TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT THỤ – HÒA BÌNH
Năm học: 2023 – 2024 (Lần 1)
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Đề thi có … trang)
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: ………………………………………… Mã đề thi 001
Số báo danh: ……………………………………………..
Câu 1. Mạch gỗ được cấu tạo từ những tế bào nào sau đây?
A. Quản bào và mạch gỗ.
B. Mạch ống và quản bào.
C. Mạch gỗ và tế bào kèm. D. Ống rây và mạch gỗ.
Câu 2. Điểm bù ánh sáng là
A. cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp.
B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất.
C. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất.
Câu 3. Khi nói về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.
B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
C. Huyết áp cao nhất ở tĩnh mạch, động mạch và thấp nhất ở mao mạch.
D. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, giữ ổn định ở tĩnh mạch và mao mạch.
Câu 4. Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở A. thực quản. B. dạ dày. C. ruột non. D. ruột già.
Câu 5. Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit Ađênin của môi trường nội bào liên kết bổ sung với
nuclêôtit nào của mạch làm khuôn? A. Timin. B. Xitôzin. C. Guanin. D. Uraxin.
Câu 6. Trong cấu trúc operon, vùng khởi động có vai trò
A. là nơi gắn các enzim tham gia dịch mã tổng hợp prôtêin.
B. là nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. là nơi tổng hợp prôtêin ức chế.
D. là nơi gắn prôtêin ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 7. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, sau đột biến chiều dài gen không đổi nhưng tăng thêm 1 liên
kết hiđrô. Đột biến này thuộc dạng A. thêm 1 cặp A-T. B. thêm 1 cặp G-X.
C. thay thế cặp A-T thành cặp G-X.
D. thay thế cặp G-X thành cặp A-T.
Câu 8. Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này
có bao nhiêu nhiễm sắc thể? A. 13. B. 15. C. 21. D. 42.
Câu 9. Ở một loài thực vật, trên NST số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do đột biến nên
trình tự các gen trên NST là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng A. mất đoạn NST.
B. chuyển đoạn giữa 2 NST. C. đảo đoạn NST. D. lặp đoạn NST.
Câu 10. Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
C. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
D. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 11. Quá trình giảm phân bình thường của cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 12. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Theo
lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1? A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. aa × aa.
Câu 13. Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của
phép lai AaBbDd x AabbDD có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là: A. 16 và 4. B. 18 và 8. C. 12 và 4. D. 12 và 8.
Câu 14. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
Theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử AB được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen là A. 10%. B. 40%. C. 20%. D. 30%.
Câu 15. Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của
cây lá đốm thụ phấn cho cây lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 100% cây lá xanh.
B. 100% cây lá đốm.
C. 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh.
D. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm.
Câu 16. Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,4. B. 0,6. C. 0,3. D. 0,5.
Câu 17. Trong kĩ thuật chuyển gen, các bước được tiến hành theo trình tự là
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 18. Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa từ hạt phấn của cây có kiểu gen
AaBB thì có thể tạo ra cây lưỡng bội nào sau đây? A. aaBB. B. AaBB. C. AABb. D. AAbb.
Câu 19. Sự giống nhau về các tế bào của người và tinh tinh là bằng chứng
A. sinh học phân tử. B. tế bào học.
C. giải phẫu so sánh. D. hóa thạch.
Câu 20. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là
A. chọn lọc tự nhiên. B. di - nhập gen. C. đột biến.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 21. Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn
nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa
bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào? A. cách li cơ học. B. cách li sinh thái. C. cách li tập tính. D. cách li không gian.
Câu 22. Trình tự các giai đoạn phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất là
A. Tiến hóa hóa học → tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học.
B. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học.
D. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.
Câu 23. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển được gọi là
A. kích thước tối đa.
B. kích thước của quần thể.
C. mật độ cá thể.
D. kích thước tối thiểu.
Câu 24. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô hàng năm là ví dụ về sự biến
động số lượng cá thể của quần thể A. không theo chu kì.
B. theo chu kì nhiều năm.
C. theo chu kì tuần trăng.
D. theo chu kì mùa.
Câu 25. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ; sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. gà. B. cáo. C. hổ. D. sâu.
