
- Chiếu (đọc) đoạn văn mẫu.
Đoạn văn mẫu
Vấn đề này dường nư đã phần nào được giải quyết về mặt tư tưởng bởi tác giả đã
chỉ ra rằng lỗi xảy ra từ đâu. Vấn đề tiếp theo em tin chắc rằng cần phải giải quyết
đó chính là làm thế nào để chúng ta có thể làm được điều đó? Hay nói cách khác
đó là những hành động thực tế nhằm khắc phục lỗi sai của bản thân mình và góp
sức cho sự phát triển của xã hội. Đó thực sự là một quá trình lâu dài và gian khổ.
Nó giống với việc chúng ta tự tạo lỗi sai cho mình rồi tự phải tìm giải pháp khắc
phục vậy và nó thực sự là không dễ dàng. Điều duy nhất chúng ta có thể thực hiện
được là hãy tự đặt mục tiêu cho bản thân và thực hiện nó. Mục tiêu rõ ràng sẽ đánh
dấu một bước đi vững chắc trong chặng đường tiếp theo của bạn. Bởi vậy, hãy bắt
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đầu từ những bước nhỏ như làm việc có mục đích, có kế hoạch… Đề rồi, bạn có
thể làn nên được những việc lớn như Anh-xtanh đã đề cập đến.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Viết được đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, thảo luận
c. Sản phẩm: Bài thuyết trình ngắn
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ: Em hãy viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề được gợi ra
trong văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, thảo luận, phát biểu
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV gọi 1-2 bài HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Tạo mối liên hệ giữa những thông tin trong văn bản với đời sống và
với những văn bản khác.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, Kết nối đọc – viết
c. Sản phẩm: Bài viết của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ:
+ HS đọc văn bản Làm việc” cũng là “ làm người” (Trích “Đúng việc – một góc
nhìn về câu chuyện khai minh” SGK/120-121)
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Chỉ ra quan điểm, các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả s dụng để bảo
vệ quan điểm của mình
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HS có thể thực hiện ở nhà
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá vào tiết học tiếp theo
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức/ yêu cầu cần đạt
- Học sinh hiểu được sự cần thiết của việc giải thích nghĩa của từ trong hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Học sinh hiểu rõ được các thao tác trong việc giải nghĩa của từ và biết cách vận
dụng trong hoạt động thực hành và trong hoạt động giao tiếp nói chung.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề: Đưa ra cách giải quyết vấn đề học tập, tự đánh
giá kết quả thực hành kiến thức vào đời sống thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp. Học sinh biết vận dụng kiến thức về nghĩa của từ vào
hoạt động giao tiếp hiệu quả và giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Năng lực thẩm mĩ, học sinh biết khám phá vẻ đẹp ngôn từ trong các tác phẩm văn
chương, cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
3. Về phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu đối với đất nước, thấy được tầm quan trọng của tiếng Việt và
biết gìn giữ vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ của bản thân.
- Có trách nhiệm sử dụng đúng và hay ngôn ngữ tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi và HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
a. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về cách giải thích nghĩa của từ.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ:
Em hãy giải nghĩa của từ sốt trong các câu
sau:
+ Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện ngay!
+ Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm!
+ Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều
hoà nhiệt độ!
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc theo cặp, thảo luận.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Từ trong
tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng.
Muốn hiểu rõ ý nghĩa của từ đòi hỏi chúng
ta cần phải tìm hiểu kĩ về nội hàm nghĩa, về
ngữ cảnh. Để hiểu được điều này ta tìm hiểu
bài mới: Cách giải thích nghĩa của từ.
- Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện
ngay! (một dạng ốm, thân nhiệt tăng
không bình thường)
- Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm!
(giá cả các mặt hàng tăng liên tục,
chưa dừng lại)
- Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy
điều hoà nhiệt độ! (hiện tượng khan
hiếm hàng hoá)
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV:
- Nghĩa của từ là gì? Nêu các thành
phần nghĩa của từ?
- Sách giáo khoa đã nêu những cách giải
thích nào về nghĩa của từ?
- Yêu cầu đối với một số cách giải thích
nghĩa của từ?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
hiện nhiệm vụ
+ HS đọc nhanh Tiểu dẫn, SGK.
+ HS lần lượt trả lời từng câu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ.
+ GV gọi hs nhận xét
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Ghi lên bảng
1. Nghĩa của từ: Là khả năng biểu hiện về
nghĩa của từ đó trong thực tế sử dụng.
2. Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường
phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:
+Nghĩa biểu vật
+ Nghĩa biểu niệm
+ Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi
xác định nghĩa của từ, người ta còn phân
biệt hai thành phần nghĩa nữa. Đó là nghĩa
ngữ dụng và nghĩa cấu trúc.
3. Một số cách giải thích nghĩa của từ:
a. Tùy vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc
điểm, tính chất của từ được giải thích (Từ
vay mượn, từ địa phương, từ cổ...).
b. Một số cách giải thích cơ bản và thông
dụng:
- Giải thích bằng hình thức trực quan: Chỉ
vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong
thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó(Cũng
có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật
được ghi nhận bằng các phương tiện phi
ngôn ngữ như tranh, ảnh...).
- Giải thích bằng cách trình bày khái niệm
mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nghĩa của các sự vật, hiện tượng quan sát
được mà cả nghĩa của những từ biểu thị
trạng thái tinh thần hay kết quả của hoạt
động tư duy của con người đều có thể được
làm sáng tỏ.
- Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng
nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa
hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận
biết đến.
- Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng
yếu tố trong từ được giải thích (Đối với từ
ghép), sau đó nêu nghĩa chung của từ,
nghĩa của từ phụ thuộc vào phương thức
kết hợp cụ thể của các yếu tố (Đẳng lập hay
chính phụ) và ngữ cảnh.
4. Yêu cầu đối với 1 số cách giải thích
nghĩa của từ
- Nêu đầy đủ khía cạnh của khái niệm mà
từ biểu thị.
- Trong một số trường hợp, có thể nêu cùng
lúc 2-3 từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để
người tiếp nhận nắm bắt thuận lợi hơn về
sắc thái tinh tế của từ được giải thích.
- Làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ, sau đó
tổng hợp lại. Khi tổng hợp, cần chú ý đến
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
mối quan hệ giữa các yếu tố trong từ. Cách
giải thích trên không áp dụng cho loại từ
ghép mang nghĩa biệt lập, hoặc nghĩa thuật
ngữ chuyên môn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hs hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Kết quả của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao bài:
Câu 1 (Trang 110, SGK Ngữ Văn 11 bộ
kết nối, tập hai):
Tìm ở phần cước chú hai văn bản “Bài
ca ngất ngưởng” và “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” các trường hợp có thể minh
hoạ cho một số cách giải thích nghĩa của
từ được nêu ở phần Tri thức ngữ văn.
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập
hai):
Trong những cước chú tìm được ở bài tập
1, cách giải thích nào đối với nghĩa của
từ được thực hiện nhiều hơn? Hãy lí giải
nguyên nhân?
Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập
hai):
* Bài ca ngất ngưởng
- Nêu từ đồng nghĩa: tài bộ, người thái
thượng, đông phong…
- Làm rõ nghĩa của từng yếu tố sau đó
tổng hợp lại: cắc, tùng…
* Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Giải thích nghĩa của cả câu: lòng dân trời
tỏ, dân ấp dân lân, treo dê bán chó…
- Nêu từ đồng nghĩa: cui cút, làng bộ,
linh…
- Làm rõ nghĩa của từng yếu tố sau đó
tổng hợp từ: đoạn kình, xác phàm…
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập
hai):
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập
hai):
Chỉ ra những trường hợp cước chú cụ thể
mà ở đó người biên soạn đã s dụng phối
hợp ít nhất hai cách giải thích nghĩa của
từ.
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập
hai):
Chọn một số từ có cước chú ở các văn
bản đọc trong bài và giải thích chúng
theo cách khác so với cách đã được s
dụng. Tự đánh giá về cách giải thích mà
bạn vừa thực hiện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm bài
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HS trả lời các câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức.
Trong những cước chú tìm được theo bài
tập 1, cách giải thích đối với nghĩa của từ
được sử dụng nhiều hơn đó là nêu từ đồng
nghĩa và làm rõ nghĩa của từng yếu tố sau
đó tổng hợp lại.
Bởi hai tác phẩm trên thuộc thời phong
kiến, cận đại và pha lẫn cả những từ địa
phương nên có nhiều từ ngữ được coi là
cổ khiến người đọc khó hiểu vì không biết
nó biểu đạt hàm ý gì.
Bởi vậy, việc giải thích nghĩa của từ ở đây
chủ yếu là những từ đơn và từ ghép nên
việc sử dụng cước chú nêu ra từ đồng
nghĩa và làm rõ từng yếu tố sẽ giúp người
đọc hiểu rõ của câu từ và nội dung tác giả
muốn truyền tải hơn.
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập
hai):
Cật: thân, mình
Ý của câu: thân mình chỉ khoác một mảnh
áo vải, thân phận nghèo hèn
→ Nêu lên từ đồng nghĩa và giải thích
nghĩa của cả câu.
Mã tà ma ní: chỉ chung lính đánh thuê
cho thực dân Pháp (mã tà: cảnh sát, gọi
theo tiếng Ma-lai-xi-a; ma ní: lính chiêu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
mộ từ Philipin, được gọi theo tên thủ đô
Ma-ni-la của nước này)
→ Nêu lên từ đồng nghĩa và giải thích
từng yếu tố của từ
Rồi nợ: xong nợ, hết nợ (rồi: xong)
→ Nêu lên từ đồng nghĩa và giải thích
từng yếu tố của từ
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập
hai):
- Phủ doãn Thừa Thiên: chỉ nhà ở của
quan đứng đầu tỉnh Thừa Thiên.
- Quan hai: chức quan xếp thứ hai theo
phẩm hàm trong quân đội Pháp.
→ Cách giải thích trên dù đúng nhưng
đều mang sự sơ sài và giải thích chưa thực
sự rõ nghĩa của từ. Bởi vậy, cách giải thích
cũ của tác giả trong từng tác phẩm vẫn cụ
thể và rõ nghĩa hơn cách giải thích này.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ:
Câu 5
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Vì sao trong các từ điển, bên cạnh việc giải thích nghĩa của từ, người ta thường nêu
một số câu có s dụng từ đó làm ví dụ?
Gợi dẫn:
Việc lấy thêm ví dụ trong từ điển có tác dụng giúp người đọc hiểu tường tận hơn về
nghĩa của từ và nó là một trong những cách khiến chúng ta nhớ từ được lâu hơn bởi
khi áp dụng nó vào một câu thì nó sẽ mang một nghĩa hoàn chỉnh khiến ta nhớ.
Câu 6
Hãy giải thích nghĩa của các từ sau: Bàn tay vàng, cầu truyền hình, cơm bụi, công
nghệ cao.
