Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề 15

1.9 K 1 K lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1916 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 15
UBND HUYỆN CHỢ GẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THCS ĐĂNG HƯNG PHƯỚC
Năm học: 2023 – 2024 (Tiền Giang) Môn: Ngữ văn 8 CTST
Thời gian 90 phút không kể giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: TAM ĐẠI CON GÀ
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt
hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là
gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy
cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết
thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm
dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ
đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc
chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”,
nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:


– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy
cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
(Theo Trương Chính – Phong Châu)
Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2 (0.5 điểm): Bối cảnh được nói đến trong truyện trên là gì? A. Không xác định B. Ngôi nhà C. Lớp học D. Khu chợ
Câu 3 (0.5 điểm): Yếu tố bất ngờ gây cười trong truyện là gì?
A. Thầy đã sai, Thổ công nhà chủ cũng sai.
B. Thầy đắc chí, sai trò đọc to những lời vô nghĩa.
C. Chủ nhà còn biết nhiều chữ hơn cả thầy.
D. Thầy bị lật tẩy mà vẫn cố chống chế theo kiểu láu cá vặt.
Câu 4 (0.5 điểm). Truyện Tam đại con gà phê phán điều gì? A. Sự liều lĩnh B. Sự ngu dốt C. Sự mập mờ D. Sự hài hước


Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “Tam thiên tự”?
A. Sách trời ghi ba trăm chữ. B. Ba con chữ của trời. C. Ba nghìn chữ. D. Ba trăm chữ.
Câu 6 (0.5 điểm): Xác định thán từ trong hai câu sau:
– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! A. chết chửa, sao B. lại, nhé C. chết chửa, lại D. chết chửa, nhé
Câu 7 (0.5 điểm): Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà có ý nghĩa gì?
A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục và đả kích các tầng lớp trên của xã hội.
B. Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục
C. Tiếng cười đả kích cái dốt của người thầy trong xã hội cũ.
D. Tiếng cười đả kích các tầng lớp trên của xã hội và có ý nghĩa giáo dục.
Câu 8 (0.5 điểm): Cái gây cười nhất của truyện Tam đại con gà là:
A. Cái dốt của kẻ thất học.
B. Thói giấu dốt, sĩ diện hão của thầy đồ.
C. Cái dốt của học trò.
D. Đã dốt lại cả gan đi dạy trẻ.
Câu 9 (1 điểm): Xác định nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản ? Vì sao?
Câu 10 (1 điểm): Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về bài học rút ra từ câu chuyện.
II. VIẾT. (4,0 điểm)


Hãy viết một bài văn nghị luận, bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn
đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm 1 A 0,5 I. Đọc 2 B 0,5 hiểu 3 D 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 B 0,5
Nhân vật đáng bị cười trong văn bản: Thầy dạy trẻ và bố 0,5 bọn trẻ. Lí do : 0,5
+ Kẻ dốt nát lại dám nhận làm thầy dạy trẻ ; 9
+ Ông bố cả tin nên rước kẻ dốt nát ( dốt hơn cả ông ta vì
thầy đồ không biết chữ kê(gà), còn ông bố thì biết) về làm thầy con mình
→ HS có thể diễn đạt khác miễn đảm bảo nội dung theo các ý trên 10
Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện:
- Không nên che giấu cái dốt của mình, không nên sĩ 0,5 diện hão.
- Phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức của mình 0,5


zalo Nhắn tin Zalo