Giáo án chuyên đề Hóa 11 Cánh diều | Giáo án chuyên đề Hóa học 11 mới, chuẩn nhất

629 315 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 9 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án chuyên đề Hóa 11 Cánh diều được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ bài giảng powerpoint chuyên đề Hóa lớp 11 Cánh diều bao gồm đầy đủ các bài giảng trong cả năm học, được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình chuyên đề Hóa lớp 11 bộ Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(629 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Trường THPT ….. Họ và tên giáo viên:
Tổ: ………………….. - Nhóm: Hóa học
CHUYÊN ĐỀ 11.1: PHÂN BÓN
Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học; lớp: 11
Thời gian thực hiện: tiết
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức
– Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc
có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào loại cây trồng, thời gian sinh trưởng
của cây, đặc điểm từng loại đất.
– Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến ở Việt Nam. 2) Năng lực
a) Năng lực chuyên biệt
Năng lực nhận thức hóa học:
(1) Biết khái niệm về phân bón: tác dụng, cách sử dụng và thông tin một số loại phân bón thông dụng.
Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:
(2) Trình bày được khái niệm phân bón.
(3) Trình bày được tác dụng và cách sử dụng một số loại phân bón.
(4) Trình bày được thông tin của một số loại phân bón.
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học:
(5) Tìm hiểu thêm các loại phân bón chuyên dụng khác trong thực tiễn. b) Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học:
(6) Có ý thức tự tìm hiểu bài học trước khi đến lớp.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
(7) Hợp tác với các thành viên trong lớp, với giáo viên trong quá trình tìm hiểu kiến thức.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
(8) Tự tìm hiểu và tự giải thích những ứng dụng của các loại phân bón khác. 3) Phẩm chất
Trách nhiệm:
(9) Nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. – Trung thực:
(10) Trung thực trình bày các kết quả thu thập được. – Chăm chỉ:


(11) Tích cực trong các nhiệm vụ học tập của cá nhân, của tập thể. – Nhân ái:
(12) Chú ý quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập với các thành viên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
Giáo án, slide, máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b) Nội dung: HS trả lời mục logo mở đầu trong trang 6 SGK.
Cây lương thực hay cây ăn quả đều cần được bón phân để tăng năng suất và chất lượng. Em
hãy kể tên một số loại phân bón được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
c) Sản phẩm: HS nêu được tên một số loại phân bón. Dự kiến:
- Thông thường phân bón được chia làm hai loại: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.
+ Các loại phân bón vô cơ được dùng phổ biến ở nước ta là phân urea với thành phần chính
là (NH2)2CO, phân SA với thành phần chính là (NH4)2SO4, phân DAP với thành phần chính
là (NH4)2HPO4, nhiều loại phân kali, nhiều loại phân lân và nhiều loại phân NPK.
+ Nhiều loại phân bón hữu cơ được sản xuất tại gia đình, nông trại hoặc từ nhà máy cũng
được sử dụng rất phổ biến như phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ sinh học …
d) Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ học tập:
– GV yêu cầu HS trả lời mục logo mở đầu trong trang 6 SGK. – HS nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập


– HS đọc SGK, đưa ra câu trả lời.
– GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS. * Báo cáo, thảo luận
– GV yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trình bày.
– Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).
* Kết luận, nhận định
– GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Khái niệm phân bón
a) Mục tiêu: Biết khái niệm phân bón.
b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi logo1.
Mùn trong đất có chứa một số acid hữu cơ. Rễ cây cũng tiết ra acid hữu cơ. Nhờ đó, cây xanh
có thể hấp thu được nguyên tố calcium từ CaCO3 có trong đất. Vì sao?
c) Sản phẩm: HS trình bày được khái niệm phân bón; Câu trả lời logo 1:
Các acid hữu cơ có trong mùn đất và rễ cây phản ứng với CaCO3 tạo thành muối tan, nhờ đó
cây xanh có thể hấp thu được nguyên tố calcium từ CaCO3 có trong đất. Ví dụ:
2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2↑ + H2O
Với RCOOH là acid hữu cơ đơn chức tổng quát.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
I. Khái niệm và phân loại phân bón
– GV yêu cầu HS đọc trong trang 6-7 SGK, nêu 1. Khái niệm khái niệm phân bón.
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp
– GV yêu cầu HS trả lời logo hỏi 1.
nguyên tố dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
tạo đất để nâng cao năng suất và chất lượng
– HS tìm hiểu SGK, tìm kiếm câu trả lời. cho cây trồng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– GV gọi HS đứng tại chỗ trình bày; có thể gọi
các HS nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, chốt kiến thức và kết luận.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu Phân loại phân bón
a) Mục tiêu: Phân loại được phân bón.
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK phân loại phân bón.


c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến:
Thông thường, phân bón được chia làm 2 loại: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
2. Phân loại phân bón
– GV yêu cầu HS đọc trong trang 7 SGK, phân Thông thường phân bón được chia làm 2 loại phân bón.
loại: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.
– GV yêu cầu HS đọc thêm logo Em Có Biết.
- Phân bón vô cơ: là các chất vô cơ chứa
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng,
– HS tìm hiểu SGK, tìm kiếm câu trả lời.
được sản xuất từ chất vô cơ theo quy trình
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
công nghệ tại các nhà máy. Phân bón vô cơ
– GV gọi HS đứng tại chỗ trình bày; có thể gọi còn được gọi là phân bón Hoá học.
các HS nhận xét, bổ sung.
- Phân bón hữu cơ: là sản phẩm của quá
Bước 4: Kết luận, nhận định
trình xử lí chất hữu cơ tự nhiên, có bổ sung
GV nhận xét, chốt kiến thức và kết luận.
thêm một số nguyên tố dinh dưỡng, vi sinh
vật có ích cho đất trồng.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu Mối liên hệ giữa phân bón - cây trồng - đất
a) Mục tiêu: Trình bày được mối liên hệ giữa phân bón – cây trồng – đất.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm bàn nghiên cứu SGK và hoàn thiện câu hỏi logo 2 -SGK:
Trước đây, đồng bào miền núi có tập tục du canh, du cư. Theo đó, sau một vài năm làm nương
rẫy tại một khu vực, họ di chuyển đến một khu vực mới để canh tác. Hãy tìm hiểu và giải thích tập tục trên.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến:
- Du canh, du cư là tập tục sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người ở Việt
Nam. Đây là hình thức canh tác và cư trú không ổn định, nguồn sống chủ yếu dựa vào phá
rừng làm rẫy sản xuất lương thực theo lối bóc lột đất, tự cung, tự cấp. Khi đất đai khô cằn,
kém màu mỡ lại di chuyển đến một vùng đất mới dựng nhà cửa, săn bắn, phát rẫy trồng và tra
hạt thu hoạch cho vụ tiếp theo.
- Hậu quả của du canh du cư là rất nghiêm trọng: đời sống của người dân không ổn định, rừng
bị chặt phá, đất bị thoái hoá không còn khả năng canh tác, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái, ...
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
II. Mối liên hệ giữa phân bón – cây trồng – đất


zalo Nhắn tin Zalo