Gợi dẫn:
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo trong việc thực hiện một thao tác lao động
hoặc một thao tác lã thuật nhất định.
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ các lễ hội, giao lưu... trực tiếp thông
qua hệ thống ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau về cự li địa lí.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
VIẾT
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài
viết (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đánh giá của công chúng…)
- Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai: miêu tả chung về tác
phẩm bằng một ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác
phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về
cách tiếp cận đối với tác phẩm.
2. Về năng lực
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
a. Năng lực chung
- Học sinh phát triển tư duy phản biện, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề,….
b. Năng lực đặc thù
- Học sinh nắm được kĩ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật: hệ
thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ thuyết phục, luận chứng phù hợp.
- HS tạo lập được văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật theo kĩ năng đã
nắm.
3. Về phẩm chất
- Rung động trước tác phẩm nghệ thuật và đồng cảm đối với tác giả của văn bản
nghệ thuật đó.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế tìm hiểu bài mới
b. Nội dung: HS kể tên và đánh giá khái quát các chương trình giới thiệu nghệ thuật
trên các phương tiện thông tin đại chúng mà bản thân được trải nghiệm.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho hs kể tên những chương trình
giới thiệu nghệ thuật trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
- Em đánh giá ntn về chương trình nghệ
thuật này?
- Cái khó của việc thưởng thức, đánh giá
1 chương trình nghệ thuật là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HS trả lời trước lớp về nhiệm vụ học
tập
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
HS kể chính xác và đánh giá khái quát các
chương trình giới thiệu nghệ thuật trên
các phương tiện thông tin đại chúng mà
bản thân được trải nghiệm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu các yều cầu của kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm
nghệ thuật
a. Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu của bài văn nghị luận về một tác phẩm
nghệ thuật, xác định được nhiệm vụ viết.
b. Nội dung: Yêu cầu của bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
c. Sản phẩm: HS hoàn thành việc tìm hiểu các yêu cẩu của kiểu bài văn nghị luận
về một tác phẩm nghệ thuật
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
HS đọc – tìm hiểu phần lời dẫn và Yêu
cầu (SGK, tr.112) để trả lời câu hỏi: Nêu
những điều kiện cần tuân thủ để có một
sản phẩm viết đúng với kiểu bài đã qui
định ?
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
Cá nhân HS đọc, tìm hiểu nội dung trong
phần Yêu cầu/ SGK tr.112 và tìm câu trả
lời.
B3. Báo cáo thảo luận:
- HS trả lời trước lớp về nhiệm vụ học tập
cần thực hiện: nêu các yêu cầu của kiểu
bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ
thuật.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Yêu cầu của bài văn nghị luận về
một tác phẩm nghệ thuật
- Nêu được những thông tin khái quát về
tác phẩm (tác giả, tên tác phẩm, hoàn
cảnh sáng tác, đánh giá của công
chúng…)
- Xác định rõ nội dung và hệ thống luận
điểm sẽ triển khai: miêu tả chung về tác
phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại
hình nghệ thuật của nó; phân tích tác
phẩm trên cả hai phuong diện nội dung
và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý
về cách tiếp cận phù hợp đối với tác
phẩm,…
- Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày
lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể.
- Thể hiện sự rung động trước tác phẩm
và sự đồng cảm đối với tác giả.
Nội dung 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: HS phân biệt được văn bản về tác phẩm nghệ thuật với văn bản thông
tin về tác phẩm nghệ thuật; các điều kiện cần đảm bảo khi viết bài văn nghị luận về
một tác phẩm nghệ thuật.
b. Nội dung: Phân tích những đặc điểm và điều kiện điều kiện cần đảm bảo khi viết
bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo nhiệm vụ học tập GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu 1 HS đọc bài viết tham
khảo;
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 phút)
về các vấn đề sau theo phiếu học tập.
+ Nhóm 1+ 3: Những đặc điểm nào cho
thấy bài viết là một văn bản nghị luận chứ
không phải văn bản thông tin về một tác
phẩm nghệ thuật?
+ Nhóm 2+5: Nêu tính đặc thù của những
bằng chứng được sử dụng trong văn bản
+ Nhóm 4+6: Để viết văn bản nghị luận
về một tác phẩm nghệ thuật, người viết
phải đảm bảo những điều kiện gì?
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm HS thảo luận nhóm và tìm câu
trả lời theo phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: NHÓM
1+3
BÀI THAM KHẢO
Những đặc điểm
nào cho thấy bài
viết là một văn bản
II. Điều kiện cần đảm bảo khi viết bài
văn nghị luận về một tác phẩm nghệ
thuật.
1. Tìm hiểu ngữ liệu: Bài viết tham
khảo
“Về bức tranh Mưa thu. Pu-skin của
hoạ sĩ V.E Páp-cốp”
- Phân biệt văn bản về tác phẩm nghệ
thuật với văn bản thông tin về tác phẩm
nghệ thuật: chủ yếu thể hiện ở các luận
điểm đánh giá theo quan điểm riêng, góc
nhìn riêng của người viết về tác phẩm.
