Họ và tên: ………………………..
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
Lớp: ……………………………...
Môn: Tiếng Việt 5 (Kết nối tri thức) TUẦN 5
CHỦ ĐỀ 2: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản - Từ đồng nghĩa
- Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến
đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong
khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên
những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong
bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp
sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt
lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang
lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu
đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn
chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. Theo NGỌC GIAO
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót?
A. Bờ sông nơi có những bụi tầm xuân
B. Bụi tầm xuân trong vườn C. Cành cây xanh lá D. Khu rừng lá vàng
Câu 2. Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng?
A. Vì nó vừa được hót bên bụi tầm xuân vừa nhặt nhạnh được rất nhiều đồ ăn
B. Vì nó được cất tiếng hót đem lại niềm vui cho cuộc đời
C. Vì được tự do bay lượn, uống nước mát lành trong khe suối.
D. Vì tìm thấy được khe suối đầy nước mát lành.
Câu 3. Trong câu sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả
tiếng hót của chim họa mi?
Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một
điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung
động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp từ D. So sánh và điệp từ
Câu 4. Tìm trong bài những từ ngữ được sử dụng để thay thế khi gọi “chim họa mi”? A. Nó
B. Nó, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi
C. Nó, ca sĩ với giọng hát thánh thót
D. Chú chim non, chú chim yêu đời
Câu 5. Chim họa mi đã làm gì khi phương đông vẩn bụi hồng?
A. Say ngủ trong một bụi tầm xuân
B. Tìm vài con sâu ăn lót dạ
C. Xù lông rũ hết những giọt sương
D. Hót vang lừng chào nắng sớm
Câu 6. Em hình dung gì về hình ảnh chú chim họa mi trong bài?
A. Có giọng hót hay làm mọi người say mê
B. Tự do bay lượn, cất tiếng hót đem niềm vui cho cuộc đời.
C. Lười biếng ngủ vùi khi ngày mới đến
D. Còn nhỏ dại nên yêu thích dong chơi III. Luyện tập
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm có trong các câu sau:
a. Thầy giáo của em là người nổi tiếng hiền lành, thật thà.
b. Bác Ba vừa trúng một tờ vé số, ai cũng bảo là bác gặp may.
c. Thầy cô luôn dặn dò chúng em phải chăm chỉ học tập mỗi ngày. Từ in đậm Từ đồng nghĩa Thật thà May Chăm chỉ
Câu 2: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu
nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm:
Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận. Từ
Nghĩa của tiếng “hòa” Nhó
………………………………
…………………………………… m 1
……………………………… …
…………………………………… … Nhó
…………………………………
…………………………………… m 2 … …
…………………………………
…………………………………… … …
Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền
vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa .......................(1), tất cả
những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà.......................(2), nảy nở với
một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng .......................(3) vì một
lá cỏ non vừa .......................(4), hình như mỗi giọt khí trời cũng .......................(5)
không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Câu 4: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 5
136
68 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(136 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)