Đề thi thử tốt nghiệp Sinh học 2025 trường THPT Nguyễn Huệ

16 8 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Sinh Học
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Sinh học (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2025. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    347 174 lượt tải
    350.000 ₫
    350.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2025 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(16 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Tốt nghiệp THPT

Xem thêm

Mô tả nội dung:


ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút
Họ và tên học sinh:…………………………. …………………………Số báo danh:……………….
Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 21. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua phổi? A. Châu chấu. B. Cá chép. C. Tôm. D. Ba ba.
Câu 2: Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong tế
bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau? A. F.Jacob. B. G.J.Mendel. C. C.Correns. D. T.H.Morgan.
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu di truyền nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng klinefelter?
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B. Nghiên cứu tế bào.
C. Di truyền hóa sinh.
D. Nghiên cứu phả hệ.
Câu 4: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Cơ quan tương tự.
B. Cơ quan thoái hóa.
C. Hóa thạch xương khủng long.
D. Cơ quan tương đồng.
Câu 5: Bọ xít có vòi chích dịch từ cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ A. kí sinh-vật chủ B. cộng sinh. C. hội sinh. D. hợp tác.
Câu 6: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài nào sau đây?
A. Động vật bậc cao.
B. Động vật bậc thấp.
C. Thực vật sinh sản hữu tính.
D. Thực vật sinh sản vô tính.
Câu 7: Hệ sinh thái nào sau đây có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất?
A. Ao nuôi cá. B. Cánh đồng lúa. C. Đầm nuôi tôm. D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 8: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
A. Trong mùa sinh sản, các con đực tranh giành con cái.
B. Bồ nông xếp thành hàng để bắt cá.
C. Hiện tượng liền rễ của hai cây thông nhựa mọc cạnh nhau.
D. Cây lúa và cỏ dại trong cùng ruộng lúa
Câu 9: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai
đoạn tiến hoá hoá học?
A. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
Câu 10: Hình bên mô tả cơ chế hình thành thể đột biến X từ hai
loài lưỡng bội. Cơ thể X gọi là: A. Thể tứ bội
B. Thể song nhị bội C. Thể dị bội
D. Thể lưỡng bội.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng
với các thông tin trên hình bên?
A. Số loại giao tử tối đa của cặp NST này là 4.
B. Mỗi gen trên cặp NST này đều có 2 trạng thái.
C. Cặp NST này có 6 lôcut gen.
D. Có 2 nhóm gen liên kết là PaB và Pab.
Câu 12: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
B. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. C. Tạo giống cừu Dolly.
D. Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Câu 13: Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây ở thú, tính trạng do gen quy định chỉ biểu hiện ở giới đực?
A. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.
B. Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.
C. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
D. Gen nằm trong tế bào chết và gen nằm trên NST thường.
Câu 14: Ở một loài thực vật, allele B quy định quả đỏ là trội
hoàn toàn so với allele b quy định quả vàng. Tần số alen B
được biểu diễn qua biểu đồ bên, biết các quần thể được biểu
diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Hãy sắp xếp các
quần thể này theo thứ tự tăng dần tần số kiểu gen thể dị hợp tử? A. 4→3→1→2. B. 3→2→1→4. C. 2→3→1→4. D. 4→1→3→2.
Câu 15: Khi nghiên cứu một loài ruồi giấm có 3 nòi
A, B, C tại một khu vực địa lý, người ta lập được biểu