Những thông tin khách quan về tác
phẩm được sử dụng như là phương tiện
giúp người viết triển khai một cách hợp
lí những phân tích, nhận xét, đánh giá về
giá trị của đối tượng được đề cập đến
- Tính đặc thù đó gắn liền với sự “miêu
tả” của người viết về các phương diện
khách quan của tác phẩm (bố cục, màu
sắc, hình khối, đường nét,…) khác với
việc trích dẫn câu văn, câu thơ khi ta viết
một bài nghị luận văn học.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nghị luận chứ
không phải văn
bản thông tin về
một tác phẩm
nghệ thuật?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: NHÓM
2+5
BÀI THAM KHẢO
Nêu tính đặc thù
của những bằng
chứng được sử
dụng trong văn
bản
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: NHÓM 4+6
BÀI THAM KHẢO
Để viết văn bản
nghị luận về một
tác phẩm nghệ
thuật, người viết
phải đảm bảo
những điều kiện
gì?
2. Các điều kiện cần đảm bảo khi viết
bài văn nghị luận về một tác phẩm
nghệ thuật.
- Cần có hiểu biết cơ bản về loại hình
nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về
- Cần có hứng thú thật sự với tác phẩm
trên cơ sở từng nghe, xem, thưởng lãm
nó theo điều kiện thực tế cho phép.
- Cần có một quan điểm đánh giá rõ ràng
về tác phẩm với việc triển khai những lí
lẽ xác đáng.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
B3. Báo cáo thảo luận:
Đại diện các nhóm HS trình bày, các
nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có).
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ
HT của HS và chuẩn kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Xác định được đề tài, đối tượng, mục đích viết.
b. Nội dung: Chọn đề tài
c. Sản phẩm: HS chọn được tác phẩm có đủ thông tin (qua tra cứu, tìm hiểu), đặc
biệt, đó là tác phẩm đã được tiếp xúc.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuẩn bị viết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- HS chọn đề tài (theo nhóm), GV sơ duyệt
đề tài
- GV định hướng nội dung viết.
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm HS thảo luận và xác định đề
tài để viết.
B3. Báo cáo thảo luận:
- Đại diện các nhóm HS trình bày đề tài
của nhóm.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
III. Luyện tập - Thực hành viết
*Bước 1. Chuẩn bị viết
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập của HS.
* Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trình bày các bước tìm
ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về
một tác phẩm nghệ thuật và lập dàn ý
cho đề tài của nhóm.
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trình bày các bước tìm ý, lập dàn
ý cho bài văn nghị luận về một tác
phẩm nghệ thuật - HS lập dàn ý cho đề
tài nhóm đã lựa chọn.
B3. Báo cáo thảo luận:
- Đại diện các nhóm HS trình bày
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của HS và chuẩn kiến thức.
* Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
1. Mở bài
- Nêu các thông tin cơ bản về tác phẩm
(tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác,
sự đón nhận của công chúng…
2. Thân bài
- Nhìn nhận khái quát về tác phẩm (tóm
tắt cốt truyện phim, ….)
- Phân tích từng khía cạnh nổi bật của tác
phẩm với lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, đầy
đủ.
- Nêu những điều mà người xem, người
nghe cần chuẩn bị để có được sự thưởng
thức trọn vẹn, nhiều hứng thú đối với tác
phẩm.
3. Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm
(thành công chính và những hạn chế)
* Bước 3: Viết, chỉnh sửa, hoàn thiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
* Bước 3. Viết bài, chỉnh sửa và hoàn
thiện
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Từ dàn ý của nhóm, GV yêu cầu HS
viết bài văn nghị luận về một tác
phẩm nghệ thuật.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn
thành bài viết
B3. Báo cáo thảo luận:
- GV yêu cầu 2 – 3 HS đọc một số
đoạn văn (MB, 1 đoạn trong thân bài
hoặc KB) trước lớp.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV
nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa bài viết
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa lại bài văn
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt vừa hoàn thành theo gợi ý:
Em rút ra kinh nghiệm gì sau khi làm bài kiểm tra viết bài nghị luận về một tác phẩm
nghệ thuật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và sửa lỗi trong bài kiểm tra theo nhận xét của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đại diện trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
NÓI VÀ NGHE
GIỚI THIỆU MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức/ yêu cầu cần đạt
- Học sinh biết cách lựa chọn tác phẩm nghệ thuật đáng được giới thiệu rộng rãi.
- Học sinh nắm được yêu cầu cơ bản của việc giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật
(tự chọn) cho những người quan tâm.
- Biến cấu trúc bài thuyết trình thành các luận điểm mạch lạc, thể hiện rõ ràng ý kiến
cá nhân về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm nghệ thuật.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách giải quyết vấn đề học tập, tự đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề học tập của bản thân và các bạn.
- Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến, ý tưởng trước
lớp, tổ nhóm học tập, tương tác tích cực với các bạn trong tổ nhóm, khi thực hiện
nhiệm vụ hợp tác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập, thực hiện nhiệm
vụ học tập cá nhân và nhóm học tập, xử lí linh hoạt sáng tạo các tình huống phát sinh
khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực đặc thù
- Nói: Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm nghệ
thuật.
- Nghe: Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói. Biết
nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Nói nghe tương tác: Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa
ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.
3. Về phẩm chất:
- Bồi dưỡng khả năng lắng nghe và góp ý trên tinh thần cởi mở và xây dựng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung
bài học
b. Nội dung: GV phát vấn: Theo em, cần chuẩn bị gì để có một bài nói – chia sẻ
tốt?
c. Sản phẩm: Bài viết đã chuẩn bị ở nhà của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh
chuẩn bị bài nói dưới dạng dàn ý và chia
sẻ bài nói
Gợi ý đáp án
Tìm hiểu kĩ tác phẩm
Vận dụng năng lực ngôn ngữ
Tự tin
Rèn luyện giọng nói
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Học sinh trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu yêu cầu của bài nói
a. Mục tiêu hoạt động: HS hiểu được yêu cầu của bài nói trình bày ý kiến đánh giá,
bình luận về một vấn đề.
b. Nội dung: Học sinh đọc thật kĩ các yêu cầu, thao tác chuẩn bị nói và nghe
c. Sản phẩm: Phần chuẩn bị của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn thể loại bài nói.
