Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn Sở GD&ĐT Nam Định năm 2024

680 340 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    14.4 K 7.2 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(680 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
(Đề thi có ___ trang) Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ......................................................................... MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học) 1
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:
Ông già Noel hiện diện để phát quà cho trẻ em lễ Giáng sinh. Siêu nhân, anh hùng tồn giải cứu thế
giới. Một vài người sinh ra để lãnh đạo đất nước, chiến đấu cho hoà bình nhân loại, hay cống hiến
vì thiên nhiên môi trường. Thế còn bạn, đã bao giờ tự hỏi "sử mệnh" của mình là gì khi tồn tại trên cuộc đời này chưa?

Tôi từng gặp nhiều bạn trẻ đang ngơ ngác đi tìm mục tiêu sống. Tôi cũng gặp cả những người thành
công, giàu có nhưng vẫn mãi trăn trở với hai chữ "sứ mệnh". Mỗi ngày lên mạng, đập vào mắt là vô
vàn những slogan cổ vũ con người tiến lên, vô vào những khoả học phát triển bản thân Nhưng tiến
đi đâu được, nếu ngay cả thân còn mơ hồ với đích đến? Sứ mệnh không phải món quà ai đó ngoài
kia đến đặt vào tay bạn, cũng không phải là điều gì viển vông, xa xôi ngoài tầm với. Bạn biết bạn là
ai, có năng lực gì, điểm mạnh yếu là gì, bạn dùng năng lực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản
thân, và lấy chính những điều đó chia sẻ lại cho cộng đồng. Một ca sĩ có sứ mệnh dùng giọng hát
của mình mang niềm vui cho người khác. Một người công nhân vệ sinh môi trường lại có sứ mệnh giúp xã hội

sạch sẽ, đẹp để hơn. Sứ mệnh vốn không phải thứ cao xa, không cần phải sao chép của bất cứ ai.
Bạn tìm được giá trị của mình và lan toả, thì đó là cống hiến, là làm tròn "sứ mệnh "của mình rồi.

(Trích Đừng sợ mình sai, đừng tin mình đúng, Night-fly, NXB Phụ Nữ Việt Nam,2020, tr.46)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (TH). Theo đoạn trích, thế nào là làm tròn sứ mệnh của mình?
Câu 3 (TH). Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa sứ mệnh của ông già Noel, siêu nhân anh hùng
với sứ mệnh của người ca sĩ, người công nhận vệ sinh môi trường được nêu trong đoạn trích.
Câu 4 (VD). Lời khuyên của tác giả Sứ mệnh vốn không phải thứ cao xa, không cần phải sao chép
của bất cứ ai
có nghĩa gì đối với anh chị? II. LÀM VĂN
Câu 1 (VDC) Từ nội dung đoạn trích của phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải xác định được sứ mệnh của mỗi con người trong cuộc sống
Câu 2. (VDC) Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẽ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.119-120)
Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về chất trữ tình – chính luận trong đoạn thơ. 3
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Theo đoạn trích, làm tròn sứ mệnh là tìm được giá trị của mình và lan toả, thì đó là cống hiến. Câu 3
Phương pháp: Phân tích, lý giải. Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo cảm nhận của bản thân, có lý giải. Gợi ý:
- Học sinh có thể đưa ra một số sự khác nhau giữa sứ mệnh của ông già Noel, siêu nhân anh hùng
với sứ mệnh của người ca sĩ, người công nhận vệ sinh môi trường như:
+ Sứ mệnh của ông già Noel, siêu nhân anh hùng là những sứ mệnh nghe có vẻ lớn lao, ngược lại sứ
mệnh của người ca sĩ, công nhân vệ sinh môi trường lại là những sứ mệnh có vẻ đơn giản.
+ Sứ mệnh của ông già Noel hay siêu anh hùng đều mang tính chất trừu tượng, ngược lại sứ mênh
của người ca sĩ, công nhân vệ sinh môi trường lại là những sứ mệnh hiện hữu thường ngày xung quanh chúng ta. ….. Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm của bản thân, chú ý có lý giải. Gợi ý:
- Hãy luôn là chính mình, hiểu về bản thân mình, nhận biết được giá trị của bản thân mình.
- Không nên sao chép bất kì sứ mệnh của ai bởi mỗi người sinh ra trên đời đều có một sứa mệnh riêng. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Sự cần thiết phải xác định được sứ mệnh của mỗi con người trong cuộc sống * Bàn luận:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều
cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

- Sứ mệnh của mỗi con người: Là những mục tiêu, lý do, mục đích để người đó tiếp tục tồn tại, sống và làm việc.
- Ý nghĩa của việc xác định sứ mệnh của mỗi con người.
+ Giúp con người có những định hướng rõ ràng, mục tiêu rõ ràng.
+ Giúp con người hiểu rõ hơn về giá trị của bản thân mình, từ đó phát huy thật tốt giá trị của bản
thân theo định hướng rõ ràng.
+ Giúp con người sống có ý nghĩa hơn, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. ……..
* Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động. - Liên hệ bản thân.
Học sinh chú ý đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho mỗi luận điểm của mình. Câu 2: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.


zalo Nhắn tin Zalo