Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn trường THPT Lục Ngạn số 1 - Sở GD&ĐT Bắc Giang lần 1 năm 2024

132 66 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    4.5 K 2.3 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(132 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 1 (LẦN 1)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có ___ trang)
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: ......................................................................... 1 MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học) I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Từ trước tới nay, dù ít dù nhiều, chắc chắn bạn đã từng trải qua chuyện đau khổ. Đó có thể là thất
bại do bạn gây ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác... Những chuyện như vậy bạn
đã trải qua rồi chứ?.

Đôi khi những việc đó sẽ biến thành vết thương lòng.
“Tại sao chỉ có mình tôi đau khổ thế này?” Bạn đã khi nào phẫn uất như vậy chưa?
Thật ra tất cả những thất bại hay tổn thương mà bạn từng nếm trải đều có ý nghĩa riêng của nó,
giúp bạn có những bài học, đem đến cho bạn những trải nghiệm. Khi bình tĩnh nghĩ lại mọi việc,
bạn có thể thấy nhờ thất bại đó mà bản thân không trở nên quá ngạo mạn. Lúc gặp bất hạnh, bạn
cảm thấy buồn phiền đau khổ, hối hận hay xấu hổ, nhưng khi thất cả qua đi bạn sẽ nhớ lại nó như một kỉ niệm đẹp.

Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn.
Chết đi rồi, bạn sao có thể trải nghiệm những nỗi khổ hay phiền não ấy được nữa. Bởi vậy, việc gặp
phiền não khi còn sống



là điều vô cùng tuyệt vời.
(Trích Rồi một ngày cuộc sống hóa hư vô, Hideko Suzuki, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.125-126)
Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (TH). Theo đoạn trích, những chuyện đau khổ mà con người từng trải qua là gì?
Câu 3 (TH). Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi
khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn?

Câu 4 (VD). Câu nói “Việc gặp phiền não khi còn sống là điều vô cùng tuyệt vời” của tác giả gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN.
Câu 1 (VDC) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm để vượt qua những thất bại hay tổn thương trong cuộc sống.
Câu 2 (VDC) Phân tích đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2011)
Từ đó, nhận xét về cảm hứng lãng mạn trong ngòi bút nhà thơ.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận. Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Theo đoạn trích, những chuyện đau khổ mà con người từng trải qua: Đó có thể là thất bại do bạn gây
ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác... Câu 3
Phương pháp: Phân tích, lý giải. Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm riêng của bản thân, có lý giải. Gợi ý:
- Khi đối diện với những phiền não con người học được cách điều khiển và cân bằng cảm xúc của
chính mình, cách giải quyết tình huống,…
- Khi đối diện với thăng trầm cảm xúc và phiền não con người sẽ nhận ra giá trị cuộc sống ở một góc độ nào đó.
=> Vì vậy, đôi khi đối diện với phiền não, thăng trầm sẽ giúp con người trở nên trưởng thành hơn. Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân của bản thân, chú ý có lý giải. - Gợi ý:
+ Gặp phiền não khi còn sống giúp cho cuộc sống của con người trở nên đa dạng nhiều màu sắc. Có
vui buồn mới gọi là cuộc sống.
+ Giúp con người có những bài học, những trải nghiệm và đôi khi nhìn lại con người sẽ có cả những kỉ niệm,… II. LÀM VĂN

Câu 1: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:4
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Những việc cần làm để vượt qua những thất bại hay tổn thương trong cuộc sống. * Bàn luận:
- Giải thích: Những thất bại hay tổn thương là những sự việc, những trạng thái tâm lý không mong
muốn của con người buộc con người phải đối diện.
- Những việc cần làm để vượt qua thất bại hay tổn thương trong cuộc sống.
+ Đối diện với thất bại, tổn thương và nhìn nhận nó như một lẽ tất nhiên trong cuộc sống.
+ Luyện tập lối suy nghĩ tích cực.
+ Học cách cân bằng bản thân, bình tĩnh đón nhận mọi việc.
+ Nhìn thẳng vào vấn đề để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.
+ Sau thất bại rút ra những kinh nghiệm và bài học cho bản thân. ……. * Tổng kết: Câu 2: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:


zalo Nhắn tin Zalo