Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức – Bài 5
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5. TIẾNG CƯỜI CỦA HÀI KỊCH
TIẾT…… : GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột,
hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,…
- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc,
người xem và tiến bộ xã hội.
- Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; có sử
dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh họa, có sử dụng trích
dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo.
- Biết trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu (dưới hình thức thuyết trình) về một
vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
- Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; có sử
dụng sơ đồ, bảng biểu, thuyết minh các hình ảnh minh họa, có sử dụng trích dẫn,
cước chú và biết trình bày tài liệu tham khảo.
- Biết trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu (dưới hình thức thuyết trình) về một
vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
- Biết ứng xử phù hợp với tình thế xã hội; biết sống có khát vọng, vui tươi, chân thực, tự nhiên. II. CHUẨN BỊ
1. Tri thức ngữ văn Hài kịch
Hài kịch là một thể loại kịch, dùng tiếng cuời để chế giễu những thói tật, hiện
tượng đáng phê phán (vụ lợi, kệch cỡm, cực đoan, lạc hậu, ảo tưởng,..) vốn đi
chệch các chuẩn mực tốt đẹp của con người và cộng đồng. Tiếng cuời hài kịch cất
lên từ sự vênh lệch, không tương thích giữa mục đích và phương tiện thực hiện,
bản chất và biểu hiện, hành động và hoàn cảnh, tham vọng cá nhân và các khả
năng thực hiện,... tức là từ những cái ngộ nghĩnh, ngược đời, bắt hợp lí. Hài kịch
có thể được triển khai theo các hướng khác nhau tùy theo tính chất của tiếng cuời
nhắm vào đối tượng: từ tiếng cười bông đùa, hài hước đến tiếng cười châm biếm,
mỉa mai hay tiếng cuời lật tẩy, tố cáo, đả kích,.. Bằng tiếng cười phủ nhận “những
thiếu sót không nên có”, hài kịch muốn làm thay đổi cách nhìn của nguời đọc,
nguời xem về một hiện tượng xã hội nào đó, khẳng định lối sống lành mạnh, lạc
quan, hợp với lẽ phải và tiến bộ xã hội. Bởi vậy, hài kịch nhất thiết phải đưa ra một
kết cục có hậu, vui vẻ đối với người đọc, người xem.
Nhân vật, tình huống, xung đột, hành động và kết cấu hài kịch
Nhân vật trong hài kịch là những nhân vật tiêu biểu cho một thói tật đáng cười,
đáng phê phán, hoặc những nhân vật thường xuyên lầm lẫn, có cách ứng xử không
phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Nhân vật hài kịch hiếm khi là kẻ cùng hung cực ác,
mà phổ biến hơn là người có khiếm khuyết, sai lầm cân khắc phục. Những nhân
vật hài kịch như vậy có tính cách nhất quán, được xây dựng theo lối cường điệu, tô
đậm nét đáng cười, chứ không được khai thác qua toàn bộ tiểu sử. Trong hài kịch
còn có thể xuất hiện một số nhân vật châm chích, pha trò hài hước, hay nhân vật
đại diện cho một lực lượng đối kháng tiến bộ nào đó, song đó thường chỉ là những nhân vật phụ.
Tình huống hài kịch là những tình huống hài hước diễn ra trong cuộc sống sinh
hoạt, thế sự với những toan tính đời thường, làm nổi bật những thói tật đáng cười
của con người. Tình huống hài kịch còn có thể là những tình huống hiểu lầm, trớ
trêu, dở khóc dở cười, song không bi đát và luôn có thể được giải quyết tốt đẹp.
Xung đột trong hài kịch thuờng được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa những
tham vọng, toan tính vật chất, mưu kế tầm thường, bất chấp đạo đức, lẽ phåi,..
