Tuần 1 MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
Tìm hiểu đoạn văn và câu chủ đề Danh từ
Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến
PHIÊU LƯU CÙNG SHIN - CẬU BÉ BÚT CHÌ Chặng
1: Khởi hành Đọc thầm câu chuyện sau: Họa sĩ tí hon
Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất
thích vẽ. Tôi vẽ đầy ra tường, đầy ra cửa sổ. Bố còn
mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại
chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được
một hộp phấn đựng đầy những viên tròn tròn, nho nhỏ
mà mẹ không dùng đến (mẹ tôi là cô giáo mà). Lại còn
cả một quyển sổ to đùng nữa chứ. Thế là tôi bắt đầu
vẽ, tôi vẽ một cách say sưa. Trước tiên tôi vẽ một con
gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh
mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về
lúc nào không hay. Mẹ hỏi:
- Chào họa sĩ tí hon! Con đang làm gì đấy?
- Con đang vẽ. Tôi trả lời, vẫn không ngẩng đầu lên. Mẹ cười bảo:
- Thế họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?
Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:
- Đây này, con vẽ nhiều ơi là nhiều, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này,
con mặc một chiếc áo màu đỏ rực như ông mặt trời này. Còn đây là thằng Tí
mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh
gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem … Tôi thích thú
nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô (khi bố về,
tôi kể cho bố nghe lại như vậy). Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:
- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào sổ điểm của mẹ. Ôi chao
con gái bố vẽ ngộ thật!
Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi vẽ linh tinh vào đấy lại là cuốn “sổ
điểm” của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn
giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ
niệm của một thời thơ bé. Theo Nguyễn Thị Yên 1
Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:
1. Hãy đánh dấu x vào ô trống trước những cảnh mà bạn nhỏ trong bài đã vẽ:
Bạn nhỏ đang cho gà ăn.
Bạn nhỏ và bố mẹ đi công viên.
Cô giáo và các bạn đang đi học. Bố mua kem cho bạn nhỏ. Bạn Mi tóc xù.
Thằng Tí mắt híp bụng to. Mẹ đang dạy học.
Bạn nhỏ đi chơi với các bạn.
2. Vì sao mẹ bạn nhỏ lại không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to?
A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ.
B. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ.
C. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền.
D. Vì cuốn sổ đã bị mất
3. Câu chuyện giới thiệu với em về những điều gì?
A. Một bạn nhỏ vẽ rất đẹp.
B. Những kỉ niệm ngộ nghĩnh thời thơ ấu của một bạn nhỏ.
C. Trẻ con thật ngây thơ và đáng yêu biết bao!
D. Đừng bao giờ nghịch ngợm vào sách vở của người lớn.
4. Hãy nêu suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong câu chuyện.
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ Chặng 2: Kh ám phá khu rừng
Gạch chân các danh từ có trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp
lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
Chặng 3: Khám phá vườn hoa
Tìm các danh từ trong bài thơ dưới đây và xếp chúng vào bảng phân loại.
Em trồng cây lựu xanh xanh
Cuốc kêu chưa dứt mà cành đầy hoa
Hoa lựu như lửa lập loè
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày
Nhớ khi mưa lớn, gió lay
Em mang que chống cho cây cứng dần
Trưa nay bỗng thấy ve ngân 2
Ve ngân trưa nắng, quả dần vàng tươi Em ăn thấy nó ngọt bùi
Tặng chú bộ đội, chú cười với em. Danh từ chỉ Danh từ chỉ hiện Danh từ chỉ Danh từ chỉ vật người tượng tự nhiên thời gian
….…………………………………
….…………………………………
….…………………………………
….…………………………………
….………………………………… ….…………………………………. ….…………………………………. ….…………………………………
….…………………………………
….…………………………………
….…………………………………
….…………………………………
….…………………………………
….…………………………………
….…………………………………
….………………………………… Chặng 4: Tìm hi
ểu về các loài thú
Tìm và gạch chân câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:
Vào thời Hùng Vương, người Lạc Việt đã có những nét đặc trưng riêng về
cuộc sống ăn, ở, sinh hoạt, lễ hội. Thông qua các hiện vật để lại, thức ăn của
người Lạc Việt chủ yếu là gạo, khoai, đỗ và thêm hoa quả. Bên cạnh đó họ
cũng biết làm bánh giày, làm mắm, biết nấu xôi và gói bánh chưng.
Đến những ngày hội làng, mọi người thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa
theo nhịp trống đồng. Qua đó cho thấy, đời sống vật chất và tinh thần của cư
dân Lạc Việt thời kì này thật phong phú, yên bình.
Cảnh biển Phan Thiết thật đẹp! Dọc bờ biển là những hàng dừa trải dài
xanh ngắt. Giữa biển có một bãi cát trắng dẫn thẳng vào các tòa nhà nghỉ
của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Xa xa trên mặt biển,
có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan. Cảnh vật ở biển Phan
Thiết thật yên bình. Em yêu cảnh biển nơi đây, và cũng yêu đất nước Việt Nam của mình.
Quê em là một vùng quê rất yên bình. Bầu không khí vô cùng trong lành.
Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những
hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến
những cành lá rung rinh. Tiếng chim ríu rít khắp nơi để đón chào ngày mới.
Xa xa, cánh đồng lúa mênh mông rộng lớn. Các bác nông dân vẫn đang
hăng say làm việc trên cánh đồng. Những chiếc nón nhấp nhô trong lúa vàng.
Khuôn mặt của ai cũng vui tươi, hớn hở. Một vụ mùa bội thu hứa hẹn cho một
năm sung túc, ấm no. Trẻ em đang chơi thả diều ở con đê đầu làng. Em dạo
chơi cùng với bà nội trên đường. Ôi, quê hương! Thật tuyệt vời biết bao! 3
Chặng 5: Ghi ché p bài thu hoạch
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-
sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù
còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì.
Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép
lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời.
Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc
đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học
được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi. (In-ter-net)
a. Nhận xét cách trình bày đoạn văn trên. ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
b. Những lí do người viết yêu thích nhân vật là gì? ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
c. Đoạn văn trên trình bày các ý theo cách nào?
Mở đầu: Nêu cảm nhận chung
Mở đầu: Nêu cảm nhận chung
về nhân vật mình yêu thích
về nhân vật mình yêu thích
Triển khai: Nêu các lí do mình
Triển khai: Nêu các lí do mình yêu thích nhân vật đó yêu thích nhân vật đó
Kết thúc: Rút ra bài học từ hình ảnh nhân vật. 4
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức (Học kì 1)
31.9 K
15.9 K lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 18 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng việt lớp 4 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 4.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(31888 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)