Giáo án Bài 5: Văn nghị luận Ngữ Văn 12 Cánh diều

72 36 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 7 TL lẻ ( Xem chi tiết » )
Số trang: 55 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(72 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều – Bài 5
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5. VĂN NGHỊ LUẬN
TIẾT…… : GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
- Nhận biết, phân tích được nội dung và vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng
tiêu biểu, độc đáo; mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết; mức độ phù
hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; các biện pháp làm tăng tính
khẳng định, phủ định; cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Biết tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.
- Viết được bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ.
- Nghe và nắm bắt được nội dung, quan điểm của bài thuyết trình về một vấn đề
văn học. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.
- Biết quý trọng và phát huy truyền thống yêu nước, khát vọng tự docuar dân tộc;
hiểu đúng giá trị và tác dụng của văn học đối với đời sống tâm hồn con người;… II. CHUẨN BỊ
1. Tri thức ngữ văn
Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận
- Nguyên nhân : Văn nghị luận thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và
quan điểm của người viết. Trước vấn đề nêu lên để bàn luận, người viết cần bày tỏ
ý kiến, khẳng định cái đúng, cái tốt; bác bỏ, phê phán cái sai, cái xấu,...
- Ngôn ngữ : thường dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định nhằm tạo cho bài
văn một âm hưởng, giọng điệu mạnh mẽ,….
- Phạm vi : Tính khẳng định và phủ định không chỉ có trong văn nghị luận xã hội
mà trong cả văn nghị luận văn học.
Lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận
- Lập luận : là cách thức trình bày và triển khai luận điểm; cách nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề; cách dùng những lí lẽ và dẫn chứng; cách sử dụng các thao tác như
phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu,... để làm sáng tỏ điều tác giả
muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình.
- Ngôn ngữ biểu cảm : sử dụng nhiều từ ngữ như kết từ, tình thái từ, nhằm nhấn
mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
- Khái niệm: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ - Bao gồm:
+ Quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu)
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá)
+ Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
- Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế bảo hộ
bằng pháp luật nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản
trí tuệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí
tuệ của tổ chức, cá nhân khác.
- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu có nghĩa là trích dẫn
trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm mà chúng ta dựa vào; không mạo danh
tác giả hoặc tự ý công bố tác phẩm của người khác, sử dụng tác phẩm của người
khác để thu lợi,... Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là hành vi trung thực, văn minh,
phù hợp với quy định của pháp luật và đạo lí.
2. Phương tiện dạy học
- GV chuẩn bị các tài liệu nói về lí thuyết văn nghị luận, các bài phê bình, nghiên
cứu, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, tranh ảnh liên quan đến các văn bản trong phần Đọc.
- GV thiết kế bài giảng điện tử với bản trình chiếu PPT.
TIẾT…… : VĂN HỌC VÀ TÁC DỤNG CHIỀU SÂU TRONG VIỆC
XÂY DỰNG NHÂN CÁCH VĂN HÓA CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông
qua hoạt động đọc; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm…
2. Năng lực đặc thù
- Nhận biết, phân tích được nội dung và vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng
tiêu biểu, độc đáo; mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết; mức độ phù
hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; các biện pháp làm tăng tính
khẳng định, phủ định; cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận. 3. Về phẩm chất
- Biết quý trọng và phát huy truyền thống yêu nước, khát vọng tự docuar dân tộc;
hiểu đúng giá trị và tác dụng của văn học đối với đời sống tâm hồn con người;…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: Giúp huy động tri thức nền, HS biết được các nội dung cơ bản của
bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Theo em, văn học có vai trò như thế nào đối với cuộc sống mỗi người?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo - Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản,


zalo Nhắn tin Zalo