ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hòa của gen cấu trúc sinh vật nhân sơ?
A. Trong vùng điều hòa có chứa trình tự nucleotit kết thúc quá trình phiên mã.
B. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra mARN.
C. Trong vùng điều hòa có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận
biết và liên kết để khỏi động quá trình phiên mã.
D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen.
Câu 2. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản sẽ giúp gì cho chúng?
A. Dễ dàng xâm nhập vào tế bào chủ.
B. Trao đổi chất với môi trường, sinh sản nhanh.
C. Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
D. Tiêu tốn ít thức ăn.
Câu 3. Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủy yếu ở giai đoạn nào? A. Trước phiên mã. B. Sau dịch mã. C. Dịch mã. D. Phiên mã.
Câu 4. Trong quá trình tái bản AND ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN – polimeraza có chức năng gì?
A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn AND cần nhân đôi.
B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’-OH tự do.
C. Nối các đoạn Okazaki với nhau.
D. Tháo xoắn phân tử AND.
Câu 5. Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. Ligaza. B. Restrictaza. C. ARN polimeraza. D. AND polimeraza.
Câu 6. Môi trường (A) là nuôi cấy vi sinh vật mà thành phần chỉ chứa chất tự nhiên. Môi trương (A) là gì? A. Tự nhiên. B. Tổng hợp. C. Bán tự nhiên. D. Bán tổng hợp.
Câu 7. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo
đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng
chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do đâu?
A. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
D. Kích thước của quân thể còn nhỏ.
Câu 8. Việc muối chua rau, quả là lợi dụng hoạt động của nhóm vi sinh vật nào? A. Nấm men. B. Vi khuẩn etylic. C. Vi khuẩn E.coli. D. Vi khuẩn lactic.
Câu 9. Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.
B. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
C. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
D. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
Câu 10. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D. Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
Câu 11. Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có
tổng sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
D. Sinh vật sản xuất.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng
thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?
A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là
các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
B. Mức độ tạo ra sản phẩm sơ cấp tinh giảm dần lần lượt qua các hệ sinh thái: đồng rêu hoang mạc rừng lá rụng ôn đới rừng mưa nhiệt đới.
C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.
D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh
nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn
lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 15. Trong giảm phân, sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong từng cặp tương đồng xảy ra vào kì nào? A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì sau I. D. Kì đầu II.
Câu 16. Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là gì?
A. Giúp cây bám chắc vào đất.
B. Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
C. Bám vào đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng hô hấp của rễ.
D. Giúp cho rễ cây đâm sâu và lan rộng.
Câu 17. Đặc điểm nào thể hiện sự hút khoáng chủ động của cây?
A. Khuyếch tán theo chiều gradien nồng độ.
B. Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
C. Mang tính chọn lọc và ngược chiều gradien nồng độ.
D. Theo quy luật hút bám trao đổi.
Câu 18. Vi khuẩn cố định nitơ, có khả năng liên kết N +
2 với H2 để hình thành nên NH4 , khả năng hình thành NH + 4 là nhờ:
A. Vi khuẩn cố định nitơ có enzim xenlulaza.
B. Vi khuẩn cố định nitơ có enzim nitrôgenaza.
C. Vi khuẩn có cấu trúc tế bào nhân sơ điển hình.
D. Vi khuẩn có khả năng oxi hóa và năng lượng.
Câu 19. Khi nói đến điều kiện quá trình cố định nito khí quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Có lực khử mạnh, được cung cấp năng lượng ATP.
II.Có sự tham gia của enzim nitrôgenanza.
III.Thực hiện trong điều kiện kị khí.
IV. Có sự tham gia của CO2 và nước.
V. Không có sự tham gia của O2. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, diễn ra giai đoạn theo trình tự nào? A. Đường phân chu trình Crep
chuỗi truyền electron hô hấp. B. Đường phân
chuỗi truyền electron hô hấp chu trình Crep. C. Chu trình Crep đường phân
chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp đường phân chu trình Crep.
Câu 21. Cho các nhân tố sau
(1) Đột biến, (2) Giao phối ngẫu nhiên, (3) Chọn lọc tự nhiên, (4) Các yếu tố ngẫu nhiên
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 22. Ở một loài sâu, người ta thấy gen R là gen kháng thuốc trội hoàn toàn so với r mẫn
cảm với thuốc. Một quần thể sâu có thành phần kiểu gen 0,3RR : 0,4Rr : 0,3rr. Sau một thời
gian dùng thuốc, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr. Kết luận nào dưới đây là đúng? I.
Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc. II.
Sự biến đổi đó là do quá trình đột biến xảy ra. III.
Sau thời gian xử lý thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10%. IV.
Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 20%. A. I và III. B. III. C. IV. D. I và IV.
Câu 23. Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi
kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây? I.
Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm II.
Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. III.
Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng. IV.
Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 24. Cho các phát biểu sau đây:
I.Quá trình phiên mã có virut, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.
II.Quá trình phiên mã chỉ có sinh vậy nhân thực.
III.Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau.
IV.Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi AND diễn ra vào pha S của kì trung gian.
V.Ở kì giữa giảm phân 1 các NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, ở kì
giữa của giảm phân 2 các NST kép tập trung 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Số phát biểu đúng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 25. Khi nói đến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I.Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit, thành phần nucleotit, trình tự các nucleotit
II.ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ –
3’; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với AND mạch khuôn.
Bộ 20 đề thi Sinh Học Tốt nghiệp THPT năm 2023 - Trần Thanh Thảo
472
236 lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ 20 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh Học có lời giải chi tiết được thầy Trần Thanh Thảo biên soạn công phu bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(472 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)