Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn trường THPT Sầm Sơn năm 2024

181 91 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    4.5 K 2.3 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(181 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm có 02 trang)
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Trong quá trình tiến hóa, con người đã tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cho
bản năng được thuần phục để vươn tới hạnh phúc. Ta gọi đó là những “nguyên tắc sống”(...)
Nếu ta nói rằng ở đây chỉ có nguyên tắc và luật lệ, có công thì thưởng có tội thì
trừng, thì tuy ta bảo vệ được vài quyền lợi trong nhất thời nhưng vô tình ta đã đẩy mức chấp
nhận và bao dung của mình xuống cung bậc rất thấp. Cung bậc này nếu để lâu ngày nó có
thể trở thành chai cứng và mặc định. Đành rằng trong chiến trường hay thương trường thì
bắt buộc ta phải tuân thủ theo nguyên tắc hay luật lệ rõ ràng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có
chiến trường với thương trường. Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô
cảm thì đó chỉ là thái độ bảo vệ sự yếu đuối, cố chấp và hờ hững của ta mà thôi. Ta đã từng
chứng kiến có những bậc sinh thành không thể tha thứ cho con mình chỉ vì họ sợ mang tiếng
giáo dục không nghiêm. Hoặc có nhiều bậc thầy đã lạnh lùng quay mặt trước sự sám hối
chân thành của người học trò chỉ vì họ sợ bị cười chê thiếu kỷ cương nề nếp. Họ bám chặt
vào nguyên tắc để che đậy trái tim thiếu độ lượng của mình, mà lại tin tưởng đó là hành
động bảo vệ chân lý. Cho nên, nguyên tắc nếu không khéo sử dụng thì nó có thể biến thành
thành trì lưới sắt giam hãm và giết chết tình nhân ái bao la.

Sống là để được tự do và hạnh phúc chứ không phải để nắm giữ hay tôn sùng nguyên
tắc. Chỉ khi nào ta thấy mình yếu kém thì phải chấp nhận nương tựa và tôn trọng vài nguyên
tắc để kìm hãm sự nông nổi của bản năng và tránh những hậu quả đáng tiếc. Còn khi ta đã
làm chủ được những cảm xúc hay phiền não căn bản, thì ta có thể sống ung dung tự tại và
sẵn sàng chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Tuy nhiên, ta cũng cần kiểm chứng
trình độ của mình dưới sự soi sáng của đại chúng, hay ít nhất là của những người thân đang
sống bên cạnh. Coi chừng ta đang lầm tưởng giữa nhu cầu sống phóng túng với tinh thần
sống vượt thoát nguyên tắc. Và khi ta đã thật sự vững chãi rồi thì nguyên tắc hay không
nguyên tắc đều không gây phiền phức hay trở ngại cho ta nữa. Ta có thể thích nghi với mọi
đối tượng và hoàn cảnh. Bởi ta không còn nhu cầu bám víu quá nhiều ở điều kiện bên ngoài.
Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình.”

( Trích: Hiểu về trái tim, Minh Niệm, NXB Tổng hợp TP. HCM, Năm 2019)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Theo tác giả : “ Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm”
là biểu hiện của điều gì?
Câu 3. Nêu rõ quan điểm của tác giả trong phát ngôn sau : “Sống là để được tự do và
hạnh phúc chứ không phải để nắm giữ hay tôn sùng nguyên tắc.”
Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với nhận định “Và khi ta đã thật sự vững chãi rồi thì
nguyên tắc hay không nguyên tắc đều không gây phiền phức hay trở ngại cho ta nữa.” ?


Phần II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: ( 2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - Hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) bày tỏ quan điểm của mình về giá trị của việc: “Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính
tâm hồn mình”
. Câu 2: (5.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”...

(Trích “Đất Nước”, trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa
Điềm; Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.121,122)
Anh ( chị) hãy cảm nhận đoạn trích trên, từ đó nhận xét những khám phá của Nguyễn
Khoa Điềm về Đất Nước được thể hiện trong đoạn trích.
---------------------Hết--------------------


SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
ĐÈ THI KHẢO SÁT TỐT NGHIỆP THPT
Năm học: 2023 – 2024 Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM N I PHẦN ĐỌC HIỂU 3,0
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,75
Câu 2 Theo tác giả : “ Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng 0,75
nhắc, vô cảm cảm thì đó chỉ là thái độ bảo vệ sự yếu đuối, cố
chấp và hờ hững của ta mà thôi.
Câu 3 Mục đích của cuộc sống là để được tự do và hạnh phúc còn 1,0
nguyên tắc là phương tiện, cách thức để đạt mục đích đó;
Không được cứng nhắc hay tuyệt đối hóa giá trị của nguyên tắc.
Câu 4 - Thí sinh có thể đồng tình với quan niệm, có thể không đồng 0,5 tình…
- Những lí lẽ đưa ra phải có tính thuyết phục trên tinh thần bàn
luận nghiêm túc, thiện chí. Sử dụng thao tác lập luận phù hợp,
có dẫn chứng tiêu biểu. II LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - Hiểu, anh/chị hãy 2,0 1
viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của
mình về giá trị của việc Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong
chính tâm hồn mình
.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đọan văn theo cách diễn dịch, quy 0,25
nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25
Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được sức
mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử
thách. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Bản lĩnh, tự chủ, tự do, hạnh phúc, bình an, hiểu mình, hiểu người... hơn
- Phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực bản thân
- Trợ giúp người khác nhiều nhất có thể
- Tạo nên thành tựu lớn cho cuộc sống
- Trở thành một phần độc đáo của chuỗi sự sống vô tận
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 2
Anh (chị) hãy cảm nhận đoạn trích, từ đó nhận xét về 5.0
khám phá của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân
bài
triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần
thoại, từ đó nhận xét về khám phá của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận 0,5
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong
thời kì chống Mĩ cứu nước; thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư
sâu lắng, cảm xúc nồng nàn. “Đất nước” là đoạn thơ trích từ
chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành
ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971.
- Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống
đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc.
Đoạn thơ ta sắp phân tích nằm ở phần hai của chương V. Nội
dung bao trùm cả đoạn thơ là tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.
Cảm nhận đoạn trích 2,5
- Nhà thơ khẳng định tư tưởng “Đất Nước này là Đất Nước của 0,5
nhân dân”, lời khẳng định ấy đã thể hiện một cách chân thành,
mãnh liệt tình cảm của nhà thơ đối với dân tộc.
- Tác giả trở về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, 1,5
văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần
của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích.
+ Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về tình cảm thủy chung
trong tình yêu của con người Việt Nam. Từ ý thơ trong ca dao
“Yêu em từ thuở trong nôi/ Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”.
+ Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan niệm sống đẹp
đẽ, sâu sắc, ca dao đã “dạy anh biết” – Sống trên đời cần quý
trọng tình nghĩa, phải “Biết quý công cầm vàng những ngày
lặn lội”. Câu thơ ấy lấy ý từ ca dao “Cầm vàng mà lội qua
sông/Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”. Nhân dân đã
dạy ta rằng: ở đời này còn có thứ quý hơn vàng bạc, châu báu
ngọc ngà… Đó là tình nghĩa giữa con người với con người.
Bởi vậy, nghĩa với tình còn nặng hơn nhiều lần giá trị vật chất.


zalo Nhắn tin Zalo