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ
Chuẩn bị nói
Chuẩn
bị nghe
Lựa chọn
đề tài
Tìm ý và
sắp xếp ý
Xác
định từ
ngữ then
chốt
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS lắng nghe và lưu ý để xem lại phần
chuẩn bị bài nói của mình.
I. TÌM HIỂU YÊU CẦU CỦA KIỂU
BÀI
- Nêu được những thông tin chính xác, cô
đọng về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả,
thể loại, thời điểm sáng tác, sự đón nhận
của công chúng và tác giả chuyên môn).
- Nói rõ lí do chọn giới thiệu tác phẩm
(xét từ góc độ cá nhân hay từ ý nghĩa của
hoạt động giới thiệu).
- Nêu được những đề xuất có ý nghĩa đối
với việc hình thành và phát triển năng lực
thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật của
người xem, người nghe nói chung.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết
luận
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
2. Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu
- Soát lại được bài nói của mình trước khi đưa ra thảo luận.
- Xác nhận lại tác phẩm nghệ thuật mà mình sẽ trình bày.
- Chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để trình bày ý kiến trước tập thể.
b. Nội dung: Học sinh chuẩn bị bài nói dưới dạng dàn ý và chia sẻ bài nói .
c. Sản phẩm: PHT thu thập từ HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu các
bước thực hành bài giới thiệu về một tác
phẩm nghệ thuật.
- GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát
lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và
hoàn thành yêu cầu.
Bướ 3. Báo cáo thảo luận:
1. Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài
+ Có thể khai thác từ hoạt động viết trước
đó, cũng có thể giới thiệu một tác phẩm
thuộc loại hình nghệ thuật khác như bài
hát, bức tranh, bộ phim,…
+ Nên chọn tác phẩm từng được nhiều
bạn trong lớp quan tâm.
- Tìm ý và sắp xếp ý:
- Nếu tiếp tục chọ giới thiệu về một tác
phẩm nghệ thuật đã được bàn tới trong bài
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
GV mời đại diện HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận
xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4. Phân tích kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức ghi lên bảng.
viết trước đó, cần rút gọn bài viết thành
một dàn ý , đánh dấu những ý cơ bản sẽ
được trình bày.
- Nếu chọn giới thiệu về một tác phẩm
nghệ thuật khác, cần xây dựng hệ thống
nắm rõ các thông tin: tên tác phẩm; tên tác
giả; nơi có thể xem , nghe tác phẩm; điểm
đặc sắc của tác phẩm về nội dung và hình
thức; thông điệp toát ra từ tác phẩm; ý
nghĩa của thông điệp; đóng góp của tác
phẩm cho đời sống nghệ thuật ….
- Khi diễn đạt cần quan tâm những từ ngữ
mang tính chuyên môn (thuật ngữ) để gọi
tên các bộ phận cấu thành của tác phẩm
theo từng loại hình nghệ thuật khác nhau.
2. Thực hành nói
Bám sát dàn ý đã chuẩn bị để thực hiện
bài nói một cách tự tin. Chủ động tăng
cường tương tác với người nghe, đảm bảo
đúng thời gian quy định.
- Mở đầu: Nêu tên tác phẩm và loại hình
nghệ thuật của tác phẩm.
- Triển khai:
+ Trình bày các thông tin chung về tác
phẩm; phân tích một số nét đặc sắc của
tác phẩm theo quan điểm cá nhân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Kết luận: Đánh giá tổng quát về giá trị
của tác phẩm và nêu hướng tiếp cận phù
hợp với giá trị của tác phẩm.
*Lưu ý: Điều chỉnh giọng nói phù hợp,
kết hợp giữa lời nói và các phương tiện
phi ngôn ngữ; sử dụng PowerPoint (nếu
có) và các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ
khác.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng năng lực ngôn ngữ và năng lực cảm thụ thực hành bài nói và
nghe
b. Nội dung thực hiện: HS vận dụng kiến thức đã học đã hoàn thành bài nói và nghe
theo rubic chấm
c. Sản phẩm: Phần trình bày bài nói – nghe của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- HS lên trình bày bài nói nghe.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hành nói – nghe
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Bảng kiểm thảo luận.
Người nói
Người nghe
- Làm rõ những
điều người nghe
muốn biết về tác
phẩm.
- Bày tỏ sự quan tâm
về tác phẩm được giới
thiệu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Học sinh trình bày phần bài làm của
mình .
Người nghe và người nói tiến hành
trao đổi, thảo luận, trình bày theo
bảng kiểm và rubric chấm
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các
chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
- Bảo vệ hoặc
điều chỉnh những
đánh giá về tác
phẩm qua đối
thoại với người
nghe.
- Thể hiện thái độ
tiếp thu các góp ý
một cách nghiêm
túc, chân thành.
- Nêu những điều
muốn biết về tác
phẩm.
- Bổ sung hoặc đính
chính thông tin về tác
phẩm căn cứ vào thực
tế giới thiệu của người
nói.
- Trình bày cách nhìn
nhận khác về tác
phẩm trên tinh thần
đối thoại tích cực.
