Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn THPT Chuyên Đại học Vinh năm 2024

875 438 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    14.4 K 7.2 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(875 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề thi có ___ trang)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ......................................................................... MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học)
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:
“Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên”
Câu thơ nào trong ý nghĩ vụt lên
Khi tôi bước giữa một rừng cỏ dại
Không nhà cửa. không bóng cây. Tim lối
Cứ cường hào rẽ cỏ mà đi.
Thù trong lòng và cây súng trên vai
Cùng đồng đội anh trở về làng cũ
Anh nhận thấy trước tiên là cỏ
Sự sống đầu anh gặp ở quê hương
Có một lần anh tìm đến bà con
Khi xúm xít quanh anh thăm hỏi
Giữa câu chuyện có điều này đau nhói:
– Đất quê mình cỏ đã mọc lên chưa?
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Trích Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn Hóa, 1998; tr.24-25)
Câu 1 (NB). Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc điểm của cỏ dại trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (TH). Xác định nội dung chủ đạo của đoạn thơ.
Câu 3 (TH). Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên
Câu 4 (VD). Hãy nhận xét về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương được thể hiện qua đoạn thơ. II. LÀM VĂN:
Câu 1 (VDC). Từ hình ảnh ngọn cỏ: Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ/ Mọc vô tình trên lối ta đi trong ngữ
liệu phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của
việc thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về thế giới xung quanh.
Câu 2. (VDC) Cảm nhận về đoạn trích:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẽ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.119-120)
Từ đó, chỉ ra chất trữ tình – chính luận của thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích. 3
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc điểm của cỏ dại trong đoan trích: quen nắng mưa, không giết
được, mùa nước dâng cỏ ngập trước, khi nước rút cỏ mọc đầu tiên. Câu 2
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải:
Nội dung chủ đạo của đoạn thơ: Bài thơ viết về những cây cỏ dại gần gũi, quen thuộc nơi quê
hương, hình ảnh cỏ dại là ẩn dụ cho sức sống mãnh liệt của quê hương đồng thời bộc lộ nỗi nhớ
thương, niềm mong mỏi trở về quê nhà của những chiến sĩ trẻ. Câu 3
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ. Cách giải:
- Biện pháp tu từ được sử dụng: Biện pháp tu từ đối.
- Tác dụng: Nhấn mạnh sức sống mãnh liệt, sự nhỏ bé mà kiên cường của loài cỏ. Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh tự trình bày cảm nhận cá nhân của bản thân. Có lý giải. Gợi ý:
- Tình yêu quê hương mãnh liệt đi kèm với đó là sự tự hào về sức sống mạnh liệt, kiên cường của quê hương nhỏ bé.
- Tình yêu quê hương được thể hiện qua nỗi nhớ, niềm mong mỏi trở về quê hương của tác giả. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


zalo Nhắn tin Zalo