Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn trường THPT Yên Dũng số 1 - Sở GD&ĐT Bắc Giang năm 2024

323 162 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    14.4 K 7.2 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(323 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 1
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có ___ trang)
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: .........................................................................1 MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học) I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“... Miếng trầu giấu đi bao hương vị giờ như được mĩ mãn trả lại cho câu chuyện cổ tích xưa cái
thực tại thú vị của một đời người.
Ngày tôi còn bé, mẹ tôi thường đánh dấu chiều cao tôi bằng những vạch vôi trên cây cột góc tường
từ chút vôi thừa trong miếng trầu mẹ ăn. Những vạch vôi cứ nối tiếp, cao dần lên cùng năm tháng,
ghi lại những khoảnh khắc, dấu mốc tuổi thơ tôi ngày còn bên mẹ. Sau này lớn lên đi học xa, mỗi
lần quay trở về, dấu vôi còn đó trắng ngà, mẹ ngồi bên bậu cửa, bỏm bẻm miếng trầu... Dáng mẹ gầy
dần, khô đét, những chiếc xương sườn đã nhô hằn rõ trên tấm áo gụ sờn rạn. Tôi ôm mẹ, ghì chặt mẹ
vào lòng, đưa mũi dúi lên miệng bà, nước bã trầu quen thuộc cay cay, ngòn ngọt bết đầy mặt tôi,
mùi nước trầu thân thuộc vào khí quản tối, có bóng mây sũng nước vừa trôi ngang trước mặt, thoang
thoảng mùi bùn khô rộp, mùi khó rạ rơm của cánh đồng đang cháy, tôi trôi đi trong vô thức, trôi mãi
đến khi một cơn gió thoảng qua, những giọt mưa ngấm xuống ướt nhèm một bên vai mẹ, mắt tôi
nhòe theo tay mẹ đưa lên sờ mái tóc tôi.


Giờ thì mẹ đã đi xa thật rồi. Hai mươi năm không được ngắm mẹ nhai trầu. Mỗi lần trở về nếp cũ
ngôi nhà xưa, dù rằng giờ đây đã hoàn toàn đổi khác. Tôi lần theo mùi nước trầu lưu trong trí nhớ,
tìm về góc vườn, dấu mẹ in dày trên những hòn đất thó. Mùi nước trầu ào ạt cùng hoa bưởi trắng lả
tả trong chiều trầm mặc. Bỗng có tiếng ru con của người hàng xóm vọng sang: À ơi, à ả ời
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhau cơm búng, lưỡi lừa cả xương
(Trích Mùi trầu của mẹ - Lê Quang Sinh – Tạp chí Sông Thương số 5/2023, trang 34)
Câu 1 (TH). Đoạn trích đề cập đến phong tục nào đã trở thành truyền thống của người Việt?
Câu 2 (TH). Tìm chi tiết miêu tả kỉ niệm về mẹ ngày còn thơ bé của nhân vật tôi.
Câu 3 (TH). Theo anh/chị, tại sao nhân vật tôi cảm nhận: Trong “mùi nước trầu thân thuộc” lại có
“bóng mây sũng nước vừa trôi ngang trước mặt, thoang thoảng mùi bùn khô rộp, mùi khói rạ rơm
của cảnh đồng đang cháy”?
Câu 4 (VD). Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của nhân vật tôi dành cho mẹ được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN:
Câu 1 (VDC) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay. Câu 2 (VDC)
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bởi sau đầu
Cái kèo, cải cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về nét riêng trong việc lí giải cội nguồn đất
nước của Nguyễn Khoa Điềm.

3


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Đọc, tổng hợp. Cách giải:
Đoạn trích đề cập tới phong tục ăn trầu của người Việt. Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Những chi tiết miêu tả kỉ niệm về mẹ ngày còn thơ bé của nhân vật tôi:
- Mẹ tôi thường đánh dấu chiều cao tôi bằng những vạch vôi trên cây cột góc tường từ chút vôi thừa trong miếng trầu mẹ ăn.
- Những vạch vôi cứ nối tiếp, cao dần lên cùng năm tháng, ghi lại những khoảnh khắc, dấu mốc tuổi
thơ tôi ngày còn bên mẹ. Câu 3
Phương pháp: Phân tích, lý giải. Cách giải: Gợi ý:
Học sinh tự trình theo cảm nhận cá nhân. Gợi ý:
- “mùi nước trầu thân thuộc” gợi cho tác giả nhớ đến tuổi thơ của mình hay nói cách khác mùi nước
trầu chính là một đặc trưng của tuổi thơ tác giả.
- Mùi nước trầu gợi tác giả nhớ về những mùi vị của tuổi thơ: đó là mùi bùn, mùi khói rạ rơm của cánh đồng đang cháy,… Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh tự đưa ra nhận xét theo quan điểm cá nhân của mình về tình cảm của nhân vật tôi dành cho mẹ. Gợi ý:


zalo Nhắn tin Zalo