- Nêu những điểm đồn
tình hoặc chưa đồng
tình về cách giới thiệu
của người nói.
Rubric chấm:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh bàn luận, đề xuất những phương pháp có ý nghĩa
đối với việc hình thành và phát triển năng lực thưởng thức cảm thụ nghệ thuật của
người xem, người nghe nói chung.
b. Nội dung thực hiện: GV cho học sinh thảo luận, đúc rút những kinh nghiệm,
phương pháp trong việc thưởng thức cảm thụ nghệ thuật của người xem, người nói
chung.
c. Sản phẩm: Phần bàn luận của hs.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Học sinh thảo luận, đúc rút những kinh
nghiệm, phương pháp trong việc thưởng
thức cảm thụ nghệ thuật của người xem,
người nói chung.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV linh hoạt sử dụng phần chia sẻ bài
làm của HS
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Học sinh thực hiện thảo luận.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia
sẻ tốt để cả lớp tham khảo
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
THỰC HÀNH ĐỌC: LÀM VIỆC CŨNG LÀ LÀM NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 9: Lựa chọn và hành động.
- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Làm việc cũng là làm người.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ văn học: Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc.
- Vận dụng các kiến thức đã học về văn bản nghị luận để đọc hiểu văn bản Làm việc
cũng là làm người.
3. Về phẩm chất
- Biết tiếp nhận thông tin đa chiều để xây dựng được tâm thế vững vàng, chủ động;
coi trọng những giá trị văn hóa được xây đắp bền vững qua thời gian.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản đã học trong Bài 9: Lựa chọn hay hành
động
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Củng cố, mở rộng
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem lại các văn bản đã học trong Bài 9 và vận dụng kiến thức đã
học để hoàn thành bài tập.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
1. So sánh những vẻ đẹp của lựa chọn và hành động được thể hiện trong hai văn bản
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình
Chiểu).
2. Nêu định hướng giá trị toát lên từ các văn bản đọc trong bài. Điều gì có thể tạo
nên sự kết nối giữa các văn bản, mặc dù chúng không cùng loại, thể loại, lại được
viết ra trong những bối cảnh thời đại khác nhau?
3. Tìm đọc thêm những văn bản văn học hoặc nghị luận có đề cập chủ đề lựa chọn
và hành động. Ghi chép khái quát những bài học mà bạn rút ra được cho mình từ
những văn bản đó.
4. Sưu tầm những bài viết về các tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích và viết về
một số tác phẩm đã gây cho bạn ấn tượng sâu sắc.
5. Tổ chức thuyết trình trong nhóm học tập về một tác phẩm nghệ thuật đương đại
đang tạo được tiếng vang trong dư luận (tác phẩm điện ảnh; tác phẩm âm nhạc; tác
phẩm điêu khắc, hội họa, đồ họa;...)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): So sánh những vẻ đẹp của lựa chọn và
hành động được thể hiện trong hai văn bản Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Trả lời:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) là con người cá nhân công danh, hưởng lạc
ngoài khuôn khổ, mang nội dung yêu nước
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): Sự biết ơn những người đã hi sinh
vì Tổ quốc, mang nội dung nhân đạo.
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu định hướng giá trị toát lên từ các
văn bản đọc trong bài. Điều gì có thể tạo nên sự kết nối giữa các văn bản, mặc dù
chúng không cùng loại, thể loại, lại được viết ra trong những bối cảnh thời đại khác
nhau?
Trả lời:
Các giá trị từ các văn bản đọc trong bài đó là quan niệm nhân sinh, thông điệp cuộc
sống hướng tới con người nhân văn, cao cả hơn.
Điều mà tạo nên sự kết nối giữa các văn bản, mặc dù chúng không cùng loại, thể
loại, lại được viết ra trong những bối cảnh thời đại khác nhau đó là quan niệm sống,
quan niệm nhân văn.
Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm đọc thêm những văn bản văn học
hoặc nghị luận có đề cập chủ đề lựa chọn và hành động. Ghi chép khái quát những
bài học mà bạn rút ra được cho mình từ những văn bản đó.
Trả lời:
Văn bản văn học có đề cập chủ đề lựa chọn và hành động: Thuật hứng 24 - Nguyễn
Trãi, Ngôn chí bài 10 - Nguyễn Trãi.
Bài học: không được dấn thân vào những lối sống xa hoa, tệ nạn phải giữ cho lòng
an nhiên, không bị vấy bẩn.
Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sưu tầm những bài viết về các tác phẩm
nghệ thuật mà bạn yêu thích và viết về một số tác phẩm đã gây cho bạn ấn tượng sâu
sắc.
Trả lời:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Vincent Van Gogh (1853 - 1890) là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất mọi thời
đại. Thế nhưng, tài năng và các tác phẩm của Van Gogh chỉ được công nhận sau khi
ông đã qua đời. Trong 37 năm ngắn ngủi của mình, đại danh họa đã phải vật lộn với
nhiều bi kịch, nhất là bệnh trầm cảm lúc cuối đời.
Một trong những kiệt tác được biết đến nhiều nhất của Van Gogh và cả nền hội họa
phương Tây là bức tranh sơn dầu “Bầu Trời Sao” hay “Đêm Đầy Sao” (tên gốc tiếng
Hà Lan: De sterrennacht). Bức họa vẽ lại bầu trời sao lung linh trong đêm tối tại ngôi
làng nước Pháp hiện là một trong những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới.