Câu 26. Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây là mối quan hệ hợp tác?
A. Chim mỏ đỏ và linh dương. B. Hải quỳ và cua.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn.
D. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
Câu 27. Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 28. Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể có ý nghĩa
A. giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B. làm giảm mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
D. tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.
Câu 29. Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là
A. hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ
sung thêm các loài sinh vật.
B. hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.
C. hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
D. hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.
Câu 30. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích nghi
với môi trường của quần thể.
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị diệt vong.
C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả năng
thích ứng của các cá thể của loài với môi trường.
Câu 31. Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của quần thể A và quần thể B đến sự sinh trưởng và phát triển của
quần thể C, người ta thực hiện các thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm 1 (TN1): Loại bỏ cả 2 quần thể A và quần thể B ra khỏi khu vực quần thể C sinh sống.
- Thí nghiệm 2 (TN2): Loại bỏ quần thể loài A ra khỏi khu vực quần thể loài C sinh sống.
- Thí nghiệm 3 (TN3): Loại bỏ quần thể loài B ra khỏi khu vực quần thể loài C sinh sống.
- Thí nghiệm 4 (TN4 - Đối chứng): Cả loài A và loài B sinh trưởng cùng trong khu vực loài C sinh sống.
Sau 24 tháng theo dõi thí nghiệm, kết quả thu được như đồ thị sau: Cho các phát biểu sau:
I. Ở thí nghiệm 1, khi loại bỏ cả quần thể A và quần thể B thì sự phục hồi của quần thể C tăng với tốc độ lớn nhất.
II. Ở thí nghiệm đối chứng, sự phục hồi của quần thể C không diễn ra.
III. Sự có mặt của quần thể A và quần thể B đã ức chế sự sinh trưởng, phát triển của quần thể C.
IV. Quần thể A ảnh hưởng mạnh hơn quần thể B đến sự tăng trưởng của quần thể C. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 32. Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:
Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở trường hợp (1), nếu loài A là sư tử thì loài B có thể là linh cẩu đốm.
II. Ở trường hợp (2), nếu A là loài trâu thì B có thể là loài vi khuẩn phân giải xenlulose sống trong ruột trâu.
III. Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá lớn thì B có thể là loài cá ép sống bám trên cá lớn.
IV. Ở trường hợp (4), nếu A là cây thân gỗ thì B có thể là cây tầm gửi. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Trường hợp 1: cạnh tranh khác loài
Trường hợp 2: cộng sinh, hợp tác Trường hợp 3: hội sinh Trường hợp 4: kí sinh
Câu 33. Nghiên cứu ổ sinh thái về số lượng
và kích thước thức ăn trong môi trường của 4
loài sinh vật, ta có các đồ thị trong hình sau.
Phân tích đồ thị và cho biết có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng?
I. Kích thước thức ăn tăng dần từ loài 1 đến loài 4.
II. Mức độ cạnh tranh gay gắt nhất thuộc về loài 3 với loài 4.
III. Loài 3 là loài có sự cạnh tranh với nhiều loài nhất trên sơ đồ.
IV. Nếu các loài trên cùng nguồn gốc thì loài này đã tiến hóa phân li. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 34. Ở một loài động vật, quan sát quá trình giảm phân của một tế bào sinh
tinh, người ta ghi nhận lại diễn biến nhiễm sắc thể được mô tả bằng hình vẽ
bên dưới. Các chữ cái A, a, B, b, D, d biểu diễn cho các gen nằm trên các
nhiễm sắc thể. Ngoài các sự kiện được mô tả trong trong hình bên dưới thì các
sự kiện khác diễn ra bình thường. Trong số các nhận xét được cho dưới đây về
sự giảm phân của tế bào sinh tinh này, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Tế bào sinh tinh giảm phân cho tối đa 4 loại tinh trùng.
II. Tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra các loại tinh trùng bao gồm loại bình thường và đột biến.
III. Trong quá trình sinh tinh đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen B và b.
IV. Các loại tinh trùng được tạo ra là ABDd, aBDd, Ab và ab. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Đề thi thử tốt nghiệp Sinh học trường THPT Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình lần 1 năm 2024
315
158 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(315 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)