Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (Đề 4)

1 K 524 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1048 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 4)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Mỗi khi đi đâu xa, hình ảnh đầu tiên mà tôi nhớ đến là con sông
quê hương. Con sông đã gắn bó với bao kỉ niệm thời thơ ấu.
Tôi không biết con sông quê tôi bắt nguồn từ nơi nào. Tôi cũng
không biết ai đặt tên nó sông Thương, chỉ biết rằng chảy qua quê tôi, con
sông thật hiền hòa. Nước sông trong xanh soi tóc những hàng tre bên bờ.
Hai bên bờ sông có những thảm cỏ trải dài trông giống như tấm đệm
khổng lồ. Những buổi chiều râm mát, tôi cùng các bạn trong xóm thường
rủ nhau ra đây nô đùa, có lúc chúng tôi nằm trên tấm đệm ấy mà ngắm
bầu trời trong xanh, cao vút. Hàng ngày, tôi đến trường trên con đê ngoằn
ngoèo bên bờ sông. Kia là bến nước nơi các mẹ, các chị thường xuyên ra
đây để giặt giũ. Chỗ nào bên dòng sông cũng thân thương!
Dòng sông Thương chảy qua làng tôi nên quanh năm dân làng
không phải lo hạn hán như nhiều nơi khác. Dân làng tôi đào mương từ bờ
sông đi đến các cánh đồng. Nước sông được bơm vào ruộng, tưới mát cho
cả cánh đồng rộng lớn. Nhờ thế cánh đồng quê tôi năm nào cũng hai ba vụ lúa, ngô tươi tốt.
Dù thời gian có trôi đi nhưng hình ảnh con sông Thương quê
hương mãi nguyên vẹn trong tâm trí tôi. Con sông không bao giờ cạn như
tình yêu của tôi với con sông cũng không bao giờ với cạn.
(Theo Nguyễn Thị Như Quỳnh)
Câu 1 (0,5 điểm). Tác giả thương nhớ đến cảnh vật nào của quê
hương mỗi khi đi đâu xa?
A. Tác giả thương nhớ đến ngôi nhà thân yêu với những kỉ niệm đẹp
B. Tác giả thương nhớ đến con sông quê hương
C. Tác giả thương nhớ đến bãi biển quê mình
D. Tác giả thương nhớ đến những triền đê tuổi thơ.
Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả không giới thiệu đặc điểm gì của dòng sông Thương quê mình? A. Trạng thái dòng chảy
B. Tôm, cá, hải sản dưới lòng sông
C. Màu sắc của nước sông
D. Thảm cỏ hai bên bờ sông
Câu 3 (0,5 điểm). Kỉ niệm tuổi thơ nào của tác giả không được nhắc đến trong văn bản.
A. Những buổi chiều râm mát, cùng các bạn trong xóm rủ nhau ra sông
nô đùa, nằm trên thảm cỏ mà ngắm nhìn bầu trời trong xanh, cao vút.
B. Hàng ngày đến trường trên con đê ngoằn ngoèo bên kia sông.
C. Bến nước là nơi các mẹ, các chị thường xuống đây để giặt giũ.
D. Mỗi chiều hè, cùng các bạn tắm sông mát mẻ vô cùng
Câu 4 (0,5 điểm). Dòng sông có ý nghĩa như thế nào với dân làng?
A. Là nơi vui chơi cho trẻ con.
B. Là nơi cung cấp nước sinh hoạt, trồng trọt.
C. Là nơi chứng kiến những cuộc chiến đấu vang dội của dân làng. D. Đáp án A và B
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm).
Thêm đại từ thay thế phù hợp vào chỗ trống:
a. Mùa thu, thời tiết se se lạnh. Mùa ………… lá vàng rụng lả tả khắp
phố phường của Thủ đô Hà Nội.
b. Lan chuẩn bị bước vào năm học mới. Biết …………, mẹ đã mua tặng
Lan một chiếc cặp sách thật đẹp.
Câu 6 (2,0 điểm). Xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong các câu ca
dao, tục ngữ dưới đây.
a) Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.(1)
b. Đói cho sạch, rách cho thơm. (2)
c. Bán rẻ về tắt, bán mắc về trưa. (3)
d. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. (4)
B. TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm).
Hãy viết bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em. BÀI LÀM
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………
…………………………………………………………………………… ………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………
…………………………………………………………………………… ………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………
…………………………………………………………………………… ………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………
…………………………………………………………………………… ……………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B B D D
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm)
Thêm đại từ thay thế phù hợp vào chỗ trống:
a. Mùa thu, thời tiết se se lạnh. Mùa này lá vàng rụng lả tả khắp phố
phường của Thủ đô Hà Nội.
b. Lan chuẩn bị bước vào năm học mới. Biết vậy, mẹ đã mua tặng Lan
một chiếc cặp sách thật đẹp. Câu 6 (2,0 điểm)
a) Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.(1)
b. Đói cho sạch, rách cho thơm. (2)
c. Bán rẻ về tắt, bán mắc về trưa. (3)
d. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. (4)
B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
A. Mở Bài: Giới thiệu khái quát về quê hương và cảnh mặt trời mọc ở nơi đây B. Thân Bài
a. Tả khái quát về khung cảnh quê hương khi mặt trời chưa mọc
- Màn sương đêm vẫn còn bủa vây quanh xóm làng - Trời chưa sáng hẳn
- Một số ngôi nhà đã bắt đầu đỏ điện, khói bếp tỏa ra trên những mái nhà
- Yên tĩnh, chỉ thoáng nghe tiếng chim tỉnh giấc và lác đác tiếng gà gáy sớm
b. Tả cảnh mặt trời mọc - Thiên nhiên:
+ Bầu trời sáng dần lên
+ Mặt trời từ từ nhô lên sau đám mây dày đặc
+ Từng đàn chim bay đi kiếm ăn trên nền trời xanh
+ Cây cối, hoa lá thức giấc đón ánh bình minh, chào đón ngày mới
+ Chim chóc hót líu lo trên cành cây cao
+ Từng đàn trâu, đàn bò đi ra đồng - Con người
+ Mọi người ra đồng làm việc
+ Những cô cậu học trò vừa đi học vừa ríu rít chuyện trò rất vui vẻ
C. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân khi được chứng kiến cảnh mặt trời
mọc trên quê hương của mình
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng
đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Bài làm tham khảo
Em sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Sa Pa yêu dấu. Em luôn có cảm
giác bình yên lạ thường khi ngắm cảnh bình minh trên quê hương mỗi khi
thức dậy. Đó dường như là niềm vui, là nguồn năng lượng để em học tập mỗi ngày.
Sáng sớm, khi mọi nhà vẫn đang cuộn tròn trong chăn với giấc ngủ
ấm áp. Ngoài trời dày đặc những màn sương se lạnh của buổi sớm mùa
thu. Bên bếp lửa tối om, chú mèo lười vẫn nằm lim dim đôi mắt. Như mọi
ngày, chú nhà trống vỗ mạnh đôi cánh nhảy lên đống rơm và gáy vang:


zalo Nhắn tin Zalo