Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Ngữ văn Sở GD&ĐT Ninh Bình (Lần 1)

137 69 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2025. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2025. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    93 47 lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2025 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(137 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Tốt nghiệp THPT

Xem thêm

Mô tả nội dung:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TỈNH NINH BÌNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 12 THPT, GDTX
LẦN THỨ NHẤT - NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh:….………………………………
Số báo danh:………………………………………..
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Những người đàn bà bán ngô nướng
Những người đàn bà bán ngô nướng Cắn vào kí ức
Bày số phận mình bên đường Từng hạt ngô rơi
Những nhem nhuốc bên ngoài che dấu
Những kỉ niệm lon ton
Bao ngọt lành, nóng hổi bên trong
Những hạt ngô - những giọt lệ của mẹ
Những mắt tròn xoe đói khát em thơ

Người đi qua thờ ơ Không dám cắn nữa
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
áp bắp ngô lên má
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…
Tôi ngồi xuống hai bàn tay ấp ủ
Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa
Một tuổi thơ lam lũ ruộng bùn
Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm!
(Nguyễn Đức Hạnh, trích Khoảng lặng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2016, tr.107-108)
Trả lời các câu hỏi/Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.
Từ ngữ nào dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong bài thơ trên?
Câu 2. Trong bài thơ, người đi đường và nhân vật trữ tình có thái độ như thế nào đối với
những bắp ngô nướng được bày bán bên đường?
Câu 3. Phân tích mối liên hệ giữa hình ảnh “số phận bên đường” ở khổ thứ nhất với hình ảnh
“bán dần từng mảnh đời” ở khổ thứ hai.
Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ: áp bắp ngô lên má
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…

