Bài 7. Tốc độ của chuyển động
1. Khái niệm tốc độ
- Tốc độ cho biết một vật chuyển động nhanh hay chậm.
- Tốc độ đo bằng thương số giữa quãng đường vật đi và thời gian đi quãng đường đó. - Công thức: Trong đó: + v: tốc độ của vật.
+ s: quãng đường vật đi.
+ t: thời gian vật đi hết quãng đường đó.
2. Đơn vị đo tốc độ
- Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h.
3. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường
a. Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
- Bấm đồng hồ đo ở A và bấm dừng đồng hồ ở B. Đồng hồ bấm giây sẽ cho ta biết
khoảng thời gian vật đi từ A đến B.
- Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài.
- Lấy chiều dài quãng đường AB chia cho khoảng thời gian đo bởi đồng hồ bấm giây.
Kết quả thu được chính là tốc độ của vật.
b. Cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
- Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B.
- Cắm đầu nối dây của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu nối dây của cổng quang điện
2 vào ổ B của đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Nhất nút K để chọn kiểu hoạt động là A – B.
- Cho xe có gắn tấm chắn sáng chuyển động.
- Đọc số chỉ thời gian xe đi từ cổng quang điện 1 đến cổng quang điện 2 ở ô hiển thị
thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Khoảng cách A và B được đọc ở thước đo gắn với giá đỡ.
Tốc độ của xe được tính bằng tỉ số khoảng cách giữa hai cổng quang điện và thời
gian đọc ở ô hiển thị thời gian của đồng hồ.
4. Cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ”
- Thiết bị “bắn tốc độ” thường dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông. - Cách đo:
+ Lần 1: Súng phát ra tia sáng tới xe, tia sáng này gặp xe và phản xạ trở lại súng. Bộ
phận thu của súng nhận lại tia phản xạ. Bộ phận xử lí tín hiệu của súng tính ra khoảng
cách từ xe tới súng (s1).
+ Lần 2: Súng phát ra tia sáng lần thứ 2, tia sáng này gặp xe và phản xạ trở lại súng.
Tương tự như trên, tính ra khoảng cách từ xe tới súng (s2).
+ Quãng đường xe chạy giữa hai lần bắn = s2 - s1
5. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120 m hết 30 s. Tính tốc độ của người đi xe đạp. Lời giải
Tốc độ của người đi xe đạp là:
Bài tập 2: Vận tốc của một ô tô là 60 km/h; của một tàu hỏa là 10 m/s. Các con số trên cho biết điều gì? Lời giải
- Vận tốc của ô tô là 60 km/h nghĩa là trong 1 h ô tô đi được quãng đường dài 60 km.
- Vận tốc của tàu hỏa là 10 m/s nghĩa là trong 1 s tàu hỏa đi được quãng đường dài 10 m.
Bài 8. Đồ thị quãng đường - Thời gian
1. Đồ thị quãng đường - Thời gian
- Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian. - Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ hai đoạn thẳng vuông góc tại O (hai trục).
+ Trục nằm ngang ghi giá trị thời gian.
+ Trục thẳng đứng ghi giá trị quãng đường.
Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.
Bước 3: Nối các điểm xác định quãng đường ứng với thời gian, ta được đường biểu
diễn quãng đường theo thời gian.
2. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường - thời gian
- Từ đồ thị quãng đường - thời gian có thể tìm được quãng đường đi của vật trong một khoảng thời gian. - Cách xác định:
+ Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là t.
+ Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị t cắt đồ thị tại 1 điểm.
+ Đoạn thẳng nằm ngang từ điểm đó cắt trục thẳng đứng ở vị trí s. Giá trị s này là
quãng đường vật đi được sau thời gian t. Ví dụ:
Xác định quãng đường vật đi được sau 3 s.
+ Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là 3 giây.
+ Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị 3 giây cắt đồ thị tại điểm B.
+ Đoạn thẳng nằm ngang từ B cắt trục thẳng đứng ở vị trí 9 m. Giá trị 9 m này là
quãng đường vật đi được sau thời gian 3 giây.
3. Tốc độ và an toàn giao thông
- Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông phải điều khiển tốc độ của xe không
vượt qua tốc độ tối đa cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.
Lưu ý: Tốc độ này phụ thuộc vào từng loại đường và xe tham gia giao thông.
Document Outline
- A. phương hướng.
- B. nhiệt độ.
- C. độ cao.
- D. hướng gió thổi.
- A. Một thanh nam châm thẳng.