SỞ GD&ĐT BẮC NINH
KÌ THI KHẢO SÁT TỐT NGHIỆP THPT
TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT NĂM HỌC 2024 - 2025 Bài thi: NGỮ VĂN (Đề gồm 02 trang)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I.ĐỌC HIỂU ( 4,0 điểm ) CHỖ NÀO CŨNG NẮNG (Nguyễn Ngọc Tư)
Quá cái tuổi háo hức những món quà miệt vườn trong giỏ xách của mẹ, mỗi bận bà lên thăm
anh hóng thứ khác: những câu chuyện của quê nhà.
Năm tiếng đồng hồ ngồi xe đò không ăn nhằm gì với bà già quen làm lụng, nên vừa bước chân
vào nhà anh ngay lập tức chuyện giòn như cốm nổ. Không lúc nào chịu ngồi yên một chỗ, trong
lúc xăng xái dọn chỗ này dẹp chỗ kia, vừa làm vừa kể, những chuyện nhà quê theo bước chân mẹ
dìu dặt nửa xa nửa gần…
Mà, những câu chuyện ấy cũng đâu có giựt gân, kịch tính gì. Lơ vơ, quẩn quanh chỉ là cái góc
bếp bị dột, cô bạn bên xóm vừa làm sui đầu tay, con lộ bê tông mới toanh phóng qua trước nhà.
Sực nhớ gì thì nói đó, mẹ cứ láp giáp rời rạc, như thể chắp vá nhưng cái quê nhà mà anh đã rời bỏ
hồi mười tám tuổi hiện lên sống động như bộ phim ai ải màu rơm rạ mục. Không phải cái tên nào
anh cũng biết, nhưng anh cảm giác họ quen thuộc với mình, cái cô dâu phóng khỏi chiếc xuồng để
quay lại với gã thợ rèn mà cổ yêu, hay bà thầy bói lấy búi tóc trong bụng con bệnh bằng máu lưỡi.
Mẹ cũng không màng anh có quen người này người kia hay không, có gợi nhớ gì không. Quan
trọng gì, mẹ sẽ ở lại nhà anh vài ba ngày rồi phải về coi vườn tược, thời gian mẹ con gần gụi cũng
ngắn ngủn, nên phải tận dụng những thứ có thể nói được với nhau.
Bằng cách đó mẹ buộc anh vào quê nhà, dù sợi dây đó không thấy được bằng mắt thường,
mong manh. Đôi khi anh cũng vuột khỏi nó, trôi tuột theo vài cuộc điện thoại thẳng căng của cuộc
mưu sinh bù đầu. Mẹ, một chân rút lên ghế, tơ mơ ngó ra rào, thủng thẳng kéo anh về, "mùa này
so đũa trổ bông...". Ngay lập tức anh nghe ngọt trong cổ họng cái vị của mật nằm sâu trong cuống
bông, cái hình ảnh nửa vầng trăng cong treo chi chít trên cành, và mùi thơm của nồi canh chua
bông so đũa nấu với cá rô đồng, nêm rau tần dày lá.
[…] Như thể mỗi chuyện là một cọng nan tre, mẹ tiện tay đan thành tấm liếp che nắng, gió cho anh đỡ rạc rài.
Nhưng đó là chuyện hồi trước, giờ chuyện quê nhập nhoạng trong cơn đảo điên của đời sống.
Anh tự hỏi vì giọng chị Hai không giống mẹ, hay vì những câu chuyện khác xưa rồi. Chang chói.
Bén nhọn. Chị Hai còn biết kể gì ngoài những độ nhậu nhóm lên từ sáng sớm. Ba mẹ con bên xóm
tự vẫn chết bằng thuốc sâu. Gần nhà xảy ra mấy vụ đâm xe máy. Một thằng nhỏ trộm chó bị xóm
xông vào đánh gãy xương vai. Một cuộc ẩu đả của mấy anh em con cô con dì, chỉ vì ranh đất xê
xích có một tấc. Anh nghĩ đó không phải thứ mình chờ đợi, những gì xảy ra ở xứ sở miệt vườn xa
xôi kia phải dịu dàng hơn thứ tin tức anh vẫn thường tiếp xúc trên trang báo hàng ngày. Anh nghĩ
cái xóm mà mẹ anh nằm lại, nó phải đứng ngoài những cơn gió lốc của cái đời sống loạn lạc này.
Như nó đã từng thờ ơ đi qua mấy bận binh lửa, mấy bận chính thể đất nước đổi thay, mấy bận 1
thanh trừng. Mãi mãi trong hình dung, quê anh như cụm bông gòn vừa bong ra khỏi trái, bay bâng
quơ ơ thờ đậu đâu cũng được.
Trong ngôi mộ đã bắt đầu xanh cỏ của mẹ, những câu chuyện nhà quê đã từng làm bóng mát
cho anh cũng hóa đất. Đốm bông gòn hiền queo đã thốc bay, cuốn vào dòng loạn lạc. Anh biết
không phải tại chị Hai kể chuyện miệt vườn không hay.
(Nguồn https://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-song/ 35711-cho-nao-cung-nang.html )
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra dấu hiệu để xác định ngôi kể của đoạn trích.
Câu 2: Điều gì làm cho nhân vật anh háo hức mỗi lần mẹ lên thăm?
Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: “Lơ vơ, quẩn quanh chỉ là cái góc
bếp bị dột, cô bạn bên xóm vừa làm sui đầu tay, con lộ bê tông mới toanh phóng qua trước nhà.”
Câu 4: Theo anh/chị, vì sao những câu chuyện của chị Hai lại khác với những câu chuyện của mẹ?
Câu 5: Từ tâm trạng của nhân vật anh khi nghe những câu chuyện của quê nhà, anh/chị hãy bày tỏ
suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi người (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự thay đổi trong cảm nhận về quê
hương của nhân vật “anh” trước và sau khi mẹ qua đời trong đoạn trích ở phần đọc hiểu
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về vấn đề: Tuổi trẻ cần có sự trải nghiệm
………………….Hết …………………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ, tên thí sinh:…………………………….....; Số báo danh……………………………………... … 2
Chữ ký cán bộ coi thi 1:………………………..; Chữ ký cán bộ coi thi 2:……………………..…. …..
TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT
KÌ THI KHẢO SÁT TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2024- 2025
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài thi : Ngữ văn 12
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm …05. trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 - Ngôi kể thứ 3 1
- Dấu hiệu: Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp- người kể chuyện giấu 0,5 mình
Điều làm cho nhân vật anh háo hức mỗi lần mẹ lên thăm: những câu chuyện 2 0,5 của quê nhà
- Biện pháp tu từ liệt kê: là cái góc bếp bị dột, cô bạn bên xóm vừa làm sui đầu
tay, con lộ bê tông mới toanh phóng qua trước nhà 3 -Nhấn mạnh: 1,0
+ những mẩu chuyện ở quê nhà giản dị, gần gũi qua lời kể của mẹ
+ Tăng sự sinh động hấp dẫn, tạo nhịp điệu hài hòa cho câu văn
Những câu chuyện của chị Hai lại khác với những câu chuyện của mẹ vì:
- Cuộc sống nông thôn đã thay đổi theo thời gian
- Những câu chuyện của chị Hai lại mang đầy sự căng thẳng, gay gắt và bạo lực. 4 1,0
Những mối quan hệ cộng đồng không còn êm ả như xưa, thay vào đó là những
tin tức tiêu cực, những xung đột căng thẳng và các bi kịch của đời sống hiện đại
Từ tâm trạng của nhân vật anh khi nghe những câu chuyện của quê nhà, thí
sinh bày tỏ suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi người. Có thể theo
hướng: quê hương bồi đắp cho tâm hồn mỗi người những tình cảm đẹp như tình 5 1,0
yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu thiên nhiên, lòng tự hào về văn hóa truyền
thống…Quê hương là điểm tựa trong cuộc sống của mỗi người để con người khi đi xa luôn tìm về… II LÀM VĂN 6,0 - 1
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự thay đổi trong cảm
nhận về quê hương của nhân vật “anh” trước và sau khi mẹ qua đời trong 2,0
đoạn trích ở phần đọc hiểu
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – 3
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích sự thay đổi trong cảm nhận về quê hương của nhân vật "anh" trước và 0,25
sau khi mẹ qua đời trong đoạn trích ở phần đọc hiểu
c.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu
Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên
cơ sở đảm bảo những nội dung sau:
- Cảm nhận về quê hương của nhân vật anh khi mẹ còn sống:
+ Quê hương hiện lên qua những câu chuyện bình dị về cuộc sống thường nhật:
cái góc bếp, cô bạn bên xóm, con lộ bê tông, cái cô dâu phóng cái xuồng, bà thầy bói…
+ Quê hương như sợi dây vô hình đã buộc anh vào quê nhà, trở thành bóng mát 1,0
che chở anh khỏi sự mệt mỏi xa lại nơi thành thị
- Cảm nhận về quê hương khi mẹ qua đời:
+ Quê hương hiện lên với biết bao sự đổi thay trong cơn đảo điên của đời sống
mang màu sắc bạo lực và đau đớn: những độ nhậu nhóm, ba mẹ con bên xóm tự
vẫn, mấy vụ đâm xe máy, thằng nhỏ trộm chó, một cuộc ẩu đả...
+ Quê hương qua những câu chuyện của chị Hai: gọi cho anh cảm giác lạc lõng,
xa cách và mất mát đớn đau
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về 4,0
vấn đề: Tuổi trẻ cần có sự trải nghiệm
a. Đảm bảo về bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận 0,25
Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng ( khỏng 600 chữ) của bài văn
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ cần có sự trải nghiệm 0,5
c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu 2,5
Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lé và dẫn
chứng, trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục 3 phần của bài văn nghị
luận. Có thể triển khai theo hướng:
*Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận *Thân bài:
- Giải thích: Trải nghiệm là quá trình tìm tòi, khám phá và trải qua những điều mới mẻ - Bình luận:
+ Trải nghiệm là điều cần thiết trong cuộc sống nhất là với tuổi trẻ
+ Trải nghiệm đem lại nhiều ý nghĩa với tuổi trẻ: Trải nghiệm đem lại hiểu biết
và kinh nghiệm thực tế. Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để
có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai. Trải nghiệm giúp mỗi 4
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Ngữ văn trường THPT Hoàng Quốc Việt - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
60
30 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2025. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2025 từ các Trường/sở trên cả nước.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(60 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)