Giáo án Địa lí 6 Cánh diều (năm 2024) | Giáo án Địa lí 6 mới, chuẩn nhất

337 169 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 27 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Địa lí 6 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Địa lí 6 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất (Tặng kèm đề kiểm tra giữa kì, cuối kì) được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 6 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(337 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỊA LÍ 6 – BỘ CÁNH DIỀU
BÀI MỞ ĐẦU: TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ
(Thời gian thực hiện: 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Học xong bài này, học sinh sẽ:
- Trình bày và giải thích được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản,
các kĩ năng địa lí trong học tập tập và trong sinh hoạt.
- Trình bày và lấy được ví dụ về ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống. 2. Về năng lực
Năng lực đặc thù của môn Địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Nhận biết các đối tượng, hiện tượng địa lí đều
gắn liền các địa danh và giữa chúng có mối liên hệ, quan hệ với nhau.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Cách tìm hiểu các đối tượng, hiện tượng địa lí bằng cách đặt câu hỏi: Cái gì? Ở
đâu? Như thế nào? Tại sao?
+ Đọc văn bản để biết được cách học địa lí sao cho hiệu quả như: sử dụng các công
cụ: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, các thiết bị…), học qua thực địa và khai thác thông tin từ internet.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng nhưng câu hỏi chủ yếu khi
học Địa lí để gắn với các đối tượng, hiện tượng địa lí trong cuộc sống hằng ngày. ⮚
Năng lực chung: (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo) thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập
và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. 3. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực
và trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Bộ sách Cánh Diều) - Quả địa cầu. - Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập và hứng thú cho học sinh.
b. Nội dung: HS ghi lại những kiến thức địa lí đã biết.
c. Sản phẩm: Các ý kiến trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: GV sử dụng kĩ thuật tia chớp: Trong thời gian 1 phút HS hãy ghi lại vào
vở nhiều nhất những kiến thức địa lí mà con đã biết.
- Bước 2: HS ghi lại ý kiến cá nhân.
- Bước 3: GV cho HS báo cáo. HS sau không báo cáo lại những nội dung đã có chỉ bổ sung thêm.
- Bước 4: GV đánh giá những ý kiến của HS và kết nối vào bài học:
Môn khoa học địa lí là một môn tổng quan bao gồm cả những kiến thức tự nhiên
như nghiên cứu về Trái Đất, các thành phần tự nhiên và cả những kiến thức kinh tế
xã hội. Nên đây là một bộ môn lí thú không chỉ mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi người,
mà còn là cơ sở khoa học để chúng ta có thể giải thích một số hiện tượng xung quanh
trong cuộc sống. Đặc trưng của địa lí là tìm hiểu theo không gian, vì thể qua môn
này các em không chỉ biết về nơi mình đang sống mà còn các vùng mình chưa được
đến. Vậy cụ thể môn địa lí sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi gì và học địa
lí sao cho hiệu quả chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí
a. Mục tiêu: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản và sự lí
thú của việc học môn Địa lí.
b. Nội dung: HS sẽ tham gia trò chơi
c. Sản phẩm: Hs biết được 4 câu hỏi chủ yếu khi học địa lí: Cái gì? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao?.


d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV mô phỏng tiết học dưới dạng trò chơi “Đường lên đỉnh Olimpia gồm
4 phần chơi. Luật chơi: sẽ công bố từng phần.
Phần 1: Khởi động gồm 10 câu hỏi, tương ứng mỗi câu 10 điểm, mỗi câu có 10 giây
để HS đưa ra đáp án. Nếu bạn nào trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai trừ 10 điểm.
Hai bạn trong bàn sẽ trung thực check đáp án tính điểm.
Gói 10 câu hỏi: bao gồm hình ảnh về đối tượng địa lí (đối tượng gì? hoạt động gì? Cái gì?...) 1. Núi 1. Hình ảnh goSông. 2. Biển. 3. Gió - bão 4. Mưa 5. Động đất 6. Rừng 7. Ruộng bậc thang. 8. Đánh bắt cá. 9. Công nghiệp.
Phần 2: Vượt chướng ngại vật
Luật chơi: Gồm 5 câu hỏi địa điểm, mỗi câu câu 20 điểm thời gian để HS đưa ra câu hỏi là 30 giây. 1.
Đỉnh Everet nằm trên dãy núi nào? 2.
Sông dài nhất thế giới thuộc châu lục nào? 3.
Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh nào? 4.
Quốc gia nào có dân số lớn nhất thế giới? 5.
Các cơn bão nhiệt đới xuất hiện ở đâu?
Phần 3: Tăng tốc
Luật chơi: Gồm 4 câu hỏi, mỗi câu 25 điểm. Thời gian để Hs suy nghĩ đưa ra đáp án là 1 phút.

1.
Khi đi du lịch lên Sapa, em cảm thấy thời tiết Sapa như thế nào so với nơi chúng ta sinh sống? 2.
Vào mùa hè (mùa lũ) chúng ta thấy mực nước trên các dòng sông như thế nào
so với mùa đông (mùa cạn)? 3.
Em thấy ở thành thị đời sống người dân như thế nào so với vùng nông thôn? 4.
Khi động đất xảy ra bề mặt Trái Đất sẽ như thế nào? Phần 4: Về đích
Luật chơi: Gồm 2 câu hỏi mỗi câu 50 điểm, tổ chức theo cặp thời gian để trao đổi
suy nghĩ đưa ra đáp án là 2 phút. 1.
Tại sao trong các biện pháp bảo vệ môi trường chúng ta đều đưa ra phương
án: trồng cây và bảo vệ rừng. 2.
Tại sao ở những nơi có địa hình bằng phẳng thì dân cư lại tập trung đông đúc
hơn so với những vùng núi cao gồ ghề?
- Bước 2: HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của HS.
- Bước 3: GV giơ đáp án và chấm chéo
- Bước 4: GV nhận xét và đánh giá: Sau mỗi phần thi GV cần nhấn mạnh về dạng
câu hỏi cần phải đặt khi tìm hiểu kiến thức địa lí:
+ Với câu hỏi cái gì? - giúp HS nhận diện được các đối tượng địa lí.
+ Câu hỏi Ở đâu? - là xác định nơi phân bố nhằm giúp HS thấy rõ bản sắc địa lí theo
không gian (VD: Khí hậu vào mùa đông ở miền Bắc và miền Nam hoàn toàn khác nhau).
+ Câu hỏi như thế nào? - chính là câu hỏi tìm hiểu đặc điểm, bản chất đối tượng?
+ Câu hỏi tại sao? - chính là câu hỏi giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đối tượng địa lí
trong mối liên hệ giữa các đối tượng khác.
Vì vậy việc, trong quá trình học địa lí hiểu được khái niệm đối tượng đóng vai trò
rất quan trọng để nhận diện đối tượng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được tầm quan trọng của các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt


zalo Nhắn tin Zalo