Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn trường THPT Yên Dũng 2 - Sở GD&ĐT Bắc Giang năm 2024

90 45 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    4.6 K 2.3 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(90 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 2
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có ___ trang)
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: ......................................................................... 1 MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học) I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.
Phận là cái phận mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người. Phận làm trai, phận giàu, phận nghèo,
phận đàn bà, phận làm tôi,... Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, là đã
phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì
làm thầy. Sinh ra nó ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.

Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả
năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn
bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.

Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt
đầu ngập ngừng? Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá,
sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số
phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.



Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim
gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế
số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị
trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài. Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí

Xây dựng nên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam để xác định hướng đi; không thì như chiếc
bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va.

(Thanh niên và số phận – Nguyễn Khắc Viện, Dẫn theo Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập hai)
Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (TH). Theo tác giả, vì sao thanh niên thời nay cần phải suy nghĩ, trăn trở về số phận?
Câu 3 (TH). Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của đoạn văn: Thanh niên ngày xưa bước vào đời
như người
đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi
vào. Ngày nay, chưa
biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định
được chỗ ngồi trong xã hội, xác
định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.
Câu 4 (VD). Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. LÀM VĂN.
Câu 1 (VDC) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết làm chủ bản thân đối với thanh niên ngày nay.
Câu 2 (VDC) Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2011)

3


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận. Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Theo tác giả, thanh niên thời nay cần phải suy nghĩ, trăn trở về số phận vì ,thanh niên ngày nay tuy
cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường.
Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có
lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.
Câu 3
Phương pháp: Phân tích, lý giải. Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của bản thân mình, có lý giải phù hợp. Gợi ý:
Đoạn văn trên ý nói đến số phận, cuộc sống của thanh niên trong hai thời đại khác nhau. Nếu thanh
niên trong thời đại trước hầu hết được sự sắp xếp, an bài của số phận của người đi trước thì thanh
niên ngày nay lại phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn bởi lẽ ngày nay, thanh niên có nhiều sự lựa chọn
và phần lớn vị trí được quyết định từ những nỗ lực và phấn đấu của họ. Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh tự đưa ra thông điệp có ý nghĩa, có lý giải. Gợi ý:
- Thông điệp về điều cần thiết của những trăn trở về số phận.
- Thông điệp về sự cần thiết của việc xác định phương hướng.


zalo Nhắn tin Zalo