Nó hiện nằm ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Manhattan ở Thành phố New York
(Mỹ), được định giá khoảng 900 triệu USD (khoảng 20.000 tỷ đồng). Và đằng sau
những vì sao lấp lánh là vô vàn những bí ẩn và câu chuyện của người họa sĩ Hà Lan
Vincent Van Gogh.
Hoàn cảnh Van Gogh vẽ nên tác phẩm để đời quan trọng nhất của mình vô cùng bi
kịch. Bức tranh được vẽ vào tháng 6 năm 1889, chỉ 1 năm trước khi ông lìa đời. Khi
đó, ông đã tự đăng ký vào trại thương điên vì sức khỏe tinh thần đã quá suy sụp.
Bầu Trời Sao vẽ lại quang cảnh từ cửa sổ hướng đông của căn phòng bệnh tại Saint-
Rémy-de-Provence. Dẫu vậy, ông đã vẽ bức tranh chủ yếu vào ban ngày qua trí nhớ.
Trong bức thư gửi cho em trai mình, Van Gogh kể ông đã nhìn thấy khung cảnh bầu
trời sao trước khi bình minh và có một ngôi sao đặc biệt rất lớn. Từ tầm nhìn của
mình, họa sĩ đã xóa bỏ những khung song sắt để vẽ nên bầu trời sao bất tận.
Ông đã vẽ cây bách ở tiền cảnh của Đêm Đầy Sao, có lẽ có chủ ý vì loài cây này gắn
liền với cái chết và nghĩa trang. Cùng với trạng thái tâm trí của Van Gogh khi ở trại
thương điên, Đêm đầy sao thể hiện nỗi lòng tiếc nuối và mông lung của chính họa
sĩ. Không lâu sau đó, Van Gogh đã tự sát.
Năm 2001, nhà nghiên cứu Paul Wolf đã chỉ ra rằng rằng sở thích dùng màu vàng
của họa sĩ trong Đêm Đầy Sao và cả nhiều tác phẩm khác thời kỳ này là do dùng quá
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nhiều digitalis, một loại thuốc điều trị chứng động kinh của ông. Người bệnh uống
thuốc này liều lượng nhiều thì mắt sẽ thấy những đốm vàng có quầng xung quanh.
Van Gogh lần đầu tiên vẽ Đêm Đầy Sao vào năm 1888. Khi đến Pháp năm 1888,
ông thích ngắm và vẽ cảnh đêm. Bức Đêm Đầy Sao đầu tiên được vẽ với bối cảnh
là sông Rhone. Bức tranh này đôi khi được gọi là Starry Night Over The Rhone
(Đêm đầy sao trên sông Rhone).
Đêm Đầy Sao thứ hai của Van Gogh vẽ vào năm 1889 đã nổi tiếng hơn bức tranh
đầu tiên của ông. Dẫu vậy, ông đã luôn cho rằng tác phẩm của mình là một thất bại
cho đến khi mất. Van Gogh nói rằng bức tranh của mình là một thất bại của nghệ
thuật trừu tượng vì nó quá xa rời nhịp điệu thực của cuộc sống, thiên nhiên và quá
mức trừu tượng.
Đêm Đầy Sao của Van Gogh đã khai sáng một cách tài tình bí ẩn khoa học về chuyển
động và ánh sáng. Những vì sao trên tranh dường như đang nhấp nháy do cách bộ
não con người cảm nhận. Hiện tượng này xảy ra đối với hầu hết các tác phẩm theo
trường phái Ấn tượng do bộ não cảm nhận được ánh sáng và chuyển động.
Cường độ ánh sáng của các màu trên tranh vải tạo ra độ chói. Mắt người dễ bị “pha
trộn” hai phần có màu khác nhau như thể chúng có cùng độ sáng. Tuy nhiên, bộ não
sẽ nhìn thấy các màu tương phản mà không hòa trộn, dẫn đến ánh sáng dường như
nhấp nháy. Đã có rất nhiều nghiên cứu về Đêm Đầy Sao của Van Gogh để giải mã
điều này. Một nhà nghiên cứu tên Natalya St. Clair kết luận rằng Đêm Đầy Sao là
“một mô tả chính xác về sự hỗn loạn”.
Đằng sau mỗi tác phẩm đều ẩn chứa một câu chuyện và nỗi niềm của người vẽ nên
nó. Với ngòi cọ và trí tưởng tượng phong phú của mình, Vincent van Gogh đã tạo
nên một tuyệt tác Đêm đầy sao được nhắc đến ở đời sau. Trên đây là những bí ẩn
xung quanh tác phẩm Đêm đầy sao của họa sĩ Vincent van Gogh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Câu 5 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tổ chức thuyết trình trong nhóm học
tập về một tác phẩm nghệ thuật đương đại đang tạo được tiếng vang trong dư luận
(tác phẩm điện ảnh; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm điêu khắc, hội họa, đồ họa;...)
Trả lời:
Everything Everywhere All At Once là phim hài chính kịch xen lẫn hành động-võ
thuật do Daniel Kwan và Daniel Scheinert viết kịch bản, đạo diễn và đồng sản xuất
với anh em nhà Russo. Bộ phim khoa học viễn tưởng sáng tạo này đã giành được 7
giải thưởng, bao gồm giải thưởng viết kịch bản và đạo diễn cho nhóm của Daniel
Kwan và Daniel Scheinert. Bộ phim có sự góp mặt của Dương Tử Quỳnh trong vai
nữ chính. Bên cạnh đó, các ngôi sao như Hứa Vĩ Luân, Quan Kế Huy, Jenny Slate,
Harry Shum, Jr., Ngô Hán Chương và Jamie Lee Curtis cũng tham gia với vai trò
diễn viên phụ. Trong phim, Dương Tử Quỳnh đóng vai Evelyn Quan Wang - 1 phụ
nữ người Mỹ gốc Hoa, là chủ cửa hiệu giặt ủi luôn gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.
