CHUYÊN ĐỀ 4: ÔN TẬP PHẦN VIẾT
PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DẠNG 1: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN
1. Khái niệm viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện là dạng bài nghị luận văn
học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai tác
phẩm. Qua đó, người viết đưa ra nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật hoặc
ý nghĩa nhân văn của từng tác phẩm, đồng thời khẳng định điểm nổi bật và độc đáo của chúng.
2. Mục đích viết kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Mục đích của bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện là làm rõ
một quy luật chung hoặc những nét tương đồng và khác biệt nổi bật giữa hai tác phẩm.
Qua đó, người viết có cơ hội nhìn nhận sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của
từng truyện. Bài viết giúp người đọc thấy được sự phong phú và độc đáo trong tư duy
sáng tạo của các tác giả, đồng thời khẳng định ý nghĩa của hai tác phẩm trong văn học.
Đây cũng là cách để nâng cao khả năng tư duy phân tích, lập luận và đánh giá văn học một cách toàn diện.
3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện: Thành phần Đặc điểm
Là vấn đề trọng tâm được đặt ra để nghị luận, thường là so sánh và
Luận đề (vấn đề đánh giá giá trị nội dung hoặc nghệ thuật của hai tác phẩm dựa trên nghị luận
một hoặc nhiều tiêu chí. Luận điểm
Các ý kiến chính nhằm làm sáng tỏ luận đề, được chia thành từng
khía cạnh cụ thể như: đề tài, chủ đề, cảm hứng, cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ, giọng điệu...
Dựa trên các phân tích cụ thể, dẫn chứng chính xác từ văn bản Lí lẽ, bằng
truyện hoặc bài phê bình, đánh giá, đảm bảo tính khách quan, minh chứng
bạch và khai thác từ nhiều phương diện.
- Phân tích: Làm rõ từng yếu tố của hai tác phẩm như cốt truyện, nhân vật, giọng điệu
- So sánh: Đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt nổi bật của hai tác phẩm.
Phương thức lập - Chứng minh: Trích dẫn và lý giải những dẫn chứng cụ thể từ văn luận
bản truyện, đảm bảo độ chính xác và liên quan.
- Bình luận: Đưa ra nhận xét cá nhân, đánh giá giá trị nội dung,
nghệ thuật của từng tác phẩm, đảm bảo cân đối và khách quan.
- Liên hệ mở rộng: Khi cần, kết nối với các vấn đề khác trong văn
học hoặc đời sống để bài viết thêm chiều sâu.
Được tạo nên nhờ dẫn chứng xác thực, lí lẽ logic, cách diễn đạt rõ Tính thuyết
ràng và hệ thống luận điểm mạch lạc, giúp người đọc dễ dàng theo phục dõi và đồng tình.
Kết thúc bài viết bằng nhận xét tổng quát, nhấn mạnh giá trị độc
Suy ngẫm, đánh đáo của hai tác phẩm, rút ra bài học chung hoặc ý nghĩa sâu sắc của giá vấn đề trong văn học.
4. Yêu cầu chung đối với kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
- Nêu được mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
- Trình bày được các thông tin khái quát về hai tác phẩm truyện.
- Làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm truyện xét trên
một số phương diện nội dung và hình thức cụ thể, theo mục đích và phạm vi đã xác định.
- Rút ra được những nhận xét, đánh giá cần thiết, phù hợp vẽ hai tác phẩm truyện căn cứ vào kết quả so sánh.
- Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm truyện thông qua việc so sánh.
5. Dàn ý chung đối với kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện a. Mở bài:
Giới thiệu hai tác phẩm truyện được xác định là đối tượng của sự so
sánh, đánh giá; nếu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá này.
b. Thân bài: Cần triển khai các ý:
+ Thông tin chung về từng tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, để tài, chủ đề,
cốt truyện, nhân vật, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học...
+ Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm truyện và nguyên nhân
dẫn đến sự tương đồng ấy (ví dụ: hai tác phẩm cùng đề cập một loại
hiện tượng đời sống hay một loại hình nhân vật; hai tác giả có cùng
quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực; có hiện tượng tác giả
này chịu ảnh hưởng tác giả kia về đề tài, cảm hứng, bút pháp, phong cách sáng tác).
+ Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm truyện và điều kiện làm nên
sự khác biệt ấy (ví dụ: mỗi nhà văn có quan điểm thẩm mĩ, cách tiếp
cận hiện thực và cá tính sáng tạo riêng; mỗi nhà văn chịu ảnh hưởng
của một truyền thống văn hoá, văn học khác nhau; đối tượng được
miêu tả, câu chuyện được kể lại ở mỗi tác phẩm có điểm đặc thù),
+ Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm truyện
và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm. c. Kết bài:
Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm truyện khi đặt chúng trong tương quan so sánh.
6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
a. Kỹ năng tìm hiểu về vấn đề và tìm kiếm thông tin
Trước khi viết bài nghị luận so sánh và đánh giá hai tác phẩm truyện, người viết cần:
- Đọc và nghiên cứu tác phẩm: Nắm rõ nội dung, cấu trúc và các yếu tố nghệ thuật của
cả hai tác phẩm. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về ý tưởng và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
- Tìm kiếm các tài liệu tham khảo: Ngoài các tác phẩm truyện, người viết cần tìm đọc
các bài viết phê bình, nghiên cứu văn học, những nghiên cứu liên quan đến các tác phẩm
hoặc tác giả để bổ sung thông tin.
- Liên hệ và tổng hợp thông tin: Hãy kết hợp những thông tin đã thu thập được để xây
dựng các luận điểm vững chắc và thực tế. Việc liên hệ với những trải nghiệm cá nhân
hoặc kiến thức văn hóa có thể giúp bài viết thêm phong phú và sinh động.
b. Kỹ năng chứng minh và phản bác
- Chứng minh: Chứng minh trong bài nghị luận là việc khẳng định tính hợp lý và giá trị
của các luận điểm bằng cách sử dụng những dẫn chứng rõ ràng từ các tác phẩm. Các dẫn
chứng có thể là trích đoạn văn, mô tả chi tiết về nhân vật, chủ đề hay bối cảnh trong tác phẩm.
- Câu hỏi cần tự đặt ra: Chứng minh điều gì? Dùng dẫn chứng nào? Làm thế nào để
chứng minh luận điểm đúng đắn?
- Phản bác: Phản bác là việc chỉ ra sự thiếu chính xác hoặc yếu kém trong các luận điểm
trái chiều. Đây là một phần quan trọng để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mỗi tác
phẩm so với tác phẩm còn lại. Việc chỉ ra những sai lệch hoặc thiếu sót sẽ giúp người
viết nâng cao tính thuyết phục của bài viết.
- Tác dụng: Chứng minh và phản bác sẽ giúp người đọc có cái nhìn khách quan và toàn
diện về các tác phẩm. Người viết cần luôn duy trì sự công bằng trong quá trình phản
biện để không làm mất đi tính khách quan.
c. Kỹ năng đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (trong việc so sánh, đánh giá tác phẩm)
Chuyên đề Nghị luận văn học (Ôn thi Tốt nghiệp Ngữ văn 2025)
28
14 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Chuyên đề Nghị luận văn học ôn thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2025 theo cấu trúc mới có hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(28 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)