(phần nhiều là ảo tưởng) với những chuẩn mực và tiến bộ xã hội. Xung đột trong
hài kịch dù căng thẳng đến mấy, cũng luôn có khả năng được giải quyết theo
huớng cái xấu, cái không hoàn thiện bị phủ nhận, cái tốt đẹp, tiến bộ được khẳng định.
Hành động trong hài kịch chủ yếu là hành động bên ngoài, những toan tính, mưu
mô của nhân vật đều bộc lộ hết ra lời (hài kịch không nhấn mạnh trăn trở nội tâm -
hành động bên trong). Hành động trong hài kịch hướng tới tô đậm nét tính cách
chủ đạo của nhân vật hay tính chất cực đoan của những mưu mô, toan tính, chứ
không phải làm nổi bật sự kiện, bởi vậy, diễn biến hành động qua mỗi hồi kịch
thuờng mở ra các bình diện khác nhau của cái đáng cười hơn là thúc đẩy xung đột đi tới hồi kết.
Kết cấu hài kịch thông thường được tổ chức trên cơ sở một hành động kịch nhất
quán: mở đầu bằng việc giới thiệu các nhân vật với thói tật và những toan tính,
mưu mô, ảo tưởng của họ; thắt nút theo cách đưa các nhân vật vào tình huống khó
xử, đẩy xung dột đi tới đỉnh điểm theo đà thẳng thế của toan tính, ảo tuởng; giải
quyết xung đột bằng một mưu mẹo hay một yếu tố ngẫu nhiên để bước vào kết
thúc với sự sụp đổ của những toan tính, ảo tưởng đáng cười.
Thủ pháp trào phúng và ngôn từ trong hài kịch
Thủ pháp trào phúng bao góm các cách thức bất ngờ làm bật lên tiếng cuời giễu
cợt, mỉa mai, châm biếm, hạ thấp đối tượng. Hài kịch thường sử dụng những thủ
pháp trào phúng như: tạo tình huống hiểu lầm hài hước, trớ trêu; phóng đại cử chi,
điệu bộ, thói tật; tạo tương phản gây cuời (hoán đối các cảnh, các vị trí nhân vật,
đồ vật một cách nghịch Ií, cải trang lộ liễu, đột ngột biến dạng bất cân xứng,..).
Về ngôn từ, cả trong chỉ dẫn sân khấu, cách gọi tên nhân vật, cũng như trong lời
đối thoại, độc thoại, hài kịch sử dụng rất nhiều biện pháp như: cường điệu, tương
phản, lặp, nhại, chơi chữ, nói bóng gió, nói lái, nói quá, nói lỡ, nói không ra tiếng,..
Đối thoại trong hài kịch có khi được tổ chức theo kiểu đối chọi chan chát, “ăn
miếng trả miếng” trong tình huống các nhân vật tố cáo lẫn nhau; có khi được triển
khai xoay quanh tình huống “ông nói gà, bà nói vịt” thể hiện sự lệch kênh về ý
thức; cũng có khi đột ngột bỏ lửng lời thoại khiến người đọc, nguời xem bật cười.
2. Phương tiện dạy học
- GV chuẩn bị các tài liệu nói về lí thuyết hài kịch, các bài phê bình, nghiên cứu,
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, tranh ảnh liên quan đến vở kịch Quan thanh tra
cùng sáng tác của Gô-gôn, vở kịch Quẫn cùng sáng tác của Lộng Chương.
- GV thiết kế bài giảng điện tử với bản trình chiếu PPT.
TIẾT…… : NHÂN VẬT QUAN TRỌNG
(Trích Quan thanh tra – Ni-cô-lai Gô-gôn) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
2. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột,
hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,... qua văn bản Nhân vật quan trọng.
- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc,
người xem và tiến bộ xã hội.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản Nhân vật quan trọng để
đọc hiểu hài kịch và thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn. 3. Về phẩm chất
Giáo án Bài 5: Tiếng cười của hài kịch Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức
88
44 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 6 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(88 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)