1200 CÂU TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT SINH HỌC ÔN THI TỐT NGHIỆP MỤC LỤC
Chủ đề 1. Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử 3
Chủ đề 2. Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể 46
Chủ đề 3. Quy luật di truyền 69
Chủ đề 4. Di truyền quần thể, ứng dụng di truyền học vào chọn giống, 87 di truyền người
Chủ đề 5. Bằng chứng tiến hóa và các thuyết tiến hóa 111
Chủ đề 6. Các cơ chế cách li và sự hình thành loài mới 161
Chủ đề 7. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất 180
Chủ đề 8. Cá thể và quần thể sinh vật 191
Chủ đề 9. Quần xã sinh vật 224
Chủ đề 10. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 243 CHỦ ĐỀ 1.
CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP PHÂN TỬ
I. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
1. Kiến thức về DNA
- Cấu tạo hóa học: DNA có cấu trúc đa phân. Đơn phân là Nucleotide gồm 4 loại A, T, X,
G. Các Nucleotide liên kết công hóa trị để tạo thành mạch pôliNucleotide.
- Cấu trúc không gian: DNA của sinh vật nhân thực và DNA của sinh vật nhân sơ đều có
cấu trúc mạch kép. Tuy nhiên DNA sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng còn DNA của
sinh vật nhân sơ có dạng mạch vòng và không liên kết với protein histôn. DNA của ti thể,
lục lạp có cấu trúc mạch vòng tương tự như DNA của vi khuẩn.
- Trong phân tử DNA mạch kép:
+ Các Nucleotide giữa hai mạch liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X). Do đó,
phân tử DNA mạch kép luôn có số Nucleotide loại A = T, G = X; đồng thời, khi biết trình
tự các Nucleotide trên mạch 1 thì sẽ suy ra trình tự các Nucleotide trên mạch 2 và ngược lại.
+ DNA gồm hai chuỗi pôliNucleotide chạy song song ngược chiều nhau, xoắn đều theo
chiều xoắn phải. Cứ 10 cặp Nucleotide tạo nên một chu kì xoắn có độ dài 34Å (3,4nm).
- Ở DNA mạch đơn, do A không liên kết bổ sung với T, G không liên kết với X nên A có
thể không bằng T; G có thể không bằng X. Do vậy, ở một phân tử DNA nào đó, nếu thấy
A ≠ T hoặc G ≠ X thì đó là DNA mạch đơn.
- Ở trong cùng một loài, hàm lượng DNA ở trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc
trưng cho loài. DNA ở trong tế bào chất có hàm lượng không ổn định (vì số lượng bào
quan ti thể, lục lạp không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào), do đó hàm lượng DNA
trong tế bào chất không đặc trưng cho loài.
- Đơn vị cấu tạo và chức năng của DNA là gen. Mỗi gene mang thông tin quy định 1 sản
phẩm xác định (RNA hoặc chuỗi pôlipeptit).
- Chức năng: DNA là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử có chức năng lưu trữ, bảo quản
và truyền đặt thông tin di truyền.
2. Kiến thức về gen
- Khái niệm: Gene là một đoạn DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một
phân tử RNA. Như vậy, về cấu trúc thì gene là 1 đoạn DNA; về chức năng thì gene mang
thông tin di truyền mã hóa cho 1 loại sản phẩm nhất định. 3
- Phân loại: Dựa vào chức năng, người ta phân biệt 2 loại gene gene cấu trúc và gene điều
hòa. Gene điều hòa là những gene mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hòa hoạt động
của gene khác. Gene cấu trúc là những gene còn lại.
- Cấu trúc: Gene cấu trúc điển hình gồm 3 vùng trình tự:
+ Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, chứa trình tự các Nucleotide
đặc biệt giúp nhận biết và điều hòa phiên mã.
+ Vùng mã hóa nằm ở giữa gen, mang thông tin mã hóa các axit amin.
+ Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
- Dựa vào cấu trúc vùng mã hoá, gene được phân loại thành gene không phân mảnh và gene phân mảnh.
+ Gene không phân mảnh là gene mà vùng mã hóa của nó liên tục, toàn bộ thông tin di
truyền trên gene được dịch thành axit amin. Gene phân mảnh là gene mà vùng mã hóa
không liên tục, có các đoạn intron xen kẽ các đoạn êxôn.
+ Gene của sinh vật nhân sơ có cấu trúc không phân mảnh còn hầu hết gene của sinh vật
nhân thực đều có cấu trúc phân mảnh.
+ Gene phân mảnh có khả năng tổng hợp được nhiều phân tử mRNA trưởng thành.
Nguyên nhân là vì khi gene phiên mã thì tổng hợp được mRNA sơ khai, sau đó enzyme sẽ
cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn êxôn theo các cách khác nhau để tạo nên các phân tử RNA trưởng thành.
3. Kiến thức về nhân đôi DNA
- Thông tin di truyền trong DNA được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ chế
nhân đôi. Được gọi là nhân đôi DNA là vì từ 1 phân tử tạo thành 2 phân tử và cả 2 phân
tử này hoàn toàn giống với phân tử ban đầu.
- Nhân đôi DNA xảy ra trong nhân tế bào và tế bào chất (ti thể, lục lạp) ở sinh vật nhân
thực hay trong tế bào chất ở sinh vật nhân sơ.
- Thành phần tham gia: DNA khuôn, nu tự do (A, T, U, X, G), các enzyme. Quá trình
nhân đôi DNA cần nhiều loại enzyme khác nhau, trong đó enzyme tháo xoắn làm nhiệm
vụ tháo xoắn và tách 2 mạch của DNA; enzyme DNA polymerase làm nhiệm vụ kéo dài
mạch mới theo chiều 5’ - 3’.
- Diễn biến: Tháo xoắn tạo đơn vị tái bản → DNA polymerase gắn nu theo NTBS tạo
mạch mới theo chiều 5’ - 3’ (trên 1 chạc chữ Y, với mạch khuôn 3’ - 5’ thì mạch mới 4
1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025
16
8 lượt tải
500.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới có đúng sai, trả lời ngắn và hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(16 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)