Câu 5. Từ suy ngẫm của tác giả Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa - Xoay những mảnh đời dù
cháy vẫn còn thơm
, anh/chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc giữ gìn nhân cách trước những
thử thách, cám dỗ của cuộc sống? (Trả lời khoảng 5 - 7 dòng) II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc của bài thơ
Những người đàn bà bán ngô nướng (Nguyễn Đức Hạnh). Câu 2 (4,0 điểm)
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được bày tỏ quan
điểm riêng trước các vấn đề của đời sống, tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy.
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ)
trình bày suy nghĩ về trách nhiệm trong phát ngôn trên mạng xã hội.
---------- HẾT ----------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu
- Giám thị không giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HDC ĐỀ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TỈNH NINH BÌNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 12 THPT, GDTX
LẦN THỨ NHẤT - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN THI: NGỮ VĂN
(HDC thi gồm 02 phần, trong 05 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1
Từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong bài thơ: tôi 0,5 Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm
2
Sự khác nhau trong thái độ của người đi đường và của nhân vật trữ tình đối 0,5
với những bắp ngô nướng được bày bán bên đường:
- Người đi đường: thờ ơ, rẻ rúng.
- Nhân vật trữ tình: trân trọng, nâng niu (hai bàn tay ấp ủ). Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được cả 2 ý nhưng diễn đạt chưa mạch lạc: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 01 ý hoặc trả lời sai: 0,0 điểm.
3
Mối liên hệ giữa hình ảnh “số phận bên đường” ở khổ thứ nhất với hình ảnh 1,0
“bán dần từng mảnh đời” ở khổ thứ hai:
- Đều là 2 hình ảnh biểu tượng, giàu ẩn ý: “Số phận bên đường” khắc họa cuộc
sống mưu sinh vất vả, dãi dầu mưa nắng, cuộc sống nhỏ bé, bên lề, dễ bị xem
thường; “bán dần từng mảnh đời” khắc họa sự hi sinh mỏi mòn qua năm tháng.
- Hai hình ảnh có ý nghĩa tương đồng và mối quan hệ tăng tiến, bổ sung cho
nhau giúp thể hiện rõ hơn cuộc sống, vẻ đẹp tâm hồn của những người đàn bà
bán ngô: dù khó khăn, cơ cực, bị coi thường, bị lãng quên vẫn kiên cường bám
trụ, hy sinh âm thầm để giữ lại chút ấm áp, ngọt ngào cho các con của mình
giữa cuộc đời khắc nghiệt => sự trân trọng sâu sắc đối với những giá trị ẩn giấu
trong cuộc đời của những người phụ nữ nghèo. Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý trên hoặc trả lời được cả 2 ý nhưng diễn
đạt không mạch lạc: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm.
4
- Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ: Hình như là... 1,0 - Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu trầm lắng, da diết cho lời thơ.
+ Nhấn mạnh những hồi tưởng, nỗi xúc động bồi hồi của nhân vật trữ tình
khi áp bắp ngô lên má (nhớ về tuổi thơ cơ cực nhưng nồng ấm, về người
cha vất vả, nhọc nhằn…). Hướng dẫn chấm:
- Học sinh chỉ ra được biểu hiện của phép lặp cấu trúc: 0,25 điểm.
- Học sinh nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc như đáp án hoặc diễn đạt
tương đương: 0,75 điểm (tác dụng thứ 2 được 0,5 điểm)
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm
5
Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, có thể theo hướng: 1,0
- Suy ngẫm của tác giả Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa - Xoay những
mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm
: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách
(dù cháy) con người vẫn giữ được vẻ đẹp của nhân cách, vẫn khẳng định
được giá trị của mình (vẫn còn thơm).
-
Việc giữ gìn nhân cách trước những thử thách và cám dỗ của cuộc sống là
điều rất quan trọng: giúp con người duy trì giá trị, phẩm chất và đạo đức; tự
tin và kiên định trước mọi khó khăn; giữ vững và khẳng định danh dự bản thân. Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được suy ngẫm của tác giả qua 2 câu thơ: 0,25 điểm
- Học sinh nêu bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn nhân cách trước
những thử thách, cám dỗ của cuộc sống: 0,75 điểm
II VIẾT 6,0 1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc trong bài thơ 2,0
Những người đàn bà bán ngô nướng (Nguyễn Đức Hạnh).
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25
- Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách
diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
- Dung lượng: khoảng 200 chữ Hướng dẫn chấm:
- Đảm bảo cả hai yêu cầu trên (hình thức là 1 đoạn văn, dung lượng từ 150
đến 250 chữ): 0,25 điểm
- Không đảm bảo 1 trong 2 yêu cầu trên: 0,0 điểm
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
phân tích mạch cảm xúc trong bài 0,25
thơ Những người đàn bà bán ngô nướng.
c.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
1,0
* Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục
(lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận).
* Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ vận động một cách tự nhiên theo cảm xúc
của nhân vật trữ tình “tôi” khi gặp người đàn bà bán ngô nướng và những
bắp ngô nướng bên đường.
- Cảm xúc ban đầu là sự đồng cảm, chia sẻ, ngậm ngùi cho cuộc sống mưu
sinh của người đàn bà bán ngô; sau đó là những rung động, bồi hồi, thương
nhớ về tuổi thơ vất vả, thấu cảm về nỗi nhọc nhằn, cơ cực của cha mẹ;
khép lại là suy nghĩ, chiêm nghiệm, sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp
giản dị mà thơm sạch của đời sống.
-> Mạch cảm xúc đã góp phần thể hiện chủ đề bài thơ; gợi mở những suy
ngẫm và bài học về những điều nhỏ bé, bình dị, đáng trân trọng của đời
sống (tảo tần mưu sinh, tình yêu thương, đức hy sinh, sự tôn trọng…) Hướng dẫn chấm:
- Học sinh triển khai được hệ thống ý để phân tích một cách sâu sắc mạch
cảm xúc, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng từ bài thơ; đánh giá được ý
nghĩa của mạch cảm xúc: 1,0 điểm
- Học sinh triển khai được hệ thống ý để phân tích được một số yếu tố của
mạch cảm xúc, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng từ bài thơ; đánh giá được
ý nghĩa của mạch cảm xúc: 0,75 điểm
- Học sinh triển khai được hệ thống ý để phân tích được một số biểu hiện
của mạch cảm xúc, chưa trích dẫn được dẫn chứng tiêu biểu từ bài thơ;
chưa đánh giá được ý nghĩa của mạch cảm xúc: 0,5 điểm
- Học sinh chưa biết triển khai ý, viết lan man: 0,25 điểm
d. Diễn đạt 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm với những bài viết sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết e. Sáng tạo
0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:
Học sinh đạt được một trong hai yêu cầu trên: 0,25 điểm
2
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân 4,0
được bày tỏ quan điểm riêng trước các vấn đề của đời sống, tuy nhiên cũng
để lại nhiều hệ lụy.
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng
600 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm trong phát ngôn trên mạng xã hội.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm trong phát ngôn của 0,5
mỗi cá nhân trên mạng xã hội.
c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu sau: 2,5
* Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục
(lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận).
* Đề xuất được hệ thống ý phù hợp, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề trách nhiệm trong phát ngôn của mỗi
cá nhân trên mạng xã hội.
Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra
nhiều góc nhìn, nhiều cách giải quyết vấn đề không giống như đáp án tuy
nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và
pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau: * Giải thích:
- Trách nhiệm phát ngôn:
là ý thức sử dụng lời nói/viết một cách đúng đắn,
nghiêm túc, chính xác khi nhìn nhận, đánh giá bày tỏ quan điểm trước một
vấn đề. Trách nhiệm này vừa là vấn đề tự ý thức vừa có quy định chung
mang tính pháp lý (kỷ luật phát ngôn).
-> Vấn đề nghị luận thiết thực/hữu ích: Luận bàn về ý thức trách nhiệm
phát ngôn của mỗi cá nhân khi tham gia sinh hoạt trên không gian mạng. * Bàn luận:
- Cơ sở của vấn đề:
+ Bối cảnh thời đại: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ/mạng xã hội,
mọi hoạt động xã hội chủ yếu được tương tác qua không gian ảo tạo điều
kiện cho thông tin, tiếng nói cá nhân được chia sẻ mạnh mẽ.
+ Thực trạng: Bên cạnh những phát ngôn tích cực, chia sẻ thông tin hữu
ích, còn có nhiều phát ngôn tự do mang nội dung không lành mạnh đang
ngày càng trở nên phổ biến (phát ngôn tiêu cực; phát ngôn nhằm công kích,
chế giễu, hạ nhục nhân cách đối phương; phát ngôn thiếu văn hóa; lan
truyền thông tin không kiểm chứng/tin đồn thất thiệt…) gây nhiều hệ lụy.
-> Những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu bản lĩnh chính trị,


zalo Nhắn tin Zalo