Ban đầu, vai chính của phim dành cho Thành Long, nhưng sau đó ekip sản xuất đã
đổi sang Dương Tử Quỳnh. Đây được cho là quyết định sáng suốt khi Dương Tử
Quỳnh có màn thể hiện cực kỳ vượt trội, khiến khán giả gần như chìm đắm trong thế
giới đa vũ trụ với muôn vàn điều thú vị và phá vỡ mọi quy tắc. Dương Tử Quỳnh đã
làm người xem phải “rùng mình” khi ứng biến linh hoạt theo từng nhân vật. Lúc thì
cô làm bà chủ tiệm giặt ủi lúc nào cũng rối tung với việc chăm lo cho gia đình, khi
thì Dương Tử Quỳnh làm nữ đầu bếp đam mê công việc, cương quyết vạch trần
chuyện xấu quanh mình. Đó là chưa kể đến lần Dương Tử Quỳnh hóa thân thành
ngôi sao kinh kịch có giọng hát nội lực. Dương Tử Quỳnh là điểm sáng của bộ phim,
giúp cho cuộc chiến trong đa vũ trụ ở Everything Everywhere All At Once hấp dẫn,
sống động và lôi cuốn khán giả hơn. Bộ phim giành được nhiều giải thưởng nhất
trong lịch sử điện ảnh thế giới Cùng với sự sáng tạo vượt bậc trong hình thức kể
chuyện lẫn ngôn ngữ điện ảnh, Everything everywhere All at Once khiến khán giả
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
toàn cầu choáng ngợp. Một bộ phim tươi mới, bạo gan và phá vỡ nhiều khuôn phép.
Cốt truyện của Everything Everywhere All at Once là một trong những điểm sáng
rất lớn vì đã xây dựng và kể được cho khán giả một đa vũ trụ thú vị, mới mẻ và muôn
hình vạn trạng. Đây là bộ phim đạt giải Oscar 2023 do diễn viên Dương Tử Quỳnh
đóng chính.
Hoạt động 2: Thực hành đọc: Làm việc cũng là làm người
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về văn bản Làm việc cũng là làm
người.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc văn bản, vận dụng
các kiến thức về văn bản nghị luận để
tìm hiểu văn bản.
1. Xác định luận đề và các luận điểm
chính của văn bản.
2. Phân tích tính thuyết phục của hệ
thống lí lẽ, bằng chứng đã được tác giả
s dụng trong văn bản.
3. Liên hệ bản thân và nêu suy ngẫm của
bạn về vấn đề được tác giả gợi ra trong
văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
1. Xác định luận đề và các luận điểm
chính của văn bản.
- Luận đề: Quan điểm "làm nghề/ làm
việc" cũng chính là "làm người" tức là
mỗi cuộc đời mỗi con người gắn bó
công việc, với nơi làm việc đôi khi còn
nhiều hơn ở nhà và làm người thì chúng
ta không thể không làm việc. Hai yếu tố
này đan cài vào nhau. Chỉ khi hạnh phúc
với nghề nghiệp, công việc mình đang
làm thì mới có một cuộc đời, mới "làm
người" một cách trọn vẹn.
- Các luận điểm chính:
+ Hiểu được "đạo sống" và đạo nghề"
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS đọc văn bản và tìm hiểu văn bản
theo các câu hỏi gợi ý.
Bước 3: Báo cáo, trao đổi kết quả thảo
luận.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét, tổng kết, chuẩn kiến
thức.
+ Hiểu được tầm quan trọng của công
việc
+ "Tìm được chính mình" đó là một
hành trình gian nan mà không phải ai
cũng nhanh chóng tìm thấy được
+ Làm việc phải có lí tưởng, có mục
đích
2. Phân tích tính thuyết phục của hệ
thống lí lẽ, bằng chứng đã được tác
giả sử dụng trong văn bản.
Các luận điểm được triển khai như câu
1
Có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm
Những ngày thứ ba với thầy Mô-ri
Đặt ra những câu hỏi nghi vấn
3. Liên hệ bản thân và nêu suy ngẫm
của bạn về vấn đề được tác giả gợi ra
trong văn bản.
Mỗi người đều có một cuộc đời khác
nhau, có một công việc khác nhau. Tuy
nhiên, các công việc khác nhau kia đều
có chung một mục đích đó là giúp chúng
ta có chỗ đứng trong xã hội, thỏa mãn
nhu cầu cơm áo gạo tiền của mỗi người.
Vì vậy, thái độ làm việc chuyên nghiệp
luôn luôn được các doanh nghiệp chú
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi ết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
trọng đặt lên hàng đầu hơn là kinh
nghiệm làm việc. Chúng ta cần giữ một
thái độ làm việc nghiêm túc, làm tốt
nhiệm vụ đúng thời hạn,....
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 9: Lựa chọn hay hành động.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS: Em rút ra được bài học có ý nghĩa nào sau khi học xong bài 9?
- HS thực hiện yêu cầu.
- GV mời 2 – 3 bạn đọc bài.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề được rút ra ở phần C. Hoạt
động luyện tập.
- HS trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.