Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn trường THPT Đội Cấn - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2024

290 145 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    14.4 K 7.2 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(290 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề thi có ___ trang)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: ......................................................................... 1 MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học) I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Áp lực mới tạo nên kim cương.
Lò xo phải bị nén thì mới có sức bật.
Con người càng có sức ép càng dễ tạo nên kì tích nếu biết cách kiên cường đến tận cùng. Hãy yêu
lấy hết thảy những áp lực bủa vây, bình tĩnh gấp thuyền giấy thả xuống dòng nước lũ. Ở trong bóng
tối, không có ai dẫn lối thì tự mình mò mẫm, hiên ngang tiến bước. Đường đời chẳng mấy khi bằng
phẳng. Nhưng không ai sướng mãi và cũng chẳng ai khổ hoài ... Gặp hòn sỏi thì nhẹ nhàng bước
qua. Gặp tảng đả lớn thì hiên ngang đối diện. Gặp ngọn núi cao thì vui vẻ chinh phục. Mim cười
điềm nhiên khi tất cả đang than vãn. Cắn răng xông lên khi tất cả đã đầu hàng. Ngược dòng đám
đông nhưng thuận theo tâm mình. Đó là lối sống mạnh mẽ nhất.

Nếu trong lòng bạn có một ước mơ nặng hơn cả sinh mệnh, vậy thì đừng né tránh áp lực. Đừng sợ
hãi độ cao. Cũng đừng chối bỏ những cảm xúc tiêu cực luôn ẩn nấp sau lồng ngực. Hãy thẳng thắn
đối diện và tìm cách giải quyết tất cả mọi khúc mắc. Cuộc sống này là của bạn. Nếu nó không ổn thì



bạn là người duy nhất phải chịu trách nhiệm. Nếu bạn cảm thấy điều gì đó không ổn, đơn giản chỉ
cần tìm cách thay đổi. Thay đổi bằng cách nào tạm thời chưa cần rạch ròi, nhưng trước hết bắt
buộc phải có một ý thức không ngại va chạm, sẵn sàng hi sinh để thay đổi.

(Trích Mình phải sống như biển rộng sông dài, Xu, NXB Thế giới, 2022, tr.74 -75)
Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (TH). Chỉ ra những biểu hiện của lối sống mạnh mẽ nhất theo quan điểm của tác giả.
Câu 3 (TH). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong những câu văn sau: “Gặp
hòn sỏi thì nhẹ nhàng bước qua. Gặp tảng đá lớn thì hiên ngang đối diện. Gặp ngọn núi cao thì vui vẻ chinh phục”.

Câu 4 (VD). Anh/Chị có đồng ý với nhận định của tác giả “Cuộc sống này là của bạn. Nếu nó
không ổn thì bạn là người duy nhất phải chịu trách nhiệm”?
Vì sao? II. LÀM VĂN:
Câu 1 (VDC) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách vượt qua áp lực trong cuộc sống?
Câu 2 (VDC) Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ từng rừng nửa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.


(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.110-111)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với những lời ướm hỏi của người ở lại liên tiếp
xuất hiện trong phần đầu của bài thơ để rút ra nhận xét về truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận. Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Theo quan điểm của tác giả, những biểu hiện của lối sống mạnh mẽ nhất là:
- Ở trong bóng tối, không có ai dẫn lối thì tự mình mò mẫm, hiên ngang tiến bước.
- Gặp hòn sỏi thì nhẹ nhàng bước qua.
- Gặp tảng đả lớn thì hiên ngang đối diện.
- Gặp ngọn núi cao thì vui vẻ chinh phục.
- Mim cười điềm nhiên khi tất cả đang than vãn.
- Cắn răng xông lên khi tất cả đã đầu hàng.
- Ngược dòng đám đông nhưng thuận theo tâm mình. Câu 3
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ. Cách giải:
- Biện pháp tu từ có trong đoạn trích: Ẩn dụ.
+ Hòn sỏi, tảng đá lớn, ngon núi cao: Thể hiện cho sự khó khăn thử thách mà con người sẽ gặp phải trong đời sống.
- Tác dụng: Biện pháp tu từ thể hiện những khó khăn con người gặp phải, qua đó nhấn mạnh lối
sống mạnh mẽ, vượt qua khó khăn. Câu 4


Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh tự trình bày quan điểm cá nhân của mình. Có lý giải. Gợi ý: - Đồng ý: - Lý giải:
+ Cuộc sống của mỗi người tốt đẹp hay tồi tệ chỉ có bản thân người đó mới hiểu rõ và cũng chỉ có
bản thân người đó mới thay đổi được nó.
+ Con người nắm quyền làm chủ cuộc sống và là người duy nhất giữ trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.
+ Sẽ không ai có quyền thay đổi cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta không cho phép ….. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Cách vượt qua áp lực trong cuộc sống? * Bàn luận:
- Giải thích: Áp lực trong cuộc sống là những khó khăn, vất vả, những mệt mỏi hàng ngày của con
người. Áp lực có thể hình thành từ mọi khía cạnh trong xã hội từ gia đình, công việc, các mối quan hệ,…
- Cách vượt qua áp lực trong cuộc sống.


zalo Nhắn tin Zalo