đồ bên về sự phân bố số lượng cá thể. Khi nhận xét về
sự phân bố các loài, phát biểu nào sau sai?
A. Sự thay đổi độ cao ít ảnh hưởng đến sự phân bố của nòi C.
B. Càng lên cao, nòi A càng chiếm ưu thế hơn so với nòi B.
C. Nhiệt độ môi trường có thể là nhân tố quan trọng
chi phối đặc điểm phân bố của các nòi này.
D. Nòi C ít có tiềm năng hình thành loài mới bằng con đường cách ly
sinh thái hơn so với 2 nòi A và B.
Câu 16: Các trình tự một opêron ở vi khuẩn E.coli nằm trong đoạn NST được kí hiệu từ A đến E. Để
xác định các trình tự của opêron này, người ta sử dụng 5 trường hợp đột biến mất đoạn như hình bên
(các đường gạch chéo biểu hiện đoạn bị mất).
Kết quả thu được trường hợp 4 và 5 có các gen cấu trúc luôn được phiên mã; trường hợp 2 và 3 có các
gen cấu trúc luôn không được phiên mã; trường hợp 1 chưa xác định được mức biểu hiện của các gen
cấu trúc trong opêron. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào về trình tự opêron trên là đúng?
A. Đoạn DE chứa vùng vận hành, đoạn BC chứa vùng khởi động.
B. Đoạn A chứa vùng vận hành, đoạn B chứa vùng khởi động.
C. Đoạn B chứa vùng vận hành, đoạn E chứa vùng khởi động.
D. Đoạn CD chứa vùng vận hành, đoạn DE chứa vùng khởi động.
Câu 17:. Các đồ thị hình 4 phản ánh về sự biến đổi hàm lượng ADN trong một tế bào. Hình 4
Đồ thị nào phản ánh sự biến đổi hàm lượng tương đối ADN ti thể trong quá trình nguyên phân? A. Đồ thị 1. B. Đồ thị 2. C. Đồ thị 3. D. Đồ thị 4.
Câu 18: Sơ đồ sau mô tả quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoải đã xảy ra ở rừng lim Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn do hoạt động chặt phá rừng của con người. Quá trình này gồm các giai đoạn sau:
Trong đó, mỗi kí hiệu (2), (3), (5) ứng với một trong các giai đoạn sau: (a) Trảng cỏ; (b) Rừng thưa cây gỗ
nhỏ ưa sáng; (c) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kí hiệu (2) tương ứng với giai đoạn (c), kí hiệu (3) tương ứng với giai đoạn (b).
B. Lưới thức ăn của quần xã ở giai đoạn (3) phức tạp hơn so với giai đoạn (1).
C. Quá trình diễn thế được mô tả ở sơ đồ này là diễn thế sinh thái nguyên sinh.
D. Nếu ở giai đoạn (5), rừng được trồng lại và bảo vệ thì độ đa dạng của quần xã này có thể tăng dần.
Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Dưa trên hình vẽ thí nghiệm minh họa hô hấp thực vật, mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a) Khí hút ra phía bên phải thí nghiệm là khí giàu
b) Sau thí nghiệm, ống nghiệm bên phải nước vôi vẫn đục là do hạt hô hấp thải ra
c) Dòng khí bên trái cung cấp vào bình chứa hạt nẩy mầm có nhiều .
d) Khí hút ra bên phài bình chứa hạt là khí giàu mà nghèo .
Câu 2: Một nghiên cứu về ảnh hưởng của một
loài cỏ (C) đến sinh khối của ba loài cỏ (A), (F)
và (K). Loài (C) có khả năng tiết hóa chất ức chế
sự sinh trưởng của các loài cỏ sống chung. Thí
nghiệm được tiến hành như sau:
Thí nghiệm 1: Gieo trồng riêng ba loài (A), (F) và (K).
Thí nghiệm 2: Gieo trồng chung loài (C) với
loài (A) hoặc với loài (F) hoặc với loài (K).
Trong đó, số lượng hạt gieo ban đầu đều là
30 hạt/loài; tỉ lệ nảy mầm, sức sống và điều kiện chăm sóc là tương đồng nhau. Sau ba tháng kể từ khi
gieo, tiến hành thu hoạch sinh khối mỗi loài ở các thí nghiệm, làm khô và cân; kết quả được thể hiện ở hình bên.
Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a) Khi sống riêng, loài (A) có khả năng sinh trưởng kém hơn loài (F) và loài (K).
b) Mối quan hệ sinh thái giữa loài (C) với ba loài (A), (F) và (K) là quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
c) Khi sống chung với loài (C), tỉ lệ phần trăm lượng sinh khối giảm của loài (A) lớn hơn so với của loài (F), loài (K).
d) Sự thay đổi sinh khối của các loài chứng tỏ loài (F) chịu ảnh hưởng của loài (C) là lớn nhất.


zalo Nhắn tin Zalo