Bài 1: Nhập môn hóa học
I. Đối tượng nghiên cứu của hóa học
Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất. 1. Chất
- Tất cả những chất xung quanh ta đều được tạo nên từ các nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
- Cấu tạo quyết định đến tính chất (vật lí và hóa học) của chất, nên những hiểu biết về
cấu tạo hóa học là đặc biệt quan trọng, góp phần dự đoán và giải thích tính chất của các chất.
Ví dụ: Cùng có công thức phân tử là C2H6O, nhưng ethanol (C2H5-OH) hóa hơi ở 78,4oC
và tác dụng được với Na, trong khi dimethyl ether (CH3-O-CH3) hóa hơi ở ngay nhiệt độ
rất thấp -24oC và không tác dụng với Na.
2. Sự biến đổi của chất
Hóa học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên, chẳng hạn như trong khí
quyển, trong các nguồn nước, trong cơ thể động vật và thực vật, cũng như trong sản xuất
hóa học, nhằm phục vụ các mục đích của con người.
Một số câu hỏi lớn đặt ra cho nội dung này:
- Các chất phản ứng với nhau theo quy luật nào để tạo ra chất mới mong muốn?
- Phản ứng xảy ra ở điều kiện nào, tốc độ phản ứng thay đổi ra sao? …
II. Phương pháp học tập và nghiên cứu Hóa học
- Để học tập tốt môn Hóa học, cần:
+ Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết Hóa học.
+ Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn Hóa học.
+ Chủ động liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm một số bước: + Đề xuất vấn đề;
+ Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu vấn đề;
+ Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá.
+ Thực hiện kế hoạch khám phá.
+ Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.
III. Vài trò của Hóa học trong thực tiễn 1. Trong đời sống
- Hóa học về lương thực – thực phẩm: Trong cơ thể con người, luôn diễn ra rất nhiều
phản ứng hóa học, như phản ứng chuyển hóa thức ăn thành các dạng mà cơ thể có thể
hấp thu, phản ứng oxi hóa – khử cung cấp năng lượng cho cơ thể, … Vậy những phản
ứng hóa học này xảy ra như thế nào và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gì? Chế độ ăn uống
của con người như thế nào là hợp lí và có lợi cho sức khỏe? Làm thế nào để tăng khả
năng hấp thu của cơ thế? Chế độ ăn kiêng thế nào là phù hợp?... Đây là những câu hỏi
được đặt ra đối với các nhà hóa học.
- Hóa học về thuốc: Hóa học giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có
hiệu quả điều trị cao hơn, an toàn hơn cũng như rẻ tiền hơn.
Ví dụ: Cisplatin [PtCl2(NH3)2] thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư như:
ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư bàng
quang, ung thư đầu cổ, ung thư thực quản, ung thư phổi, u trong biểu mô, u não, …
- Hóa học về mĩ phẩm: Nghiên cứu về hóa học sẽ giúp chúng ta biết cách lựa chọn hoặc
tạo ra những chất có màu sắc đẹp và an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn, …
- Hóa học về chất tẩy rửa: Xà phòng; bột giặt; nước rửa chén bát, nhà vệ sinh, … là
những ví dụ về việc sử dụng các chất hóa học với mục đích tẩy rửa trong gia đình. 2. Trong sản xuất
- Hóa học về năng lượng: Hiểu biết về hóa học giúp chúng ta lựa chọn được nhiên liệu
phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch,
nhiên liệu tái tạo trong tương lai.
Ví dụ: Hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai. Hydrogen (H2) có ưu điểm là
nguồn nhiên liệu có thể tái sinh, thân thiện với môi trường, đặc biệt không phát thải ra
khí gây hiệu ứng nhà kính…, hydrogen (H2) đang được quan tâm nghiên cứu - phát triển
ở nhiều quốc gia trên thế giới như một nguồn năng lượng thế hệ mới, phục vụ nhu cầu
năng lượng sạch của con người.
- Hóa học về sản xuất hóa chất: Các hóa chất cơ bản như NH3, H2SO4, HCl, HNO3, … có
vai trò đặc biệt quan trọng, là nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác, được sản xuất
với lượng lớn trong các nhà máy sản xuất hóa học.
Ví dụ: Một lượng lớn NH3 được tổng hợp từ N2 và H2 sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón hóa học.
- Hóa học về vật liệu: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay có sự đóng góp
không nhỏ của các vật liệu mới, tiên tiến như: vật liệu xúc tác nhằm đẩy nhanh tốc độ
các phản ứng hóa học; vật liệu chịu nhiệt, chịu áp suất; … Các vật liệu thông thường
như sắt, thép, xi măng, nhựa, … đều được tạo ra từ các quá trình hóa học.
Ví dụ: Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể chịu
được nhiệt độ tới 4000oC. Chúng là các vật liệu tiềm năng cho phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ.
- Hóa học về môi trường: Những vấn đề về phòng chống và xử lí ô nhiễm môi trường
ngày càng trở nên quen thuộc như: xử lí nước thải, khí thải của các nhà máy; xử lí khí
thải động cơ xe máy, ô tô; … Những kiến thức về hóa học sẽ giúp chúng ta giữ gìn môi
trường sống xanh, sạch đẹp và an toàn hơn.
Ví dụ: Khí thải chứa SO2, SO3, NO2, … cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như
Fe3+, Cu2+, … ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua sữa vôi Ca(OH)2.
Lý thuyết Hóa học 10 Cánh diều (cả năm)
649
325 lượt tải
150.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 20 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi lý thuyết Hóa học lớp 10 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Hóa học lớp 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(649 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)