Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn Sở GD&ĐT Ninh Bình năm 2024

361 181 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    13.9 K 6.9 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(361 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
(Đề thi có ___ trang) Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: ......................................................................... 1 MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học) I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Dường như mọi hình thức sống trên hành tinh này đều nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của
mình. ngoài trừ loài người.

(2) Một cải cây không bao giờ mọc tới nửa kích thước tiềm năng của nó rồi nói: “Chắc tôi chỉ làm
được đến vậy”. Một cái cây sẽ vươn bộ rễ của mình cắm càng sâu vào lòng đất càng tốt, tới kịch
điểm sự cho phép của tự nhiên. Và rồi nó sẽ nhìn xuống chúng ta như thể nhắc nhở chúng ta rằng
mỗi người đều có thể trở thành người như thế nào nếu chịu thực hiện tất cả những gì mình có thể.

(3) Tại sao loài người, hình thức sống thông minh nhất trên trái đất, lại không nỗ lực phát huy tối
đa tiềm năng của bản thân?. Tại sao chúng ta lại cho phép mình dừng lại ở giữa cuộc hành trình?
Tại sao chúng ta lại không tiếp tục cố gắng trở thành tất cả những gì mà chúng ta có thể là? Lý do
ở đây rất đơn giản: chúng ta được trao cho sự tự do trong lựa chọn.

(4) Trong hầu hết các trường hợp, quyền lựa chọn là món quà. Nhưng xét từ góc độ thực hiện tất cả
những gì chúng ta có thể với những khả năng và cơ hội trước mắt, lựa chọn đôi khi lại là một lời



nguyền tai hại chứ không phải là một phép màu ban tặng. Thường thì chúng ta sẽ lựa chọn cách
làm việc ít hơn khả năng thực tế. Chúng ta muốn nằm dài nghỉ ngơi dưới bóng râm mát của một cái
cây hơn là bắt chước quá trình vật lộn để vươn cao của nó...

(Trích Những mảnh ghép cuộc đời, Jim Rohn, NXB Lao Động, 2022, tr.163-165 )
Câu 1 (TH). Theo tác giả, loài người và “mọi hình thức sống trên hành tinh này” khác nhau ở điểm nào?
Câu 2 (TH). Hành trình sinh trưởng của một cái cây trong tự nhiên được miêu tả ở đoạn (2) đã nhắc
nhở con người điều gì?
Câu 3 (TH). Nêu tác dụng của việc sử dụng những câu nói ở đoạn (3) của văn bản.
Câu 4 (VD). Anh/Chị hãy có đồng tình với quan điểm của tác giả “đôi khi lại là một lời nguyền tai
hại chứ không
phải là một phép màu ban tặng” không? Vì sao? II. LÀM VĂN.
Câu 1 (VDC) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân. Câu 2. (VDC)
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cải “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bởi sau đầu
Cải kèo, cải cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, gần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất trữ tình - chính luận trong đoạn thơ. 3


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Theo tác giả, loài người khác với mọi hình thức sống trên hành tinh này ở chỗ trong khi mọi hình
thức sống trên hành tinh này đều nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của mình thì loài người lại không như vậy.
Câu 2
Phương pháp: Phân tích, lý giải. Cách giải:
- Hành trình sinh trưởng của một cái cây trong tự nhiên được miêu tả ở đoạn hai nhắc nhở con người
cần phải cố gắng hết mình, không được thỏa hiệp với khó khăn,…. Câu 3
Phương pháp: Phân tích, lý giải. Cách giải:
Gợi ý: Tác dụng của những câu nói ở đoạn (3):
- Giúp câu văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú và có thể hiểu theo cách của mình.
- Tập trung sự chú ý của người đọc, người nghe vào nội dung mà tác giả muốn gửi gắm. Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh tự đưa ra quan điểm cá nhân của bản thân, có lý giải hợp lý. Gợi ý: - Đồng ý. Lý giải:
- là một lời nguyền tai hại: Đôi khi việc bản thân có quá nhiều sự lựa chọn lại khiến con người trở
nên lười nhác, không nỗ lực, cho phép bản thân dừng lại và không nỗ lực,…


- Tuy nhiên, không phải việc có quá nhiều sự lựa chọn bao giờ cũng trở thành tai hại. Nếu như con
người biết cách lựa chọn, luôn nỗ lực với sự lựa chọn của bản thân thì việc có nhiều sự lựa chọn
cũng là một việc không hoàn toàn xấu. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân. * Bàn luận:
- Nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân: Là việc cố gắng hết sức, kiên trì vượt qua mọi thử thách
để trau dồi, phát huy những khả năng tiềm ẩn của bản thân.
- Sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân:
+ Bản thân tiến gần hơn đến thành công.
+ Hiểu và nhận ra giá trị bản thân.
+ Truyền cảm hứng, khẳng định giá tri trong mắt mọi người. ….
- Làm thế nào để phát huy tiềm năng của bản thân?
+ Quay vào bên trong để hiểu chính mình, từ đó phát hiện những khả năng, sở trường của bản thân.
+ Tìm hiểu con đường đi phù hợp với tiềm năng của bản thân.
+ Rèn luyện ý chí kiên định không ngại khó của bản thân. * Tổng kết: Câu 2:


zalo Nhắn tin Zalo