ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2023
Môn thi: SINH HỌC – ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:.......................................................................
Số báo danh:............................................................................
Câu 1: Bào quan nào sau đây có ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ? A. Nhân tế bào. B. Bộ máy Gôngi.
C. Lưới nội chất. D. Riboxom.
Câu 2: Vật chất di truyền của virut HIV là A. ADN đơn. B. ARN đơn. C. ADN kép. D. ARN kép.
Câu 3: Trong nuôi cấy không liên tục, pha nào sau đây có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong.
Câu 4: Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm?
A. Hướng sáng của thân.
B. Hướng trọng lực của rễ.
C. Hướng sáng của rễ.
D. Hướng nước của rễ.
Câu 5: Loài nào sau đây phát triển không qua biến thái? A. Bướm. B. Ong. C. Châu chấu. D. Người.
Câu 6: Cặp cơ quan nào sau đây là ví dụ về cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và cánh chim.
B. Chân chuột chũi và chân dế dũi.
C. Mang cá và mang tôm.
D. Cánh dơi và cánh sâu bọ.
Câu 7: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
(1) Tiến hóa tiền sinh học. (2) Tiến hóa hóa học. (3) Tiến hóa sinh học.
Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (3)(2)(1). B. (2)(3)(1). C. (1)(2)(3). D. (2)(1)(3).
Câu 8: Khoảng thuận lợi của các nhân tố sinh thái là khoảng?
A. Gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. Không gian cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
C. Sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định.
D. Đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
Câu 9: Có các loại môi trường phổ biến là
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 10: Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết
A. sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật.
Trang 1
B. sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.
C. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
D. dòng năng lượng trong quần xã.
Câu 11: Côđon nào sau đây mã hóa axit amin mở đầu? A. . B. . C. . D. .
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chu trình Crep?
A. Chu trình Crep tạo ra 3 ATP.
B. Axit piruvic tham gia trực tiếp vào chu trình Crep.
C. Chu trình Crep tạo ra 6 NADH.
D. Chu trình Crep giải phóng nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào.
Câu 13: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Nitơ. B. Cacbon. C. Magie. D. Sắt.
Câu 14: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Giun đốt. B. Lợn. C. Cá. D. Tôm.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hoocmôn thực vật?
A. Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng giãn dài của tế bào.
B. Ở mức tế bào, AAB làm tăng số lần nguyên phân.
C. Xitokinin là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên.
D. GA được dùng để làm chín quả, rụng lá.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra kì đầu của quá trình nguyên phân.
B. Enzim ligaza hoạt động ở cả 2 mạch trong một đơn vị nhân đôi.
C. Quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
D. Trong một đơn vị nhân đôi, có một mạch được tổng hợp liên tục.
Câu 17: Theo lí thuyết, phép lai
cho bao nhiêu loại kiểu hình? Biết rằng không xảy ra đột biến
và các gen liên kết hoàn toàn trên một cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Để xác định mật độ cá mè trong ao, ta cần phải xác định
A. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể.
B. số lượng cá mè và thể tích của ao.
C. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
D. số lượng cá mè và diện tích của ao.
Câu 19: Một trong những nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển là do sự nở hoa của tảo.
Mối quan hệ của tảo và cá là
Trang 2
A. kí sinh.
B. sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. ức chế cảm nhiễm. D. cạnh tranh.
Câu 20: Loài cây nào sau đây có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống cây tam bội đem lại hiệu quả kinh tế cao? A. Cây lúa. B. Cây ngô.
C. Cây củ cải đường. D. Cây đậu tương.
Câu 21: Khu sinh học (biôm) nào sau đây có độ phong phú về thành phần loài sinh vật nhất?
A. Rừng lá kim phương Bắc.
B. Rừng lá rụng ôn đới.
C. Rừng Địa Trung Hải.
D. Rừng rậm nhiệt đới.
Câu 22: Cho cây (P) dị hợp tử về 1 cặp gen tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể
là? Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. (1) 100% (2) 1 : 2 : 1 (3) 3 : 1 (4) 1 : 1 A. (2),(3). B. (3). C. (1),(3). D. (2),(4).
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các kiểu chất dinh dưỡng ở vi sinh vật?
A. Quang dị dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là từ chất hữu cơ.
B. Hóa tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu từ chất hữu cơ.
C. Hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là ánh sáng.
D. Quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là từ chất vô cơ.
Câu 24: Cho các nhận xét sau đây về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Pha sáng của quang hợp diễn ra ở màng ngoài của lục lạp.
(2) Năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
(3) O2 được tạo ra ở pha tối.
(4) Chất nhận CO2 đầu tiên trong chu trình Canvin ở thực vật C3 là APG. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Cho các phát biểu sau về tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hệ tuần hoàn chỉ được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận gồm tim và hệ thống mạch máu.
(2) Với động vật có hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch với tốc độ nhanh.
(3) Ở cá, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
(4) Hệ tuần hoàn kép có ở lưỡng cư, bào sát, chim và thú. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: Khi nói về sinh sản vô tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Sinh sản bằng cách phân đôi có ở động vật đơn bào và giun dẹp.
(2) Sinh sản bằng cách nảy chồi có ở bọt biển và ruột khoang.
(3) Sinh sản bằng phân mảnh có ở bọt biển và giun dẹp.
(4) Trinh sinh là hình thức sinh sản chỉ có ở những loài sinh sản vô tính. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Khi nói về điều hòa qua operon Lac ở E.Coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Trang 3
(1) Protein ức chế chỉ được tạo thành khi môi trường không có lactozơ.
(2) Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN riêng rẽ.
(3) Protein ức chế sẽ bám vào vùng khởi động của operton Lac khi môi trường không có lactozơ.
(4) Gen điều hòa thuộc operon Lac. A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 28: Cho các phát biểu sau về nguyên nhân gây biến động về điều chỉnh số lượng của quần thể, có
bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong các nhân tố vô sinh, nhân tố khí hậu ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất.
(2) Trong tự nhiên, quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
(3) Biến động không theo chu kì xảy ra do những hoạt động bất thường của môi trường tự nhiên hay
do hoạt động khai thác quá mức của con người.
(4) Biến động theo chu kì xảy ra do con người can thiệp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ quần xã chưa có sinh vật.
(2) Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và khắc
phục những biến đổi bất lợi của môi trường
(3) Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa,... là nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái.
(4) Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Cho các phát biểu về nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Di – nhập gen không phải là nhân tố định hướng chiều tiến hóa.
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.
(3) Quần thể kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Đột biến là nhân tố tiến hóa duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(1) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(2) Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các
nhân tố tiến hóa, vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
(4) Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
Trang 4
119 Đề thi tốt nghiệp THPT Sinh học năm 2023 chọn lọc từ các sách
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ 119 Đề thi THPT Quốc gia Sinh học năm 2023 chọn lọc từ các sách có lời giải chi tiết gồm:
+ 30 đề thi thử Sinh học THPT Quốc gia Lovebook;
+ 30 đề thi thử Sinh học THPT Quốc gia Hocmai.vn;
+ 39 đề thi thử Sinh học THPT Quốc gia Megabook;
+ 20 đề thi thử Sinh học THPT Quốc gia Bookgol.
Các đề thi Sinh học được biên soạn bám sát đề thi minh họa Sinh học THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(364 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)