Làm chủ kiến thức Ngữ văn 9 luyện thi vào 10 Phần 1: Đọc, hiểu văn bản

689 345 lượt tải
Lớp: Ôn vào 10
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Làm chủ kiến thức Ngữ văn 9 luyện thi vào 10 - Phần 1: Đọc, hiểu văn nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Ngữ văn vào 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(689 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



A - VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Nguyễn Dữ
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê bắt đầu rơi vào khủng hoảng, các tập đoàn phong
kiến tranh giành quyền binh và gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
- Quê ở Trường Tân - Thanh Miện - Hải Dương. - Về con người:
+ Nguyễn Dữ nổi tiếng là con người học rộng tài cao. Ông là học trò xuất sắc nhất của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Là một “kẻ sĩ” có nhân cách cao thượng. Chứng kiến những mục nát của chế độ đương triều, ông chỉ
làm quan có một năm rồi lui về sống ẩn dật, viết sách và phụng dưỡng mẹ già.
+ Dù vậy, qua các sáng tác, ông vẫn tỏ ra là một người luôn đau đáu đến vận mệnh của giang sơn xã tắc. 2. Tác phẩm
a. Thể loại - nguồn gốc xuất xứ - Truyện truyền kì:
+ Là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc và thịnh hành từ thời Đường.
+ Truyện truyền kì thường mô phỏng những cắt truyện từ dân gian hoặc dã sử. Sau đó được tác giả sắp
xếp lại tình tiết, bồi đắp thêm cho đời sống các nhân vật, đặc biệt là xen kẽ các yếu tố kì ảo...
- Truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ:
Ảnh chụp sách tân biên Truyền kì mạn lục (https://vi.wikipedia.org)
+ Truyện ra đời vào khoảng đầu thế kỉ XVI, đó là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào
giai đoạn suy vong: những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng
lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ.
+ “Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện, ghi chép lại những câu chuyện được lưu truyền tản mạn trong dân
gian và thường có yếu tố kì ảo, đề tài phong phú.
+ Truyện mang đậm giá trị nhân văn và được đánh giá là áng “thiên cổ tùy bút” (tức áng văn hay ngàn đời).


- Chuyện người con gái Nam Xương:
+ Xuất xứ: là thiên truyện thứ 16 trong 20 thiên truyện của “Truyền kì mạn lục”.
+ Nguồn gốc: truyện viết bằng chữ Hán, có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”, sau đó
được Nguyễn Dữ tái tạo, sắp xếp lại một số tình tiết và thêm vào yếu tố kì ảo.
+ Ngôi kể: truyện được kể theo ngôi thứ 3.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự có kết hợp yếu tố biểu cảm. c. Tóm tắt
Truyện kể về Vũ Thị Thiết (Vũ Nương), người huyện Nam Xương, xinh đẹp nết na được Trương Sinh
- một người ít học, có tính đa nghi, cưới về làm vợ.
Gia đình đang yên ấm, hạnh phúc thì chàng Trương phải rời nhà đi lính. Ở nhà, Vũ Nương sinh con
trai, đặt tên là Đản. Nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói là cha Đản.
Mẹ Trương Sinh vì thương nhớ con mà sinh bệnh, nàng hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng, song ít lâu sau bà qua đời.
Khi Trương Sinh trở về, nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ thất tiết. Vũ Nương một mực kêu oan, song
Trương Sinh không nghe mà đánh mắng, đuổi vợ đi. Vũ Nương không tự minh oan được bèn trầm mình
xuống sông tự vẫn. Một đêm thấy bóng cha trên tường, bé Đản gọi cha. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ nhưng đã muộn.
Ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thủy cung - người cùng làng bị chết đuối, được Linh Phi cứu
giúp. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc thoa và nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho
nàng. Trương Sinh nghe theo, lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông ấy. Vũ Nương trở về ẩn hiện giữa
dòng, nói vọng vào bờ vài lời tạ từ rồi biến mất.
II. Trọng tâm kiến thức 1. Nhân vật Vũ Nương
- Ngay từ đầu thiên truyện, Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, “tính tình thùy
mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
”,
- Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “tam tòng, tứ đức”, “công,
dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Và vì cảm kích trước “tư
dung” - vẻ đẹp bên ngoài của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ “đem 100 lạng nàng cưới về”. Chi tiết này
đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.
Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc họa với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp
toàn vẹn nhất trong xã hội phong kiến.
Song để có thể hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau:
a. Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.
Trong cuộc sống vợ chồng bình thường:
- Nàng hiểu chồng “có tính đa nghi”, “đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Vũ Nương khéo léo cư xử đúng
mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, nết na, khôn khéo, hiểu chồng. Đồng thời nó đã hé lộ sự mâu
thuẫn trong tính cách giữa hai người và đầy tính dự báo.
• Khi tiễn chồng đi lính:

Ảnh: http://thcs.daytot.vn/
- Nàng dặn dò chồng với những lời thiết tha, tình nghĩa:
+ Nàng đặt hạnh phúc gia đình lên trên tất cả mà xem thường những thứ vinh hoa phù phiếm: “Thiếp
chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên
”.
+ Nàng như thấy trước và cảm thông cho những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ở nơi
chiến trận: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao”.
+ Nàng bộc lộ sự khắc khoải, xa nhớ của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người
ải xa, trông liễu rủ bãi hoan, lại thổn thức tâm tình
”.
Đó là những lời nói ân tình, đằm thắm, đầy ắp những yêu thương. Qua đó, cho chúng ta thấy Vũ
Nương thực sự là một người vợ dịu dàng, hết mực thương chồng, thương con và thật đáng trân trọng. • Khi xa chồng:
- Vũ Nương tỏ ra là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực. Nỗi nhớ chồng cứ đi cùng năm
tháng: “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức tâm tình, buồn thương da diết”.
- Nàng mơ về một tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng chỉ cái bóng của mình
trên vách mà rằng cha Đản.
- Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng: “Cách
biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phần từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót
”.
Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vừa ca
ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung
của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh.
• Khi bị chồng nghi oan:
- Nàng đã hết sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình:

Ảnh: http://thcs.daytot.vn/
+ Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp vốn con kẻ khó
được nương tựa nhà giàu
”.
+ Tiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ chồng: “Cách biệt ba
năm giữ gìn một tiết
”.
+ Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan: “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng
đừng một mực nghi oan cho thiếp
”.
Nàng đã hết lời tha thiết, hết lòng nhún nhường để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có
nguy cơ bị tan vỡ. Qua những lời nói tha thiết đó, nó còn cho thấy thái độ trân trọng chồng và gia đình nhà chồng của nàng.
- Không còn hi vọng, nàng nói trong đau đớn và thất vọng: Ảnh: http://thcs.daytot.vn/
+ Hạnh phúc gia đình, “thú vui nghi gia, nghi thất” là niềm khao khát và tôn thờ cả đời giờ đã tan vỡ.
+ Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng những hình ảnh ước lệ: "bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa
tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió
".
+ Đen nỗi đau chờ chồng đến hóa đá của “cổ nhân" nàng cũng không có được: “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa".
Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn ý nghĩa.


zalo Nhắn tin Zalo